HỌC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.4.1 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
Thái Lan: Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng như sau:
Thứ nhất, Thái Lan đóng cửa 52 chi nhánh NHTM và công ty tài chính, tiến hành tổ chức sắp xếp lại NHTM.
Thứ hai, các NHTM Thái Lan đã cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng; hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có; các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn; các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một công ty; bên cạnh đó NHTM thực hiện 100% dự phòng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ.
Thứ ba, Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành xử lý thu nợ.
Với những kiên quyết trong cải cách Ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng.
Trung Quốc: Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN trong thời gian 3 năm, nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, cụ thể như sau:
- Bán hàng loạt các Doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ của DNNN ra khỏi bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.
- Xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTM QD, thành lập các NHTM CP địa phương ở 300 thành phố.
- Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM và đã mạnh dạn chuyển giao toàn bộ nợ khó đòi lên đến 29,9 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý nợ của 4 NHTM lớn nhất ( NH xây dựng Trung Quốc, NH Trung Quốc, NH Công thương Trung Quốc, NH Nông nghiệp Trung Quốc).
Với những nỗ lực trên Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng, nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.4.2 Bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
Với những kinh nghiệm của các nước nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:
- Việc nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM Việt Nam cần phải được sự quan tâm của Chính phủ và của ngành Ngân hàng với các giải pháp mạnh và tập trung là việc cơ cấu lại hệ thống NHTM và sắp xếp lại hệ thống DNNN. Đối với các DNNN cần triệt để thực hiện quá trình cải cách doanh nghiệp, chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hoặc những doanh nghiệp có tính định hướng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp còn lại có thể cổ phần hóa, giải thể, sáp nhập.
- Chính phủ cần ban hành cơ chế để cho các công ty Quản lý nợ và Kiểm tra tài sản của các NHTM hoạt động có hiệu quả, giúp các NHTM xử lý tốt nợ tồn đọng.
- NHNN đưa ra các giới hạn cảnh báo đối với việc đầu tư tín dụng của các NHTM cũng rất cần thiết nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.
- NHTM VN cần bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả nhất, các sai sót do vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý nghiêm túc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính càng lớn mạnh vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế là dẫn vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu vốn. Do vậy, chức năng quan trọng nhất của ngân hàng luôn là chức năng trung gian tín dụng. Tín dụng là một hoạt động truyền thống của Ngân hàng và là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng nên luôn được chú trọng ưu tiên phát triển. Tuy nhiên sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng cũng mang lại sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Nhận thức được vấn đề này, các ngân hàng thương mại hiện nay đều cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng.
Để tạo tiền đề cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam - chi nhánh TP Hà Nội, trong chương 1 này, tác giả đã đi sâu và làm sáng tỏ các vấn đề ly luận chung về hoạt động tín dụng và hiệu quả tín dụng. Do vậy, ngoài việc đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng, nội dung của chương 1 tập trung làm rõ các quan điểm về hiệu quả tín dụng, những tiêu thức đo lường hiệu quả tín dụng và các nhân tố tác động, ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển và định hướng hoạt động của Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà nội
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Industry and Trade - Ha Noi Branch. (VietinBank)
Địa chỉ: số 6 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 198/QĐ-TCCB ngày 29.06.1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 24.03.1993 Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ra quyết định số 93/QĐ-NHCT-TCCB chuyển các hoạt động của chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội vào Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 30.12.1998, chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT VN ký quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT sắp xếp tổ chức hoạt động Chi nhánh- NHCT VN theo điều lệ tổ chức NHCT VN.
