Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 47)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

nghiệp

Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa (Agribank chi nhánh Thanh Hóa) được thành lập theo QĐ số 31/NH-QĐ ngày 18 tháng 5 năm 1988 của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, tất cả các chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp và quỹ tiết kiệm.

Khi mới thành lập mạng lưới có 21 đơn vị, bao gồm Hội sở chính và 20 chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện được b àn giao nguyên trạng đội ngũ cán bộ với biên chế 1.697 người (trừ thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn không có Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), chiếm trên 2/3 biên chế của to àn ngành ngân hàng Thanh Hóa khi chia tách. Trình độ cán bộ chủ yếu là trung, sơ cấp được đào tạo từ thời bao cấp còn hết sức ngỡ ngàng xa lạ trước cơ chế kinh tế thị trường.

Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1990 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có tên gọi là Ngân hàng Phát

31

triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong giai đoạn này vẫn còn mang nặng tính bao cấp - lỗ lãi đều do TW chịu. chế độ khoán tài chính và các văn bản quy định cơ chế nghiệp vụ phù hợp với đặc thù Ngân hàng Nông nghiệp đều chưa có, nên trên thực tế , hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp vẫn chưa thực sự mang tính chất kinh doanh. Thu nhập của cán bộ ngân hàng rất thấp.

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996: ngày 14/11/1990 Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Từ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã phải đứng trước những khó khăn thách thức mới. Trong giai đoạn này Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa quyết tâm đổi mới triệt để với hàng loạt các giải pháp nhằm vượt qua khó khăn, xây dựng nền tảng vững chắc cho các bước phát triển tiếp theo. Với cơ chế chính sách được đổi mới, với sự phấn đấu nỗ lực vượt bậc, sự đoàn kết thống nhất, tập trung trí tuệ cao của đội ngũ cán bộ CNV, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã thực sự vươn lên từ đơn vị gặp nhiều khó khăn đi dần vào thế ổn định và phát triển vững chắc.

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay: ngày 15/11/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 280/ QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

3 2

thôn Việt Nam là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Bước sang giai đoạn lịch sử mới, hoạt động của Ngăn hàng Nông Nghiệp va Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có sự thay đổi cả về chất và lượng, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

2.1.2. Cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

chi nhánh Thanh Hóa

2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

33

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa

3 4

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a) Giám đốc

Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, giám sát, kiểm tra các Phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ, quy trình và thể lệ chế độ lưu hành: báo cáo kết quả công việc của ngân hàng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc; phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban giám đốc; tổ chức sắp xếp và quản lý lao động làm việc tại chi nhánh theo Luật lao động.

Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền ký thay Giám đốc các văn bản giao dịch, giấy tờ liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật.

Điều hành mỗi phòng là Trưởng phòng và một số Phó phòng giúp việc cho Trưởng phòng.

b) Phòng Ke toán

Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh phát sinh.

Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối kế toán ngày, tháng, năm và các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Agribank Trung ương.

Thực hiện báo cáo kế toán đối với cơ quan quản lý Nhà nước theo chế độ hiện hành. Cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban giám đốc và của ngân hàng cấp trên.

Thực hiện giao dịch 1 cửa với khách hàng, thu chi tiền mặt; công tác kho quỹ đảm bảo nhanh, chính xác, kịp thời.

c) Phòng Tổ chức cán bộ

Tổ chức, sắp xếp cán bộ trong toàn chi nhánh, đảm bảo cán bộ trong chi nhánh được làm làm việc theo đúng Luật lao động.

35

Tổ chức đào tạo, tuyển dụng cán bộ mới, bố trí công việc phù hợp với từng cán bộ.

d) Phòng Hành chính

Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; công tác lễ tân, quản trị; công tác lao vụ, bảo vệ.

e) Phòng Marketting

Nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, tiếp thị hình ảnh của chi nhánh đến khách hàng. Xây dựng chính sách chung đối với khách hàng, nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể.

Phát triển nghiệp vụ thẻ, nghiệp vụ Mobile Banking, nghiệp vụ Loan Banking, nghiệp vụ chuyển tiền tự động ...

Nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, các hình thức huy động vốn. Đầu mối trong công tác, triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Đầu mối trong công tác, triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Tham mưu cho Giám đốc cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hợp lý.

f) Phòng Kế hoạch

Lập kế hoạch cho ban giám đốc về các mục tiêu trong từng giai đoạn như kế hoạch về chỉ tiêu dư nợ, nguồn vốn, thu phí dịch vụ...

g) Phòng Tín dụng

Thực hiện việc cho vay vốn các khách hàng của chi nhánh bằng nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ; bảo lãnh cho các khách hàng theo chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo an toàn, hiệu quả của đồng vốn.

Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn ... cả VND và ngoại tệ.

36

của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện việc báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của ngân hàng Agribank Trung ương.

Phối hợp với phòng nguồn vốn trong công tác điều hành nguồn vốn, thực hiện chính sách kinh doanh. Phối hợp trong công tác thẩm định dự án đầu tư theo quy định của Giám đốc.

Phối hợp với phòng kế toán theo dõi, thu nợ gốc, lãi của các khoản vay, bảo lãnh của khách hàng. Cung cấp bản chính các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các chứng từ liên quan đến việc xử lý phát sinh tín dụng, bảo lãnh: cho vay, gia hạn, giảm nợ, điều chỉnh lãi suất, thu nợ ... đã được Giám đốc duyệt.

Phối hợp với phòng ngoại hối về các giao dịch thanh toán với nước ngoài, xác định nguồn thanh toán, điều kiện tín dụng của các giao dịch qua hợp đồng kinh tế, phương án kinh doanh và cam kết thanh toán của khách hàng. Duy trì và tiếp cận khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu.

h) Phòng điện toán

Phòng điện toán có chức năng và nhiệm vụ chính là nghiên cứu ứng dụng các phần mềm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý và bảo dưỡng nâng cấp mạng nội bộ cũng như kết nối các máy trạm giữa các chi nhánh cấp 1, cấp 2, PGD trực thuộc trong cùng hệ thống Agribank Thanh Hóa.

Quản lý việc cấp user, mật khẩu, etoken đối với từng cán bộ ngân hàng.

i) Phòng Kinh doanh ngoại hối

Tham mưu cho ban Giám đốc về thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ kinh doanh đối ngoại theo hướng dẫn chỉ đạo của ngân hàng Agribank Việt Nam.

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng có nhu cầu về dịch vụ thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển nhận tiền kiều

3 7

hối ... theo quy định hiện hành của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Agribank Việt Nam và đúng thông lệ quốc tế.

Thực hiện công tác dịch thuật và thông dịch

j) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Kiểm tra việc điều hành của lãnh đạo các phòng ban trong toàn chi nhánh về việc tuân thủ pháp luật, kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác và chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh.

Phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm pháp luật những tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ.

Kiểm tra theo các chuyên đề nghiệp vụ các chi nhánh cấp 1, cấp 2, PGD trực thuộc.

Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền Giám đốc chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w