CỦA VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA
3.1.1. Định hướng về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của ViệtNam Nam
Hòa chung với xu thế chung của thời đại, Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Định hướng cơ bản của công tác xuất nhập khẩu trong 10 năm tới, theo chỉ thị số 22/2000/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ là: "Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ về nhập khẩu chú trọng về công nghệ phục vụ sản xuất nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, phương thức kinh doanh hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và kinh tế các nước khác trong khu vực".
Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện các giải pháp sau:
Xây dựng chính sách thích hợp hỗ trợ xuất khẩu với một số hàng hóa chủ lực như: dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, và đặc biệt là nhóm hàng nông sản, có chính sách khuyến khích hỗ trợ nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm cung ứng, có chính sách ưu đãi đối với
76
Tổ chức tốt nguồn hàng phục vụ xuất khẩu nhất là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao, thu hút nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên vật liệu trong nước.
Tiếp tục hoàn thiện luật thuế GTGT và thuế xuất khẩu về cả thuế suất và thủ tục thu thuế, miễn hoàn thuế.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh các ngành hàng xuất khẩu dịch vụ.