Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu 0293 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101)

Đối với công tác thẩm định tín dụng, công nghệ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin. Công nghệ trang thiết bị hiện đại giúp cán bộ tín dụng tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn. Các giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ bao gồm:

- Hoàn thiện phần mềm “Quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng” và triển khai tại tất cả các Chi nhánh, scan hồ sơ của khách hàng lên hệ thống để giảm thiểu thời gian phê duyệt đối với những món vay vượt quá hạn mức của Chi nhánh và tránh mất mát, thất lạc hồ sơ của khách hàng.

- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử... Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

3.2.5 Giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng

Để thiết lập được mối quan hệ bền vững với khách hàng, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược khách hàng tốt:

- Ngân hàng cần duy trì và phát triển hơn nữa chế độ chăm sóc khách hàng trên cơ sở duy trì khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới theo cả số lượng và chất lượng.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng DNNVV, Ngân hàng lắng nghe ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp về những mong muốn, những khó khăn họ đang gặp phải để hai bên cùng tìm cách tháo gỡ. Cụ thể qua đó Ngân hàng hiểu rõ hơnnhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng tốt của DNNVV. Đồng thời khi đã am hiểu về khách hàng, Ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí thẩm định, chi phí giám sát khách hàng, sàng lọc thông tin. Từ đó Ngân hàng có

điều kiện hạ lãi suất cho vay thu hút được khách hàng mới và giữ được khách hàng cũ mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng.

- Ket hợp với các tổ chức hỗ trợ DNNVV như Trung tâm hỗ trợ DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV,... để mở rộng khách hàng, cũng như tạo cho DNNVV dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Phối hợp với các tổ chức này kiểm soát, kiểm tra tình hình, năng lực của các DNNVV nhằm thu thập thêm thông tin và tìm hiểu nhu cầu của đối tượng khách hàng này.

- Thúc đẩy hoạt động tư vấn cho khách hàng về hoạt động đầu tư SXKD. Do năng lực SXKD của các DNNVV hiện nay còn hạn chế, đặc biệt là công tác xây dựng phương án SXKD. Vì thế, ngân hàng cần phải tư vấn cho khách hàng để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi cho các phương án SXKD của doanh nghiệp, từ đó lựa chọn những DNNVV tiềm năng có dự án kinh doanh khả thi, hiệu quả để cho vay. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể cung cấp các thông tin kinh tế tài chính, giới thiệu các đối tác đầu tư, bạn hàng, nhà cung cấp uy tín cho khách hàng thông qua việc hỗ trợ khách hàng tham gia các buổi triển lãm, giới thiệu sản phẩm, thúc đấy quan hệ mua bán, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc làm này không chỉ tăng sự gắn kết giữa các DNNVV với ngân hàng mà còn nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

3.2.6 Giải pháp về quản trị rủi ro

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế: thực hiện quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn với các quy trình và thủ tục thống nhất. Triển khai xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:

- Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các uỷ ban, Ban lãnh đạo ngân hàng.

- Các chính sách, quy trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.

- Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Ngân hàng mua bảo hiểm của các tổ chức chuyên nghiệp đối với hoạt động đầu tư cho vay của mình. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao đối với những khoản đầu tư lớn, thời hạn dài và ngân hàng chuyển một phần chi phí cho khách hàng cùng san sẻ.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

3.3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý ổn định, Chính Phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các DNNVV hoạt động theo một khuôn khổ nhất định.

Chính Phủ cần có biện pháp tích cực hơn nữa nhằm khuyến khích các địa phương thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV rộng khắp trên cả nước. Thực hiện Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về việc trợ giúp phát triển DNNVV, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001, số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Bộ Tài chính và NHNN đã có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho

DNNVV được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc quản lý. Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. [8], [10]

Đến cuối năm 2011, chỉ có một số ít các tỉnh (thành phố) thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là: TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Hà Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Yên Bái, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang... với mức vốn điều lệ mỗi Quỹ là 30 tỷ đồng (riêng Thành phố Hồ Chí Minh - Quỹ đầu tư phát triển đô thị có tổng vốn là 50 tỷ đồng). Số lượng các địa phương có Quỹ bảo lãnh còn quá ít, quy mô quỹ cũng hạn hẹp nên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của các DNNVV. Bởi vậy, Chính Phủ cần tạo điều kiện cho Quỹ Bảo lãnh phát triển rộng khắp tại các tỉnh thành trên cả nước như: khuyến khích thành lập các Quỹ bảo lãnh độc lập, không phụ thuộc vào Quỹ đầu tư địa phương; Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn điều lệ cho quỹ; Ban hành cơ chế cho phép thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng do các hiệp hội và doanh nghiệp thành lập... để Quỹ bảo lãnh tín dụng luôn là cầu nối giữa ngân hàng với các DNNVV không có tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn các thủ tục về cấp chứng thư, sở hữu tài sản, để tạo điều kiện cho các DNNVV thực hiện việc thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng một cách nhanh chóng. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lý, phát mại tài sản thế chấp. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các NHTM.