Ngày 20.10.2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT VN đã ban hành quyết định số 153/QĐ-HĐQT-NHCT về mô hình tổ chức mới của Chi nhánh theo dự án hiện đại hóa Ngân hàng và Công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh TP Hà Nội - NHTMCPCT VN đã cơ bản ổn định. Toàn chi nhánh gồm 1 Giám đốc, 4 phó Giám đốc và 22 phòng. Trong đó, 13 Phòng chức năng, 11 phòng giao dịch cấp 1 và 03 Phòng giao dịch cấp 2 trực thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, 3 Quỹ tiết kiệm trực thuộc Phòng khách hàng cá nhân.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTMCPCT VN - Chi nhánh TP Hà Nội:
Các Quỹ TK
Chức năng của các Phòng Ban tại Chi nhánh:
- Phòng tổ chức hành chính: quản lý cán bộ - đào tạo, hành chính, phân bổ cán bộ trong cơ quan dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
- Phòng Kế toán giao dịch: Thực hiện thanh toán trong nước và quốc tế cho khách hàng với các hình thức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ qua NHNN, chi trả kiều hối, quản lý tài sản của khách hàng. Mua - bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, mua - bán ngoại tệ cho khách hàng theo quy định thanh toán.
- Phòng Kế toán tài chính: Thực hiện quản lý tài sản, hạch toán chi tiêu nội bộ, hạch toán tiền lương, hạch toán kết quả kinh doanh của ngân hàng sau từng thời kỳ.
- 03 Phòng khách hàng: Các phòng khách hàng với các chức năng:
+ Cho vay các tổ chức kinh tế: cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn..v.v.. phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế.
+ Cho vay tư nhân, hộ gia đình: cho vay phục vụ cho các đối tượng thành phần kinh tế là tư nhân, hộ gia đình, cho vay sinh viên, cho vay tiêu dùng..v.v..
+ Huy động vốn: huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để phục vụ cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
+ Mở L/C (TTQT), nhận thông báo L/C, phát hành Bảo lãnh trong và ngoài nước thu các khoản phí dịch vụ, ...
- Phòng tổng hợp: là bộ phận làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch giúp cho ban Giám đốc hoạch định các
chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
- Phòng Ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
KH KH vay các- Các Phòng giao dịch cấp 1, cấp 2: gồm có 11 Phòng giao dịch cấp 1vay nền vay (Phòng giao dịch số 01, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 11, 12, 16 và PGD Xã Đàn) và 3 Phòng giao dịch cấp 2 (PGD số 8, 9, 10). Các phòng giao dịch cấp 1 có chức năng hoạt động nghiệp vụ gần như đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng. Các phòng giao dịch cấp 2 trước mắt sẽ chú trọng vào công tác huy động vốn và một phần thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, phát hành thẻ,...
- Phòng Quản lý rủi ro: thẩm định rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng, thực hiện việc quản lý đôn đốc các Báo cáo đặc thù về trích lập dự phòng rủi ro, rủi ro tác nghiệp, ...
- Phòng kinh doanh Thẻ: thực hiện các công tác kinh doanh liên quan đến Thẻ Ngân hàng (Phát hành thẻ ATM, thẻ Tín dụng quốc tế; quản lý duy trì sự hoạt động bình thường hệ thống các máy ATM mà đơn vị quản lý, báo nợ thẻ tín dụng, thu nợ, chi trả lương vào thẻ ATM cho các đơn vị)
- Phòng Thông tin điện toán: thực hiện các công tác bố trí máy móc thiết bị, đảm bảo hoạt động của hệ thống công nghệ ngân hàng (Máy tính, máy in, đường truyền tín hiệu, chương trình phần mền các loại phục vụ tác nghiệp,.)
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: thực hiện việc kiểm tra thường xuyên các mặt hoạt động của đơn vị, kiểm soát và đôn đốc việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm Pháp luật và của Ngành tất cả các mặt hoạt động.
2.1.2. Mô hình tổ chức tín dụng
Hiện nay, bộ máy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã phát triển mạnh đảm bảo cho năng lực hoạt động tín dụng mạnh mẽ. Khối tín dụng được tổ chức theo mô hình hiện đại và đa năng:
- Các Phòng khách hàng đặt tại trụ sở chính bao gồm Phòng khách hàng 1, Phòng khách hàng 2, Phòng khách hàng cá nhân là bộ phận tín dụng trực
tiếp quản lý khách hàng, tiếp xúc khách hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tín dụng đến với khách hàng.
