- CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Không ngừng nâng cao chất luợng của Cán bộ công chức NH Nhà nuớc các tỉnh, địa phuơng nhằm thực hiện việc quản lý Nhà nuớc đối với hoạt động tín dụng theo đúng chức năng, tránh sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung cũng nhu NH thuơng mại nói riêng, tạo ra quyền chủ động cao cho các NH thuơng mại truớc sự biến đổi nhanh chóng và quyết liệt của thị truờng tín dụng.
- Đổi mới việc quản lý Nhà nuớc trong lĩnh vực NH, luôn lấy việc thanh tra, kiểm tra để làm phòng ngừa hơn là thực hiện bắt lỗi các NH thuơng mại. Thực hiện phòng và chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý Nhà nuớc này một cách nghiêm túc và có hiệu quả.
- Đối với Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) nên xây dựng hệ thống hỗ trợ các NH trong việc xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Tăng cuờng mối liên kết với các ngành nghề để có thể thu thập thêm nhiều thông tin về các nhóm hàng chủ yếu trong nền kinh tế, giúp cho NH có nhiều thông số để có thể đánh giá các dự án chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro đối với ngành NH nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. NHNN tạo điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng hệ thống cảnh báo sớm giúp cho các NH thuơng mại có đủ cơ sở dữ liệu, thông tin để có thể đánh giá một cách chính xác về việc xếp hạng tín dụng đối với các khoản vay.
chồng chéo. Trên thực tế, vẫn có trường hợp một tài sản bảo đảm được thế chấp cùng lúc tại nhiều TCTD khác nhau, với thời hạn vay dài ngắn khác nhau. Mặc dù, việc xây dựng thông tư liên bộ về hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm đã được thực hiện, nhưng điểm khó nhất vẫn là việc cưỡng chế tài sản bảo đảm. Hiện nay, các quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm không phải là ít tuy nhiên thực tế nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, các bộ và nhiều cơ quan khác nhau và cứ quy định của cơ quan này lại bị quy định của cơ quan khác hạn chế. Do đó, để tạo thuận lợi cho các cán bộ NH khi xem xét các khoản tín dụng, NHNN cần sớm có văn bản pháp quy mới cho hoạt động tín dụng trên cơ sở tổng hợp các văn bản hiện hành, và bổ sung các văn bản mới phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra giám sát các NHTM: NHNN với chức năng là ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng. Do đó NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật đồng thời không được thực hiện các biện pháp nhằm che giấu nợ xấu; thực hiện việc kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá thực hiện quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử l kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng.
- Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật và cung cấp, khai thác, xử lý thông tin. Tiến hành thành lập hội đồng kiểm duyệt, kiểm tra, đánh giá, xác nhận thông tin đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, xác thực của thông tin. Nới lỏng nguồn cung cấp thông tin cũng như nguồn được khai thác thông tin tín dụng. - Giao quyền tự chủ cho NHTM trong việc xây dựng quy định, biện pháp
vay là dựa trên năng lực tài chính, uy tín khách hàng, thông tin về khách hàng. - Với môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ một NH thì không thể khắc phục được. Vì vậy, cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa các NH trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của NHNN tới toàn hệ thống NH dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.