Giải pháp cho hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 0293 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 99)

3.2.2.1 Chính sách lãi suất

Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của NHTM. Ngân hàng nên mở rộng các mức lãi suất hỗ trợ đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng. Căn cứ vào đặc điểm từng khoản tín dụng để phân chia thành các mức lãi suất khác nhau đảm bảo tính cạnh tranh của lãi suất trên thị trường cũng như khả năng sinh lời. Căn cứ vào đối tượng khách hàng là khách hàng cũ hay khách hàng mới, Ngân hàng áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Khách hàng cũ thường xuyên có quan hệ với ngân hàng hoặc thường xuyên có số dư tiền gửi lớn và có lịch sử quan hệ tốt, Ngân hàng phải sẵn sàng áp dụng mức lãi suất thấp nhất. Chính sách khách hàng đặc biệt này như một hình thức khuyến mãi mà ngân hàng dành cho khách hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn..

3.2.2.2 Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng DNNVV

GP.Bank cần đa dạng hoá các hình thức cho vay, cho vay theo nhu cầu, gắn với đặc điểm SXKD của khách hàng. Phương thức cho vay phải đảm bảo thực hiện tốt cơ chế tín dụng và đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn nhanh, tiết kiệm, hiệu quả. Hiện tại, phương thức cho vay từng lần chiếm khoảng 60% dư nợ đối với DNNVV tại Chi nhánh, theo phương thức này thì mỗi một lần vay, khách hàng phải lập đơn kiêm khế ước xin vay, trình các chứng từ, hợp đồng kinh tế xin vay, qua nhiều khâu kiểm duyệt xin vay. Trong khi đó nhu cầu vốn hoạt động của các DNNVV đa dạng, phong phú,

đòi hỏi nhanh nhạy cao. Vì vậy, ngoài phương thức cho vay từng lần Chi nhánh cần phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng. Đây là phương thức cho vay rất phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trường, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để vốn tín dụng luân chuyển đều đưa qua quỹ Ngân hàng, qua đó tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ tăng lên.

Trong thời gian tới, ngân hàng cần phải nghiên cứu và áp dụng các sản phẩm mới như: Chiết khấu giấy tờ có giá, Cho vay có bảo đảm bằng cá khoản phải thu, Cho vay có bảo đảm bằng L/C, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, Bảo lãnh, Tín chấp...

- Cho vay bảo đảm bằng các khoản phải thu: Đây là hình thức cho vay mới trong thời gian gần đây, các khoản phải thu hiện tại hoặc hình thành trong tương lai đều là tài sản của doanh nghiệp. Đó là những khoản mà khi doanh nghiệp đã giao hàng cho khách hàng, chưa thu tiền ngay do thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng mua trả chậm. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời trong thời gian cho khách hàng của mình mua chịu. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà ngân hàng sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng nên dùng loại sản phẩm cho phù hợp nhất. Ngân hàng sẽ xem xét các khoản phải thu này để ra quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Điều này phụ thuộc vào các khoản phải thu có độ an toàn hay không, khách hàng của doanh nghiệp có đủ tin cậy, năng lực tài chính, trả đúng hạn cho doanh nghiệp hay không.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng công ty: Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tự động hoặc các điểm ứng tiền mặt. Dịch vụ này đòi hỏi doanh

nghiệp phải thực sự có năng lực tài chính lành mạnh, bền vững.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Cho vay bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá: Hình thức này áp dụng với DNNVV khi doanh nghiệp đang nắm giữ các giấy tờ có giá như: thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ hoặc của các công ty có năng lực tài chính tốt đang niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc các chứng chỉ tiền gửi của chính ngân hàng đó và các ngân hàng khác.

- Cấp tín dụng thông qua hoạt động bảo lãnh: GP.Bank cần mở rộng hình thức cho vay bảo lãnh, hoạt động này chưa phát triển một cách rộng rãi tại GP.Bank Ba Đình. Trong quá trình sản xuất, có những DNNVV thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng thì có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh khoản vay. Khi áp dụng hình thức này, chi nhánh cần yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Việc bảo lãnh phải được ký kết bằng văn bản và phải có xác nhận của cơ quan làm chứng. Đây là hình thức cấp tín dụng có độ rủi ro thấp phù hợp với cho vay các DNNVV nên cần khẩn trương đưa vào thực tế để vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, mở rộng tín dụng cho khách hàng.