- Tổ tín dụng thuộc các Phòng giao dịch cấp 1 (tại 11 Phòng giao dịch cấp 1) được đặt ở những khu vực mà hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển để nắm bắt nhu cầu tín dụng, thu hút khách hàng mới có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chỗ và tạo thuận lợi cho khách hàng.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức tín dụng tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh thành phố Hà Nội
Ban giám đốc
- Phòng Quản lý rủi ro: thực hiện thẩm định rủi ro cho các hoạt động tín
dụng phối hợp với bộ phận tín dụng trực tiếp trong quá trình cấp tín dụng và quản lý khoản vay.
cho quá trình cấp tín dụng đã được thực hiện đảm bảo đầy đủ theo đúng quy trình, quy định.
2.1.3. Khách hàng và sản phẩm tín dụng
2.1.3.1. Khách hàng tín dụng
Trong quá trình hoạt động, NHTMCPCTVN - Chi nhánh TP Hà Nội là một Ngân hàng có quá trình hoạt động lâu dài, có lượng khách hàng truyền thống chủ yếu là các Tổng công ty, doanh nghiệp lớn với dư nợ rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh chưa quan tâm đầu tư đúng mức tới công tác tiếp thị, khuyếch trương nhằm tìm kiếm và tạo dựng nền khách hàng.
Đa phần dư nợ của Chi nhánh tập trung vào một số Doanh nghiệp, Tổng công ty lớn. Nghành nghề kinh doanh của khách hàng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh tương đối đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, tiêu dùng, ... Tuy nhiên hoạt động cho vay của Chi nhánh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Thương mại dịch vụ, khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là các khách hàng cũ hoạt động có uy tín trong lĩnh vực này.
Hiện nay, công tác khách hàng và sàng lọc khách hàng tại Chi nhánh được thực hiện ngay từ khi tiếp xúc tiếp thị khách hàng. Trong quá trình hoạt động, các khách hàng thường xuyên được đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng. Công tác phân loại và xếp hạng khách hàng được thực hiện theo hệ thống xếp hạng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam.
2.1.3.2. Sản phẩm tín dụng
Các sản phấm tín dụng cung ứng chủ yếu vẫn là các sản phẩm tín dụng truyền thống đang được áp dụng trong hệ thống NHTMCPCT VN. Các sản phẩm tín dụng Chi nhánh hiện đang cung cấp được thực hiện dưới 02 hình thức chính là:
- Tín dụng ngắn hạn: đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh ngắn hạn cho các cá nhân và doanh nghiệp.
- Tín dụng trung dài hạn:
+ Đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng, phát triển chiều sâu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dài hạn của các cá nhân + Đáp ứng nhu cầu đầu tư khác.
Còn theo phương thức cho vay, hiện tại Chi nhánh đang áp dụng 02 hình thức là cho vay từng lần theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay theo món được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần, không thường xuyên. Cho vay theo hạn mức tín dụng chỉ áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn, thường xuyên, kinh doanh ổn định. Cho vay theo hạn mức là phương thức cho vay đang được áp dụng rộng rãi trong hệ thống NHTMCPCT VN.
Các sản phẩm tín dụng:
- Cho vay cầm cố và chiết khấu giấy tờ có giá.
- Cho vay thế chấp bằng tài sản (Bất động sản, động sản, ...) đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: cho vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu, cho vay thu mua làm hàng xuất khẩu, cho vay mở thu tín dụng nhập khẩu.
- Tín dụng đảm bảo bằng hàng tồn kho: áp dụng đối với các khách hàng
hoạt động có uy tín, luân chuyển hàng hóa thường xuyên. Tài sản đảm bảo cho khoản vay chính là hàng hóa tồn kho luân chuyển.
- Cho vay đồng tài trợ: áp dụng đối với các khoản vay có quy mô tín dụng lớn hoặc có mức độ rủi ro cao cần san sẻ, trong đó có sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng vào việc cấp tín dụng.
- Các sản phẩm tín dụng đối với cá nhân: thấu chi tài khoản, phát hành thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, cho vay mua ôtô, cho vay đối với cán bộ công