Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0274 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 34)

thương mại

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM, trước hết phải xem xét đến những yếu tố nội tại của bản thân ngân hàng. Đó là chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cơ cấu tín dụng, công tác tổ chức, trình độ cán bộ.

a) Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh chủ trương cho

vay của một NHTM, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Mục tiêu của chính sách tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Do đó, chính sách tín dụng của một ngân hàng có tác động lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng đúng đắn, hiệu quả, kết hợp được ba mục tiêu trên sẽ đem lại cho ngân hàng chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản:

- Quy mô và giới hạn tín dụng

Quy mô tín dụng của một ngân hàng được phản ánh thông qua tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đó tại một thời điểm nhất định. Quy mô tín dụng cũng chính là tỷ trọng hoạt động tín dụng trong tổng tài sản Có của ngân hàng thương mại.

Giới hạn tín dụng định ra các mức độ tham gia vốn tín dụng của ngân hàng vào một khách hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan cũng như một lĩnh vực, ngành nghề nào đó.

- Các loại hình cấp tín dụng

Chính sách tín dụng quy định các loại hình tín dụng mà ngân hàng có thể lựa chọn một loại hình tín dụng thích hợp nhất, có khả năng làm mũi nhọn hoặc phân tán trên nhiều loại hình tín dụng khác nhau một cách đồng đều. Thông thường, các NHTM phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại hình tín dung. Tuy nhiên, điều này lại có một nhược điểm là không tạo ra được sự đặc thù cho ngân hàng và đào tạo nhân viên khó khăn hơn.

- Lĩnh vực tài trợ tín dụng

Xây dựng một chính sách tín dụng chuyên môn hoá giúp nhà quản trị ngân hàng dễ dàng nắm bắt nhu cầu tín dụng của lĩnh vực tài trợ. Đồng thời, chuyên môn hoá hoạt động tín dụng cho phép giảm rủi ro nhờ việc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn thị trường của khách hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn chuyên

môn hoá lĩnh vực tài trợ có nhược điểm thu hẹp mối quan hệ của ngân hàng với nền kinh tế và tập trung rủi ro của ngân hàng. Ngày nay, các ngân hàng thường tìm cách đa dạng hoá lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt được “nhịp đập” của nền kinh tế, phân tán rủi ro, song cũng chọn một lĩnh vực thế mạnh để làm mũi nhọn tài trợ, tránh sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác.

- Quy trình tín dụng

Rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ ngân hàng thường do trình độ, năng lực quản lý, quản trị, điều hành kém như: quy trình, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, đánh giá hồ sơ vay vốn không chính xác, hiệu quả... Một điều quan trọng trước khi cấp tín dụng là luôn có sự cẩn trọng trong phân tích, đánh giá khách hàng như khả năng kinh doanh của khách hàng, sự ổn định về tài chính, khả năng quản trị điều hành của đội ngũ lãnh đạo, trình độ tay nghề của nhân viên. cho đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như môi trường kinh doanh, pháp luật, công nghệ, thị trường trong và ngoài nước.Do đó, các NHTM luôn phải xây dựng cho mình quy trình tín dụng hợp lý, khoa học, trong đó, quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn.

- Chính sách đối với các khoản tín dụng có vấn đề

Các khoản tín dụng có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu, các khoản tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Chính sách đối với các khoản tín dụng có vấn đề này gồm quy định mức rủi ro có thể chịu được và chuẩn bị các điều kiện để chung sống cùng rủi ro, các yếu tố cấu thành khoản tín dụng có vấn đề, các mức độ “xấu” của khoản nợ, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác. Hiện nay nhiều ngân hàng thành lập bộ phận chuyên trách giải quyết các khoản tín dụng có vấn đề.

b) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) hiệu quả cho phép quản lý và giảm sát những thay đổi và xu hướng thay đổi mức độ rủi ro của khách hàng hoặc

các khoản tín dụng, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho các TCTD. Vai trò của hệ thống XHTD khách hàng thể hiện ở những điểm chính sau:

- Hỗ trợ phê duyệt tín dụng: cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình này trở nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con người. Trong giai đoạn thẩm định, kết quả XHTD được sử dụng để quyết định việc đồng ý hay từ chối cấp tín dụng cho hách hàng, tối ưu hóa tỷ lệ phê duyệt các đề nghị vay vốn thông qua việc xác định một mức điểm từ chối.

- Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: XHTD nội bộ là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của khách hàng. Hệ thống XHTD chuẩn mực sẽ giúp ngân hàng đánh giá khả năng một khách hàng “tốt” hoặc “xấu”, cũng như xác định xác suất vỡ nợ (PD) của khách hàng. Nhờ tích hợp trong nó các nguyên tắc, khung, chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản của ngân hàng, hệ thống XHTD tạo ra một căn cứ độc lập để TCTD đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có trách nhiệm liên quan, bảo đảm rằng chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng, và khả năng phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu.

- Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: mức giá chào cho khoản tín dụng phải phù hợp và đủ để bồi hoàn tổn thất tín dụng, và tương ứng với mức độ rủi ro. XHTD phân loại các mức độ rủi ro, và là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho các khoản tín dụng, theo 2 nguyên tắc mức XHTD thấp (rủi ro cao) sẽ tương ứng với mức giá cao và ngược lại.

- Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng: Quan hệ khách hàng của các TCTD phụ thuộc vào mức độ XHTD của khách hàng đó. Những khoản vay có mức rủi ro cao cần phải kiểm soát, đánh giá thường xuyên, những khách hàng vay có mức XHTD thấp cũng cần phải được chú trọng theo dõi, “thăm hỏi”.

