dụng
trung - dài hạn
Mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng của mình, đó là tổng thể các quy định, quy chế áp dụng cho các khách hàng có hoạt động vay vốn tại ngân hàng. Xây dựng chính sách cho vay tùy thuộc theo khẩu vị rủi ro, chiến lược kinh doanh của ngân hàng và thường xuyên được cập nhật, thay đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng hợp lý, khoa học sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động toàn ngân hàng nói chung.
Để nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn, Co-opBank phải xây dụng hệ thống văn bản đồng bộ, có hệ thống tạo hành lang chung cho hoạt động tín dụng, cụ thể như sau:
- Ban hành, hướng dẫn đầy đủ kịp thời các văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng để thực hiện đúng theo quy định của Co-opBank và của NHNN; - Luôn luôn cập nhật để hoàn thiện các văn bản, chính sách, quy trình quy chế
để phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng thời kỳ;
- Cập nhật liên tục các văn bản nội bộ liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, tuân thủ đúng quy trình ban hành
văn bản,
sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản trong hệ thống nội bộ ngân hàng; - Triển khai, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, theo đúng quy định của
pháp luật và thực tế hoạt động của ngân hàng.
Cụ thể, chính sách cho vay cần được xây dựng theo hướng sau:
- Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì Co-opBank xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn
và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất
- về chính sách khách hàng: xây dựng chính sách khách hàng là điều cần thiết trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện
nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng
hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân
tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, Co-opBank đã thực hiện 1 số
việc sau :
+ Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng khách hàng nhất định. Cần tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí như: tiền gửi thanh toán, chất lượng tiền vay. ..để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách động lực đối với khách hàng lớn.
+ Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn.
+ Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa ngân hàng và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng cũng như giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Xây dựng chính sách giá khép kín nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam như: dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ ngân quỹ,...
+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,.
cao hiệu quả tín dụng.
- về chính sách đối với tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn nhu việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhuợng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Co-opBank cần thuờng xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thuờng xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị truờng và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà nguời thụ huởng là ngân hàng.
3.2.3. Đa dạng hóa hình thức cho vay trung- dài hạn
Ngân hàng cần đa dạng hóa hình thức đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nguời đi vay. Trong thời gian tới, ngân hàng cần mở rộng phát triển các loại hình tín dụng trung dài hạn nhu: Cho vay đầu tu chiều sâu, đầu tu tài sản cố định, đầu tu góp vốn, bảo lãnh vay trả chậm nuớc ngoài, bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho vay vốn đồng tài trợ với ngân hàng khác... Để đem lại hiệu quả cao và phân tán rủi ro. Hiện nay tại một số chi nhánh của Co-opBank đã triển khai dịch vụ bảo lãnh, tuy nhiên doanh số bảo lãnh còn khiêm tốn. Trong thời gian tới, Co-opBank cần nghiên cứu và có các chính sách thúc đẩy dịch vụ này tăng truởng hơn nữa để tối đa hóa lợi nhuận.
Nghiên cứu tham gia đầu tu bằng vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng- khách hàng bằng việc nắm giữ cổ phần hoặc có thành viên trong ban quản lý điều hành của doanh nghiệp, từ đó đua ra những biện pháp cho từng thời kỳ kinh doanh. Hiện tại, Co-opBank không có khoản đầu tu góp vốn liên doanh, kiên kết nào.
Việc mở rộng các hình thức cho vay trung dài hạn nên đặc biệt chú ý đến việc cho vay xây dựng nhà ở và tín dụng thuê mua tài sản cố định. Hiện nay, nhu cầu nhà ở của những cá nhân có thu nhập ổn định nhung không đủ tiền xây hoặc mua, nhu cầu này đang ngày một gia tăng. Với nhu cầu vay mua, xây nhà, có thể nghiên
cứu gia tăng thời hạn vay lên đến 15 năm để giảm gánh nặng trả nợ gốc lãi định kỳ cho khách hàng, từ đó tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm. Tương tự, với các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, dây chuyền máy móc để cải thiện chất lượng sản phẩm, Co-opBank có thể áp dụng hình thức tín dụng thuê mua tài sản cố định. Khi hết thời hạn hợp đồng, có thể bán lại tài sản đó cho khách hàng nếu hợp đồng có quy định.