- CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
* Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Đội ngũ cán bộ làm tín dụng là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng ở NH. CBTD có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và nắm vững nghiệp vụ thông thường đều có những đánh giá chính xác và giám sát, quản lý vốn vay chặt chẽ, hiệu quả. Đội ngũ CBTD ở chi nhánh đầu vào đều là những người có trình độ, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ tại các trường đại học về tài chính ngân hàng, có thể thích ứng nhanh với công việc. Tuy vậy, với sự đa dạng, phức tạp của hoạt động tín dụng, áp lực cạnh tranh.. .đòi hỏi CBTD phải luôn được trau dồi và nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong ngành ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBTD cần quan tâm tới một số giải pháp sau:
- Thực hiện xếp loại, chuyên môn hóa cán bộ tín dụng: Chi nhánh cần
tiếp tục xây dựng một hệ thống chuẩn hóa các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá, xếp loại trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng, trong đó quan trọng nhất là các CBTD trực tiếp làm việc với khách hàng.
Việc đánh giá cần tập trung vào trình độ chuyên môn nghiêp vụ, kiến thức tổng hợp về thị truờng, kỹ thuật công nghệ, pháp luật, xã hội, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm. Với hệ thống chỉ tiêu này sẽ là công cụ đánh giá và xếp loại năng lực chuyên môn và tu cách đạo đức của cán bộ. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực chuyên môn bao gồm doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ phần trăm tăng truởng du nợ trong một thời kỳ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, mức độ chính xác trong công tác thẩm định, tính tuân thủ qui trình nghiệp vụ tín dụng, kết quả thi nghiệp vụ hàng năm và các chỉ tiêu khác vv.... Đối với đạo đức nghề nghiệp có thể xem xét hệ thống các chỉ tiêu mức độ nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, tính trung thực khi thực hiện cho vay, việc cho vay có khách quan hay không, có gắn với lợi ích cá nhân hay không. Có quan tâm đến việc kiểm tra kiểm soát khoản vay và báo cáo kịp thời lãnh đạo khi phát hiện ra rủi ro hay không. Đồng thời phải tiếp tục tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tu cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Trên cơ sở đánh giá, phân loại cán bộ để tiến hành sắp xếp lại, luân chuyển cho phù hợp với công việc đuợc giao.
Bên cạnh việc xếp loại cán bộ, việc chuyên môn hóa cũng cần đuợc chú trọng. Để CBTD chuyên sâu hơn trong lĩnh vực của mình phụ trách, Chi nhánh Trần Thái Tông cần thực hiện chuyên môn hóa CBTD theo từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở việc phân phụ trách theo loại hình khách hàng vay là doanh nghiệp hay cá nhân. Có nhu vậy, chất luợng tín dụng mới đuợc nâng cao, hoạt động tín dụng đuợc chuyên môn hóa và đa dạng hóa trong việc quản l các lĩnh vực cho vay.
- Chính sách đào tạo: VPBank chi nhánh Trần Thái Tông cần xây dựng
dụng chú trọng và tập trung nhiều hơn vào các kiến thức, kỹ năng thực tế công việc, do đó cần phải tổ chức nhiều hơn các buổi đào tạo duới hình thức hội thảo hay phổ biến văn bản tại chỗ nhằm trao đổi đuợc nhiều hơn những kinh nghiệm thiết thực trong hoạt động tín dụng thuờng này và làm rõ hơn các kiến thức về pháp luật phát sinh nhằm vận dụng nhanh chóng vào hoạt động tín dụng. Không chỉ đào tạo mang tính nội bộ nhu vậy, chi nhánh có thể mời những nguời có kinh nghiệm chuyên sâu từ các NH khác sang trao đổi kinh nghiệm và có thể mời các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến thẩm định tín dụng để phổ biến kiến thức về ngành, chuyên môn bổ sung cho cán bộ tín dụng nhằm tiếp cận các khách hàng, phuơng án, dự án nhanh chóng, đảm bảo tốt khả năng thẩm định cũng nhu hạn chế đuợc rủi ro do không nắm vững về lĩnh vực mình thẩm định.
Trong kế hoạch đào tạo cán bộ, cần phải chú ý đến hiệu quả và chất luợng đào tạo; đào tạo phải phù hợp với công việc đuợc giao; bố trí sử dụng cán bộ hợp lý và hiệu quả tùy thuộc vào năng lực chuyên môn và trình độ của mỗi nguời.
Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra nghiệp vụ, việc nắm bắt các văn bản quy định mới về hoạt động NH của VPBank chi nhánh Trần Thái Tông và pháp luật để CBTD củng cố, nâng cao kiến thức.
Song song việc tăng cuờng trình độ chuyên môn, cũng cần coi trọng việc bồi duỡng đạo đức, phẩm chất để CBTD có ý thức nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ lợi ích chung của đơn vị, đề cao luơng tâm trách nhiệm của nguời làm công tác tín dụng. Đã có không ít các vụ án kinh tế xảy ra do sự suy thoái về đạo đức của cán bộ tín dụng trong lúc thi hành nhiệm vụ của mình, tiếp tay với khách hàng cố tình vi phạm các nguyên tắc, quy định của ngành nhằm trục lợi cá nhân. Để nâng cao chất luợng công việc truớc tiên đòi hỏi phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng, phải
sàng lọc và lựa chọn ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu, thuờng xuyên theo dõi, giúp đỡ, rèn luyện và quan tâm đúng mức đến tâm tu, nguyện vọng, đời sống của họ, giúp cho họ yên tâm làm việc và luôn luôn trung thành với nơi họ đang công tác.
* Xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng
Cần xây dựng hệ thống các hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, phân loại theo mức độ sai phạm, hành vi cố ý hay vô ý, mức độ gây thiệt hại tới hoạt động tín dụng từ đó đua ra từng mức phạt cụ thể phù hợp với từng hành vi sai phạm. Phân cấp rõ cấp xử lý sai phạm đối với từng hành vi, từng đối tuợng vi phạm; quy trình xử lý sai phạm. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý, không nuơng nhẹ, không có truờng hợp ngoại lệ... Có nhu vậy, việc xử lý sai phạm mới thực sự hiệu quả và có tính răn đe cao, từ đó góp phần hạn chế những hành vi sai phạm, giảm thiệt hại tới hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất luợng tín dụng.