Ngược lại, những khách hàng tốt với mức XHTD cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch.

- Làm căn cứ để trích lập dự phòng tín dụng: mức trích lập dự phòng các khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản tín dụng đó. Mức XHTD cũng rất hữu ích trong việc xác định khoản vốn cần thiết để “hấp thụ” đủ những tổn thất tín dụng bất thường ngoài dự kiến. Để “bù đắp” cho tổn thất tín dụng, các TCTD cũng áp dụng chính sách bảo đảm tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng, theo đó các khoản cấp tín dụng có mức rủi ro cao sẽ phải có mức bảo đảm tín dụng cao và ngược lại.

- Về mặt pháp lý, hệ thống XHTD sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng đáp ứng được quy định của NHNN về việc xây dựng khung đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ, từ đó có thể phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mà NHNN đã quy định tại điều 4 và 7 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và hiện nay là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

c) Cơ cấu tổ chức

Đó chính là việc sắp xếp, tổ chức các hoạt động của ngân hàng thành các phòng, ban, tổ, nhóm để triển khai hoạt động. Một ngân hàng với một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cán bộ trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận với nhau, giữa ngân hàng với khách hàng và các tổ chức khác bên ngoài. Điều này sẽ giúp ngân hàng vừa đạt được hiệu quả cao trong công việc, đảm bảo khả năng sinh lời, vừa đảm bảo công tác quản lý hoạt động, nâng cao chất lượng công việc nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.

d) Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động của mọi tổ chức, trong đó có ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, đạo đức tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng

của ngân hàng thông qua việc xem xét, đánh giá chính xác tính hiệu quả, mức độ rủi ro của một khoản vay, dự đoán truớc những biến động của thị truờng từ đó có những ứng xử nghiệp vụ kịp thời, chính xác, giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra. Đạo đức cũng đuợc xem là một tiêu chí quan trọng của một cán bộ tín dụng, là một yếu tố ảnh huởng đến chất luợng tín dụng. Một NHTM có chất luợng tín dụng tốt không chỉ đòi hỏi ở cán bộ tín dụng mà còn đòi hỏi ở cấp kiểm soát cao hơn giỏi nghiệp vụ, tốt đạo đức. Hệ thống kiểm soát chặt chẽ, công minh và hiệu quả sẽ phần nào giúp cán bộ tín dụng đi đúng huớng hơn, hoàn thiện hơn. Giúp ngân hàng tránh đuợc phần nào những rủi ro chủ quan cũng nhu khách quan từ khách hàng.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

Để đảm bảo một khoản tín dụng đuợc sử dụng hiệu quả, chất luợng cao, khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, yếu tố tiếp theo ảnh huởng đến chất luợng tín dụng là từ phía khách hàng. Đó là:

a) Sử dụng vốn vay sai mục đích

Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có phuơng án, dự án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số luợng các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh huởng xấu đến các khách hàng khác.

b) Tình hình tài chính của khách hàng vay

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, khả năng tài chính yếu kém, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chua đuợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà không ít các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, nhất là các công

ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.

c) Khả năng quản lý kinh doanh và tư cách, đạo đức

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cách thức quản lý, đầu tư cho bộ máy g iám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh mở rộng quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Rủi ro đạo đức là một trong những rủi ro cơ bản mà ngân hàng luôn có khả năng đối mặt. Trong một số trường hợp, ngân hàng không đánh giá được hết tư cách đạo đức của người vay và phải trả giá cho việc này, không thu hồi được nợ do khách hàng không có ý định trả nợ ngân hàng. Một số khách hàng đến ngân hàng không phải với thiện chí tốt, họ lợi dụng các kẽ hở, các sơ sót của ngân hàng để rút vốn của ngân hàng sử dụng vào mục đích cá nhân, không tuân thủ các thoả thuận đã ký kết. Do đó, tư cách đạo đức của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.2.3.3. Các nhân tố khác a) Môi trường kinh tế vĩ mô

Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt, có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng, hoạt động tín dụng vì vậy phát triển với chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu

tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng vì vậy sẽ giảm sút về quy mô và chất lượng.

b) Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là hàng rào pháp lý tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh tế. Pháp luật cũng quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển lành mạnh, phát huy vai trò đối với nền kinh tế, đồng thời, bảo vệ quyền lợi cho những bên tham gia vào quan hệ tín dụng. Với những quy định chặt chẽ của các văn bản luật và dưới luật, các ngân hàng hoàn toàn có thể an tâm về môi trường pháp lý, đảm bảo an toàn cho đồng vốn bỏ ra. Tuy nhiên, với quy định lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ của pháp luật, ngân hàng không có được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra, sự thay đổi nhanh chóng trong quy định của pháp luật làm ngân hàng lúng túng trong việc xử lý tín dụng, thu hồi nợ và quản lý chất lượng tín dụng. Do đó, một môi trường pháp lý ổn định và chặt chẽ là môi trường lý tưởng cho các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng.

c) Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các khách hàng của ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp:

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả nguyên vật liệu.. .làm các doanh nghiệp kinh doanh không kịp trở tay ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp do hàng nhập lậu thường đặc biệt thu hút

khách hàng trong thời buổi kinh tế kho khăn như hiện nay bởi giá rẻ hơn, mẫu mã tương tự.

- Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Môi trường kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến ngân hàng:

- Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay, làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0274 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w