Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh trần thái tông luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 76)

- CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, thời gian qua, các nhân viên tại chi nhánh đã tuân thủ các quy trình tín dụng mà Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đưa ra và áp dụng tại Chi nhánh.

Thứ hai, các tài sản bảo đảm được nhận đúng quy trình và có sự theo dõi do vậy cũng giúp cho chất lượng tín dụng tại Chi nhánh nâng cao

Thứ ba, tại Chi nhánh chất lượng khách hàng vay vốn cũng được Chi nhánh theo dõi để có thể đánh giá tổng quan về chất lượng tín dụng các khoản vay một cách gián tiếp

Thứ tư, Chi nhánh đã duy trì được tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ quá hạn ở mức thấp, nằm trong phạm vi cho phép của NHNN, so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn có thể thấy, Chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn rất nhiều.

Thứ năm, Chi nhánh đã thực hiện phân loại và trích lập dự phòng nợ theo đúng quy định của pháp luật, điều này giúp cho Chi nhánh thực hiện được tốt công tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh

Thứ sáu, tỷ lệ bù đắp rủi ro luôn nhỏ hơn tỷ lệ trích lập dự phòng khá nhiều, cho thấy mức trích lập dự phòng của Chi nhánh đủ để bảo hộ cho những khoản nợ xấu không đòi được tại Chi nhánh.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn những hạn chế như:

- Nợ quá hạn và nợ xấu đang có xu hướng tăng. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh mặc dù nằm trong ngưỡng chấp nhận được nhưng đang có dấu hiệu đi xuống, điều này thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng, đồng thời tỷ lệ nợ xấu không có tài sản đảm bảo cũng tăng lên.

Điều này đòi hòi ngân hàng cần phải đưa ra biện pháp thu hồi nợ thích hợp cũng như việc hỗ trợ khách hàng trong hoạt động kinh doanh để có thể mau chóng hoàn trả lại khoản vay của ngân hàng.

- Chi nhánh vẫn còn đang tồn tại một số khoản nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn; tỷ lệ nợ xấu năm 2017 tăng, phần lớn thuộc phân khúc khách hàng bán lẻ của VPBank và đặc biệt là vay tín chấp.

- Trong cơ cấu nợ xấu có dịch chuyển từ nợ nhóm 3 sang nợ nhóm 4 cho thấy chất lượng các khoản tín dụng ngày càng thấp, thêm vào đó tỷ lệ nợ

xấu không có khả năng thu hồi tăng dần và tỷ lệ nợ xấu thu hồi hoàn toàn giảm dần. Nhu vậy, chi nhánh cần có biện pháp nâng cao chất luợng tín dụng tại Chi nhánh.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan * Khách hàng

Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chua nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng để xếp hạng đều là báo cáo nội bộ, không thực chất, không phản ánh đúng tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thuờng chỉ các doanh nghiệp nhà nuớc bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

Đối với khách hàng cá nhân, tâm l nguời Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng. Ngoài ra vẫn còn tình trạng khách hàng không trung thực, cố tình gian lận thông tin và lập hồ sơ vay vốn giả để lừa tiền từ phía ngân hàng, khiến cho Chi nhánh khó khăn trong quá trình thẩm định.

* Sự cạnh tranh trên th ị trường

Sự cạnh tranh trên thị trường gay gắt chính vì vậy mà với quy mô là Ngân hàng TMCP tư nhân, VPBank nói chung và chi nhánh Trần Thái Tông nói riêng phải chấp nhận tập trung vào phân khúc khách hàng bán lẻ và cho vay tín chấp chính vì vậy mà chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

* Chất lượng cán bộ tham gia vào hoạt động tín dụng còn ch ưa cao

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, và cũng là người theo dõi khoản nợ từ khi khách hàng đến xin vay cho đến khi khoản nợ được giải quyết. Vì thế khả năng, kinh nghiệm trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Hiện nay, lực lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh mặc dù đã sự quan tâm bồi dưỡng, chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhưng khả năng nhạy bén nắm bắt với những thay đổi hàng ngày của tình hình kinh tế xã hội vẫn còn hạn chế.

Việc phân tích đánh giá rủi ro dự án còn mang nhiều tính chủ quan, chậm phát hiện ra những rủi ro tiềm ấn nên dẫn đến những quy định cho vay sai lầm. Thêm vào đó, các cán bộ là khá mới nên Ngân hàng cũng rất khó có thể đánh giá được chính xác đạo đức nghề nghiệp, một nhân tố rất quan trọng ở vị trí cán bộ tín dụng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng khoản vay.

