Từ kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trong và ngoài nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Xây dựng chính sách cho vay đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, trong đó tập trung cho vay một số lĩnh vực ưu tiên, có lợi thế.
Thứ hai: Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay.
Thứ ba: Tiến hành lựa chọn, phân loại khách hàng, xây dựng các tiêu chí chấm điểm, xếp hạng khách hàng trước khi ra quyết định cho vay. Từ đó ra quyết định cho vay chính xác, hiệu quả.
Thứ tư: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ năm: Chú ý đến công tác xử lý nợ, có bộ phận chuyên trách để xử lý nợ có vấn đề.
Thứ sáu: Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát được các vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm thế nào để cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Ngoài ra, trong Chương 1 cũng đã đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG