- CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Dịch vụ huy động vốn là một trong những dịch vụ chủ yếu và là hình thức tạo vốn hàng đầu không thể thiếu đối với NHTM. Dịch vụ huy động vốn có mối liên hệ chặt chẽ với dịch vụ tín dụng là cơ sở để mở rộng tín dụng. Ngoài ra khi hoạt động huy động vốn phát triển sẽ tạo tiền đề để có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Vì vậy hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
ĐVT: Tỷ đồng
Hình 2.1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm)
Vốn huy động tại VPBank chi nhánh Trần Thái Tông bao gồm vốn huy động từ dân cu (khách hàng cá nhân), các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Qua hình 2.1 có thể thấy tình hình huy động vốn có xu huớng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng không đồng đều. Nếu nhu năm 2015, vốn huy động của chi nhánh là 5.418 tỷ đồng, tăng với tốc độ tăng thêm 7,12 % so với năm truớc thì năm 2016, vốn huy động bình quân tăng với tốc độ tăng rất thấp là 1,29% tăng thêm so với năm ngoài, đạt mức 5.488 tỷ đồng. Điều này cho
thấy Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn vào năm 2016. Tuy nhiên, với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ nhân viên tại Chi nhánh, thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền, lãi suất huy động linh hoạt, đua ra nhiều sản phẩm và hình thức khuyến mại phù hợp, mở rộng địa bàn không chỉ tại quận Cầu Giấy mà còn các vùng lân cận nhu Thanh Xuân, Đống Đa... kết hợp với việc thực hiện tiếp cận gia đình có nguời thân đi lao động, học tập ở nuớc ngoài, Chi nhánh đã huy động đuợc 7.050 tỷ đồng, tăng thêm so với năm truớc 28,46%. Từ kết quả trên cho thấy, thời gian qua, Chi nhánh đã phát triển và mở rộng các dịch vụ huy động vốn.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Năm 2015 du nợ tín dụng bình quân là 3.724 tỷ đồng (tăng thêm so với năm truớc là 19,55%) thì năm 2016 du nợ tín dụng bình quân tăng lên 4465 tỷ đồng (tăng thêm 19,90%). Sang năm 2017 tăng thêm 37,89% đạt mức 6.157 tỷ đồng. Nhu vậy có thể thấy du nợ cho vay của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm và tốc độ tăng rất mạnh, năm sau tăng nhanh hơn
Hình 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2017
T
I Thu dịch vụ Triệu đồng
27,000 30,000 35,000
Để làm được điều này, Chi nhánh đã có những hướng đi hiệu quả cho hoạt động tín dụng phù hợp, khai thác tốt khách hàng trên địa bàn. Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội hiện tập trung khá đông các doanh nghiệp, trường học, khu dân cư, các siêu thị, trung tâm thương mại sầm uất. Thời gian qua, Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay ở phân khúc tín dụng tiêu dùng. Điểm sáng lớn nhất của VPBank nói chung và của Chi nhánh nằm ở chỗ, dù ngân hàng đang tập trung khai thác các phân khúc có nguy cơ rủi ro cao, nhưng vẫn duy trì được chất lượng tăng trưởng nhờ việc kịp thời đưa ra những phương án kinh doanh linh hoạt và vận hành hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả cao.
2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác:
Ngoài nghiệp vụ huy động tiền gửi và nghiệp vụ tín dụng, Chi nhánh Trần Thái Tông đã và đang không ngừng phát triển các dịch vụ thanh toán khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: dịch vụ thanh toán chuyển khoản, thu tiền hộ (tiền điện, điện thoại mạng Viettel...), dịch vụ kho quỹ (két sắt, giữ hộ tài sản, kiếm đếm tiền, thu tiền tại nhà.), thẻ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, nghiệp vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh, chuyển tiền Western Union, kinh doanh ngoại tệ.
Với mục tiêu phát triển dịch vụ nhằm tăng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập, chi nhánh Trần Thái Tông đã luôn quan tâm nâng cao tiện ích dịch vụ và phục vụ đầy đủ nhanh chóng nhu cầu chuyển tiền, thanh toán cũng như nhu cầu mua, bán ngoại tệ của khách hàng, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng có các tính năng tiên tiến và tiện dụng cho khách hàng được Chi nhánh áp dụng như: trả lương qua thẻ, thanh toán hóa đơn, dịch vụ gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, máy rút và nộp tiền tự động, các hệ thống giao dịch thẻ, và các dịch vụ mang tính công nghệ: Internet Banking, SMS Banking, giao dịch một cửa, ... đã tiết kiệm tối đa thời gian, thủ tục cho khách hàng khi giao dịch tại Ngân hàng.
Việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ của VPBank Chi nhánh Trần Thái Tông một mặt làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm với các ngân hàng trên địa bàn, đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Việc thanh toán bằng tiền mặt ngày càng giảm, nhu cầu thanh toán bằng chuyển khoản đuợc ua chuộng hơn do hạn chế rủi ro trong kiểm đếm tiền, thời gian thực hiện nhanh chóng. Cơ cấu thu dịch vụ trong lợi nhuận truớc thuế của Chi nhánh ngày càng tăng. Do vậy nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cần đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng.