Hiện tại VPBank đang đẩy mạnh việc cho vay các sản phẩm đục lỗ, chỉ cần đủ điều kiện vay theo sản phẩm là có thể vay được nên việc thẩm định khách hàng không còn được đánh giá quan tâm như trước đây, kéo theo chỉ tiêu ngày càng cao khiến các cán bộ tín dụng phải chạy theo chỉ tiêu và hồ sơ nên việc thẩm định khách hàng khá sơ sài.

Không những vậy, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại không chỉ nhằm lôi kéo những khách hàng của chi nhánh mà còn lôi kéo cả

những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm. Điều này đã dẫn tới sự “chảy máu chất xám” tại chi nhánh.

* Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ

Công tác kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh còn nhiều lỏng lẻo, sơ sài, chính vì vậy vẫn còn tồn tại những lỗi trong quá trình cấp tín dụng. Các cuộc kiểm tra còn ít, còn chua mang tính đột xuất, thêm vào đó, công tác kiểm tra đôn đốc thu nợ sau cho vay còn chua thuờng xuyên, do vậy, cũng làm ảnh huởng chất luợng tín dụng tại Chi nhánh. Có rất nhiều hồ sơ sau khi nhảy nhóm nợ rồi mới có các bộ phận tham gia vào công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc khách hàng thu hồi nợ.

* Khung quy trình quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế

Hiện nay, VPBank chi nhánh Trần Thái Tông vẫn chua thực hiện đo luờng RRTD trên cơ sở tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến, chính vì vậy mà công tác dự báo rủi ro tín dụng còn hạn chế, làm ảnh huởng đến quá trình phân tích tình hình tài chính, SXKD, khả năng trả nợ của khách hàng, do vậy dễ phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

* Thiếu thông tin tín dụng

Hiện nay, một kênh thông tin quan trọng mà các Ngân hàng sử dụng rất nhiều đó là hỏi tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - CIC. Đây là nơi luu trữ các thông tin liên quan đến du nợ vay, nhóm nợ, tình trạng nợ vay trong 5 năm gần nhất và các thông tin về tài sản đảm bảo, du nợ thẻ khách hàng,...Tuy nhiên, các thông tin trên thuờng thiếu tính cập nhật, thời gian hỏi tin khá lâu, làm cho quá trình phê duyệt tín dụng còn thiếu cơ sở thông tin và thời gian chua đáp ứng đuợc với yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng còn thực hiện phỏng vấn khách hàng, tự điều tra, tìm kiếm thông tin trên các phuơng tiện khác, nhung nguồn thông tin thu thập

được vẫn còn hạn chế rất nhiều về số lượng cũng như độ tin cậy, do đó vẫn chưa đủ để cho ra một quyết định tín dụng chính xác, có chất lượng.

* Công tác thẩm định còn sơ sài, giám sát sau vay còn lỏng lẻo

Do năng lực cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, quá trình thu thập hồ sơ, khai thác thông tin, phân tích khách hàng và lập tờ trình phê duyệt khoản vay đều do cán bộ tín dụng thực hiện, nên nhiều khi công tác này còn làm một cách không cẩn thận và tỷ mỉ, nhất là đối với các khách hàng cũ đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Các khách hàng này chỉ cần bổ sung thêm hồ sơ tài chính, còn các hồ sơ khác như hồ sơ pháp lý, những hồ sơ liên quan không cần cung cấp lại, cán bộ tín dụng do chủ quan cũng không thẩm định lại các hồ sơ đó, thậm chí không đến văn phòng công ty mà chỉ có nhân viên công ty mang hồ sơ ra ngân hàng. Do vậy có thể xảy ra trường hợp khách hàng cập nhật hoặc thay đổi thông tin nhưng ngân hàng không biết, dẫn đến phê duyệt hồ sơ sai, gây rủi ro cho ngân hàng.

Sau công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng, giải ngân, thì công tác giám sát sau vay cũng là một việc rất quan trọng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Mặc dù VPBank đã có một bộ phận kiểm soát sau cho vay khách hàng, tuy nhiên cũng chỉ là kiểm soát trên giấy tờ cán bộ tín dụng cung cấp lên phần mềm theo nghị quyết đã được phê duyệt, không yêu cầu đi kiểm tra thực tế khách hàng mà việc kiểm tra thực tế khách hàng chỉ có cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm. Quy trình cho vay quy định sau khi giải ngân trong vòng 30 ngày phải có biên bản kiểm tra về việc sử dụng vốn vay của khách hàng, và sau đó cứ 3 tháng 1 lần, cán bộ tín dụng phải trực tiếp xuống kiểm tra khách hàng về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, phương án vay,... và phải có biên bản kiểm tra cụ thể. Mặc dù quy định là vậy nhưng việc thực hiện hầu hết là qua loa, rất ít xuống kiểm tra thực tế, thậm chí là cho khách hàng kí trước các biên bản kiểm tra sau đó đến thời điểm có đoàn kiểm tra

giám sát đến thì điền vào. Việc kiểm tra sau vay còn yếu kém và mang nặng tính hình thức, đối phó nhu vậy đã dẫn đến việc không phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề để xử lý, rủi ro về các khoản nợ xấu xuất hiện trong tuơng lai tăng.