3.3.1.2 Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin

Chính phủ cùng với các bộ ngành cần nghiên cứu thành lập các tổ chức chuyên thu thập thông tin, đánh giá về doanh nghiệp, xếp hạng doanh

nghiệp... Các tổ chức này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan quản lý của nhà nước hoặc một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán - trao đổi thông tin.

Hiện nay, thông tin tín dụng của các doanh nghiệp chủ yếu được lấy từ Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), tuy nhiên, các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể hiện nhiều trên các báo cáo của CIC. Thậm chí, các thông tin tín dụng nhiều khi cũng không đầy đủ và chính xác.

Vì vậy, việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin tín dụng là vô cùng cần thiết. Điều này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các tổ chức tín dụng nói chung và cho Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu GP.Bank - Chi nhánh Ba Đình nói riêng.

3.3.1.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng

Nhà nước cần tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Nhà nước uỷ quyền cho NHNN có trách nhiệm trong việc lập các tổ chức thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất các TCTD để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động tín dụng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thời gian qua NHNN và các tổ chức tín dụng thực hiện quyết liệt và đồng bộ một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, như: NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành và giảm trần lãi suất tiền gửi VND. Tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động). Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt; xem

xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Để giám sát việc thực hiện quy định về lãi suất của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trên cơ sở đó xử lý nghiêm theo quy định đối với những trường hợp vi phạm; quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân liên quan; kịp thời đăng tải trên trang tin điện tử của NHNN các trường hợp phát hiện có sai phạm liên quan đến việc chấp hành quy định về lãi suất và hình thức xử lý; khuyến khích người dân thông báo, cung cấp cho thanh tra, giám sát ngân hàng về các tổ chức tín dụng vi phạm lãi suất.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, nhất là DNNVV khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng không hoàn toàn là vì lãi suất cao mà chủ yếu do: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm trong điều kiện khó khăn về đầu ra; thị trường bất động sản thanh khoản kém trong khi phần lớn tài sản thế chấp các khoản vay có nguồn gốc bất động sản, bởi vậy các tổ chức tín dụng có xu hướng thận trọng hơn khi cho vay để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng; khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế (như vốn tự có thấp, khả năng điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh còn yếu, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, không đủ tài sản để thế chấp vay vốn nên chưa tạo được niềm tin đối với tổ chức tín dụng).

Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục triển khai các giải pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương

thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tại Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.

3.3.1.4 Quy định hệ thống kế toán đồng bộ, thống nhất, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc

Hiện nay chế độ kế toán tại các DNNVV chưa thống nhất, các thông tin tài chính thiếu trung thực, khách quan. Công tác kế toán chỉ là "công cụ để đối phó" với việc kiểm tra, quyết toán thuế. Tình trạng "hai trong một" - hai hệ thống sổ kế toán xảy ra khá phổ biến, nếu không muốn cho rằng, ở tất cả các DNNVV. Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ DN được biết. Đó là hệ thống "sổ chợ", không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh. Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, số liệu kế toán phản ánh tình trạng "lãi thật, lỗ giả". Không ít doanh nghiệp, sau một số năm hoạt động số lỗ cộng dồn lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ nhưng chủ doanh nghiệp vẫn rất nhiều tiền để mua bán bất động sản và mua sắm các tài sản đắt tiền. Ở các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các Cty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) thì tình hình ngược lại, hoạt động kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng nhưng trên báo cáo tài chính vẫn có lãi, vẫn chia tiền thưởng và thậm chí có Công ty vẫn "lên sàn" giao dịch của thị trường chứng khoán.

Việc quản lý nhà nước đối với công tác kế toán doanh nghiệp, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực. Song, việc triển khai Luật vào thực tiễn của các doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm. Cho đến nay, chỉ cơ quan thuế quan tâm, kiểm tra công tác kế toán của doanh nghiệp và việc kiểm tra công tác kế toán doanh nghiệp của cơ

quan thuế chỉ nhằm mục đích thuế, do đó không thể toàn diện. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, cơ quan thuế không có thẩm quyền trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

Vì thế nhà nước cần ban hành các chính sách bắt buộc để các DNNVV thống nhất về chế độ kế toán, quy chế kiểm toán bắt buộc, công khai quyết toán của doanh nghiệp. Cần nâng cao vai trò của cơ quan thuế vì theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có cơ quan thuế mới có quyền kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thể không chấp nhận báo cáo tài chính, không quyết toán thuế của doanh nghiệp khi đơn vị đó không áp dụng chế độ, chính sách của nhà nước, không nhận báo cáo tài chính do doanh nghiệp thuê những cá nhân không có chứng chỉ hành nghề... Từ đó đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin trung thực, đầy đủ và đáng tin cậy về doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1 Định hướng cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại

NHNN phải định hướng cho hoạt động tín dụng của các NHTM thông qua việc ban hành các văn bản, quy định đối với các TCTD trong từng thời kỳ. Từ đó làm cơ sở cho các NHTM điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với định hướng của NHNN.

Một phần của tài liệu 0293 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP dầu khí toàn cầu chi nhánh ba đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 101)