3.2.2.3 Chính sách bảo đảm tiền vay

Hiện nay, GP.Bank đang áp dụng 02 hình thức bảo đảm tiền vay đối với các DNNVV nói riêng và các khách hàng vay vốn nói chung là: bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm bằng uy tín của người đi vay hoặc bên thứ ba với tư cách là người bảo lãnh. Vấn đề đặt ra đối với GP.Bank Ba Đình là phải lựa chọn hình thức nào để vừa có thể hạn chế được rủi ro, vừa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng một cách dễ dàng. Hiện nay hầu hết các DNNVV đều

gặp khó khăn trong bảo đảm tín dụng, có thể là do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp của doanh nghp bị định giá thấp nên không đủ điều kiện vay vốn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các DNNVV có thể tiếp cận vốn vay một các dễ dàng hơn GP.BankBa Đình có thể có sự ưu đãi trong bảo đảm tiền vay theo hướng sau:

- Đối với DNNVV được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ theo quy định và quyết định cho vay nếu phương án khả thi.

- Đối với DNNVV được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ bảo đảm cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục đảm bảo cho khoản nợ vay còn lại.

- Đối với các DNNVV không đủ điều kiện để thực hiện như hai hình thức trên thì cần phải chú ý thẩm định dự án, phương án vay vốn bằng thông qua hội đồng tín dụng, trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu, để quyết định đầu tư hay không và cả mức cho vay.

3.2.2.4 Công tác thu thập thông tin

Thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà Ngân hàng cần khi quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin cần thiết đảm bảo tránh được rủi ro khi quyết định cho vay. Phải xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay. Cần phải nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, đồng thời tạo lập mối quan hệ thường xuyên với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong đó có trung tâm hỗ trợ các DNNVV. Đây là những tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình

thực tế của DNNVV. Qua đó Ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất cũng như năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp.

3.2.2.5 Tổ chức công tác phân công tín dụng

Hoàn thiện trong công tác tổ chức phân công tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng có hiệu quả ngân hàng cần đưa ra các giải pháp tối ưu: phân công cán bộ tín dụng thành các nhóm, phụ trách các nhóm khách hàng của những ngành nghề lĩnh vực khác nhau hay theo thời hạn của từng khoản vay, theo quy mô của từng khoản vay. Như vậy sẽ tạo được sự chuyên môn hoá trong khâu thẩm định tín dụng, giúp cán bộ tín dụng phát huy được hết năng lực của mình. Từ đó, chất lượng tín dụng được nâng cao.

3.2.2.6 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Thẩm định là bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó quyết định chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng, tham khảo một số mô hình chấm điểm đang được áp dụng phổ biến của ngân hàng các nước trên thế giới. Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế.

Để có được kết quả thẩm định chính xác, ngân hàng cần phải thu thập và xử lý thông tin về các DNNVV một cách hiệu quả, sát với thực tế và tình hình kinh doanh của khách hàng để tránh đưa ra các quyết định sai lầm, bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng hay chấp nhận các khách hàng có dự án không khả thi.

Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng. Điều này được thể hiện qua một số hình thức sau:

- Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại không có tài sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn

cho việc vay vốn ngân hàng. Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng qua mắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn.

- Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hết được hoạt động kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay của ngân hàng vào mục đích khác với hợp đồng đã cam kết. Như vậy, toàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng đã trở thành vô nghĩa và rủi ro tín dụng được đặt ở mức độ báo động.

Trong thời gian vừa qua, GP.Bank cũng đã gặp không ít các trường hợp khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng. Vì vậy, công tác thẩm định trước khi cho vay cần được chú trọng đặc biệt, nhất là khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phỏng vấn trực tiếp khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải tỉnh táo và dựa vào những kinh nghiệm của bản thân để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

3.2.2.7 Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, giám sát

Ngoài công tác giám sát do cán bộ tín dụng tiến hành, đòi hỏi ngân hàng phải tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng. Trước đây công tác kiểm soát nội bộ chủ yếu được thực hiện sau khi cho vay với mục đích kiểm tra việc cấp tín dụng có đúng theo quy trình và đầy đủ các hồ sơ cần thiết không nhưng hiện nay chi nhánh Ba Đình đã tiến hành công tác này trước khi cho vay để giảm thiếu việc giả mạo hồ sơ giấy tờ của khách hàng. Bộ phận kiểm soát nội bộ của Chi nhánh cũng cần tham gia trong các buổi họp Ban tín dụng và đưa ra ý kiến để hoàn thiện hồ sơ tín dụng, qua đó hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0293 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 99)