Bảng 2.1. Các hoạt động dịch vụ khác tại VPBank chi nhánh Trần Thái Tông giai đoạn 2015-2017
1 DPRR) 2 180,78 205,000 2 Tông thu nhập 886,10 3 1,289,53 4 1,500,00 0 3 Tông chi phí 705,32 1 1,129,41 9 1,295,00 0
(Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh Trần Thái Tông giai đoạn 2015-2017)
Trong các năm qua, ban lãnh đạo chi nhánh đã có chiến luợc trẻ hóa nhân sự trong chi nhánh, tuyển thêm gần 30 cán bộ trẻ để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, hiện đại hóa, năng động. Chi nhánh tăng cuờng công tác đào tạo, huớng dẫn và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Các cán bộ có ý thức, thái độ phục vụ KH ân cần, niềm nở và hòa nhã nhằm tạo bầu không khí giao dịch chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao. Từ đó, thu hút KH đến giao dịch tại ngân hàng nhiều hơn, tăng doanh thu phí từ các hoạt động dịch vụ.
Doanh thu phí dịch vụ ròng năm 2017 của chi nhánh là 35.000 triệu đồng tăng 8.000 triệu đồng (30%) so với năm 2015 nhung phần lớn là doanh
38
thu của những sản phẩm dịch vụ truyền thống nhu dịch vụ thanh toán, chuyển tiền....
Hoạt động phát hành thẻ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế đều đuợc chi nhánh chú trọng và phát triển song song với các mảng khác. Kết quả năm 2016, chi nhánh phát hành đuợc 18.000 thẻ (các thẻ đều đã đuợc kích hoạt và có hoạt động 100%).
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank chi nhánh Trần Thái Tông giai đoạn 2015-2017
Trần Thái Tông rất ấn tuợng. Năm 2015, lợi nhuận sau trích DPRR là 180 tỷ đồng, năm 2016 là 160 tỷ đồng và năm 2017 là 205 tỷ đồng. Mặc dù có sự tăng giảm trong giai đoạn 2015 - 2017, đây thực sự vẫn là kết quả rất khả quan của Chi nhánh, khi so sánh với Chi nhánh khác trong hệ thống VPBank cũng nhu nhiều Ngân hàng TMCP khác. Có đuợc kết quả này phải kể đến chiến luợc kinh doanh phù hợp của Chi nhánh, khi huy động vốn đầu vào với chi phí thấp, tích cực đẩy mạnh và mở rộng cho vay, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, việc tăng truởng phí thu từ các hoạt động dịch vụ cũng đóng góp vào thu nhập của Chi nhánh.
Tóm lại, trong 3 năm 2015-2017, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của VPBank chi nhánh Trần Thái Tông đã gặp không ít khó khăn,
nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh cùng sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nên đã đạt được kết quả tốt.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Các chỉ tiêu định tính
Một là, sự tuâ n th ủ quy trình của cá n bộ tín dụng tại ngân hàng
Nhìn chung các nhân viên tại Chi nhánh đa số đều tuân thủ quy trình tín dụng, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như không kiểm tra chứng từ trước giải ngân hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, trong năm 2015 tại Chi nhánh đã đình chỉ công tác 1 cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những đánh giá khác về nguồn thu, nguồn trả nợ của khách hàng. Hậu quả là hiện tại khoản vay trở thành nợ xấu, phải trích lập dự phòng cao và đang xử lý nợ. Trong giai đoạn 2016-2017, không có trường hợp nào xảy ra liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiêp nhưng những sai sót vẫn còn, đặc biệt trong quá trình nhận hồ sơ của khách hàng còn nhiều hạn chế như không xác minh giấy tờ của khách hàng, dẫn đến khách hàng cố tình gian lận.
Hai là, sự chặt chẽ công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng với hoạt động tín dụng
Tại chi nhánh đã thực hiện các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro từ khi Khách hàng bắt đầu quan hệ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng: VPBank triển khai phê duyệt tín dụng tập trung. Tất cả các hồ sơ khách hàng sau khi cán bộ tín dụng thẩm định trực tiếp, lập tờ trình sẽ trình ký giám
đốc/phó giám đốc Chi nhánh rồi chuyển sang một bộ phận up hồ sơ khách hàng lên hệ thống. Hồ sơ sẽ đuợc chuyển cho các cán bộ thẩm định trên hội sở. Các cán bộ này sẽ thực hiện thẩm định qua hồ sơ khách hàng, qua điện thoại hoặc trực tiếp xuống thực địa hoạt động của khách hàng. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét hồ sơ, đánh giá các yếu tố: khách hàng có tuân thủ các điều kiện của sản phẩm, của chính sách tín dụng VPBank hay không, nguồn trả nợ của khách hàng có đảm bảo không, tài sản bảo đảm là gì, cấp phê duyệt có đúng với thẩm quyền đuợc ban hành trong từng thời kỳ; các điều khoản và điều kiện tín dụng có đuợc đề ra để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn hay không.