* Chính sách cho hoạt động tín dụng còn hạn chế

Tại Chi nhánh, chính sách thu hồi nợ còn lỏng lẻo, khi một khoản nợ quá hạn, các cán bộ tín dụng quản lý khoản nợ đó đầu tiên đều đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ. Khi khách hàng không trả đuợc nợ thì tùy thuộc vào uy tín và lịch sử quan hệ với Ngân hàng mà tạo điều kiện cho khách hàng gia hạn thời gian trả nợ hoặc tái cơ cấu lại nợ. Đây là một việc làm đúng nhằm giúp đỡ những khách hàng thật sự gặp khó khăn vì lý do khách quan và trong tuơng lai vẫn có khả năng trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, do việc gia hạn hay cơ cấu nợ là khá dễ dàng đuợc Ngân hàng chấp thuận nên nhiều cán bộ tín dụng ngại xử l , ngại chuyển nhóm nợ hay vì có quan hệ với khách hàng nên đã lạm dụng hình thức này để trì hoãn, kéo dài việc xử l các khoản nợ quá hạn đó. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các khoản nợ xấu tiềm tàng ngày một tích tụ và tăng lên.

Một khi kì hạn gia hạn trả nợ hết, những khoản nợ quá hạn thực sự trở thành nợ xấu thì các khoản nợ mới đuợc chuyển sang cho VPBank AMC để xử l nhu khởi kiện và thanh l các tài sản để trả nợ.

* Chưa ứng dụng công nghệ cao trong công tác tín dụng

Hiện nay, hầu hết các NHTM đều áp dụng công nghệ cao vào hoạt động của mình cả về mảng huy động và tín dụng. Chi nhánh Trần Thái Tông mặc dù đã dần chuyển mình nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngày một tiện ích và đáp ứng đuợc nhiều nhu cầu hơn, tuy nhiên so với mặt bằng chung các Ngân hàng khác thì vẫn còn yếu và thiếu, nhất là về ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng. Việc xử l

thông tin của khách hàng và lập tờ trình tín dụng vẫn còn thực hiện thủ công, chủ yếu phụ thuộc vào trình độ của cán bộ tín dụng, trong khi đó ở hầu hết các Ngân hàng khác, cán bộ tín dụng chỉ cần nhập thông tin khách hàng vào phần mềm, hệ thống sẽ tự xử lý và cho ra các chỉ tiêu tổng hợp đã đuợc tính toán cũng nhu hoàn tất các trường cần điền trong tờ trình xét duyệt cấp tín dụng. Hay như khi đến hạn thanh toán gốc lãi hàng tháng, ở VPBank Chi nhánh Trần Thái Tông, cán bộ tín dụng vẫn còn phải theo dõi và thông báo cụ thể cho từng khách hàng, sau đó kiểm tra tài khoản xem khách hàng đã nạp tiền hay chưa để đôn đốc thu hồi nợ, không có một phần mềm tự động gửi tin nhắn thông báo số nợ gốc lãi cho khách hàng, chỉ khi khách hàng chậm trả mới có một bộ phận gọi điện nhắc nợ khách hàng, nhưng có khách hàng được gọi có khách hàng quá hạn nhảy nhóm mới được thông báo, ảnh hưởng đến khách hàng và ảnh hưởng cả đến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh. Trong khi đó ở các NHTM khác, các công tác này hầu hết được thực hiện tự động qua phần mềm và hệ thống nhắn tin tự động cho khách hàng, việc chuyển nhóm nợ cho khách hàng sẽ được cảnh báo cho khách hàng cũng như cán bộ quản l khoản vay.

KÊT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác giả đã dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong chương 1 để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trong chương 2 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Trần Thái Tông.

Qua phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Trần Thái Tông trong thời gian qua, tác giả đã đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chất lượng tín dụng kém là chất lượng khách hàng, chất lượng của cán bộ tín dụng, chất lượng công tác giám sát tín dụng và chính sách tín dụng của ngân hàng, các ứng dụng công nghệ còn chưa được hoàn thiện.

Nguyên nhân của những hạn chế sẽ làm cơ sở cho tác giả đề xuất các giải pháp trong chương 3 nhằm khắc phục các hạn chế hiện tại, góp phần giúp Chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH TRẦN THÁI TÔNG

Một phần của tài liệu 0289 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh trần thái tông luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w