Rà soát xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay vốn: Các cán bộ thẩm định trên Hội sở sẽ thực hiện bao gồm cả công việc rà soát, kiểm tra việc tuân thủ quy định xếp hạng tín dụng khách hàng bao gồm: Phân loại khách hàng đủ điều kiện xếp hạng và không đủ điều kiện xếp hạng ; nhập thông tin khách hàng trên hệ thống chấm điểm có chính xác, có tự ý chỉnh sửa thông tin để nâng hạng cho khách hàng; các thông tin của khách hàng có phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và lịch sử quan hệ tín dụng."
Quản lý tài sản đảm bảo: Việc thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng sẽ do một công ty thẩm định giá là công ty con của Ngân hàng thẩm định. Điều này hạn chế đuợc việc cán bộ tín dụng tự định giá tài sản cho khách hàng và nâng giá trị tài sản nhu trước kia. Cán bộ định giá sẽ xem xét tài sản bảo đảm của khách hàng về mặt pháp lý, có thuộc phạm vi bị giải tỏa hay không, tiến hành định giá giá trị tài sản bảo đảm theo giá thị trường của tài sản có tham khảo giá ở các nguồn thông tin trên internet và trên thực tế, kiểm tra tài sản bảo đảm có được phép nhận hay không theo quy định của VPBank ban hành từng thời kỳ.
Quản lý giám sát khoản vay: Cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc giám sát khoản vay sau giải ngân. Hàng qu , cán bộ tín dụng sẽ thu
thập các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin có liên quan khác của khách hàng để kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng chặt chẽ, kiểm soát khoản vay có đuợc giải ngân đúng mục đích hay không, xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề nếu có sai phạm, đánh giá nguyên nhân gây ra rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp nhu thù hồi nợ trước hạn, dừng giải ngân hay có những chế tài riêng với từng khách hàng.
Thực tế hoạt động tại Chi nhánh cho thấy, việc kiểm tra, giám sát các khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là sợ gây phiền hà cho khách hàng hoặc không có thời gian nên cán bộ quan hệ khách hàng chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, cán bộ quan hệ khách hàng không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra."
Ngoài ra, theo thực trạng cho thấy nhiều trường hợp, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không tốt, có nguy cơ xuất hiện rủi ro tín dụng là do quá trình tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có một số khách hàng thông báo không trung thực về kết quả hoạt động kinh doanh, hoặc làm giả giấy tờ pháp lý để có thể vay vốn cho dự án đầu tư... Trong tình trạng khách hàng không trung thực, trong khi đó áp lực của các cán bộ tín dụng rất lớn về doanh số cho vay và các chỉ tiêu khác trong bộ KPIs, đồng thời phải đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, nên xảy ra tình trạng không thu thập đủ thông tin và phân tích, đánh giá khách hàng còn sơ sài, dẫn đến tình trạng chất lượng tín dụng kém.
Ba là, ch ất lượng của tài sản bả o đảm
STT Hạng khách hàng Nhóm khách hàng Mức độ rủi ro
1 1.1; 1.2; 2.1; 2.2 A Rủi ro thấp
2 3.1; 3.2; 4.1; 4.2 B Rủi ro trung bình
sản đó có được phép nhận theo quy định của VPBank không, nếu không can bộ tín dụng sẽ phải trình các cấp phê duyệt nhận ngoại lệ tài sản đảm bảo. Nếu tài sản được phép nhận, cán bộ tín dụng sẽ lập yêu cầu định giá tài sản lên hệ thống để bộ phận định giá đánh giá tài sản của khách hàng một cách khách quan nhất và sát với giá trị thực tế. Sau khi có kết quả định giá tài sản, tùy theo giá trị của TSBĐ là lớn hay nhỏ mà có các thẩm quyền phê duyệt giá
khác nhau. Nếu tài sản lớn thì cán bộ tín dụng sẽ phải trình nhận tài sản lên các cấp phê duyệt. Sau đó, cán bộ tín dung sẽ hướng dẫn khách hàng tiến hành thủ tục nhận tài sản.
Theo quy trình tín dụng tập trung của VPBank, VPBank có riêng một bộ phận chuyên hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục nhận tài sản, ký hợp đồng thế chấp tại Văn phòng công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cho khách hàng. Khi nhận tài sản bảo đảm, cán bộ tại Chi nhánh tuân thủ các bước:
Trước khi nhận TSBĐ, cán bộ định giá thẩm định các điều kiện của TSBĐ, tính xác thực của hồ sơ tài sản bảo đảm, kiểm tra thông tin về tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch.
Khi hết thời hạn tối đa là 1 năm kể từ lần định giá gần nhất hoặc có biến động về giá trị của TSBĐ như: Bên bảo đảm rút bớt TSBĐ, bổ sung, thay thế TSBĐ... hoặc khi giá trị trường biến động giảm trên 20% so với lần định giá gần nhất đối với các TSBĐ khác. Chi nhánh lập tức tiến hành định giá lại TSBĐ để đảm bảo tính an toàn cho món tín dụng.
Hợp đồng bảo đảm được công chứng, xác thực nhằm đảm bảo tính pháp l cao của hợp đồng.
Nhìn chung các tài sản bảo đảm tại Chi nhánh đều đảm bảo yêu cầu để