Giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 98)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀ

3.2.2. Giải pháp dài hạn

3.2.2.1. Đa dạng hóa khách hàng và các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Trong cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa, cho vay đối với các Doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao. Để nâng cao được chất lượng thì Ngân hàng cần thiết phải đa dạng hóa khách hàng, bởi vì đây là việc làm có liên quan chặt chẽ đến khả năng phòng chống rủi ro tín dụng. Hơn thế đa dạng hóa khách hàng sẽ đem lại cho Ngân hàng một thị trường rộng lớn hơn trong hoạt động tín dụng và qua đó tăng trưởng được tín dụng, nâng cao được lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các cơ sở thu mua xuất khẩu nhỏ.

Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa việc đa dạng hóa khách hàng theo thành phần kinh tế phải gắn liền với đa dạng khách hàng theo ngành hàng. Chẳng hạn với các ngành hàng như điện tử, xe máy, ô tô ... Đây là những ngành hàng có nhiều triển vọng mà chi nhánh còn bỏ ngỏ . Trong thời gian tới chi nhánh nên tiến hành tham gia vào các ngành hàng này.

Cùng với việc đa dạng hóa khách hàng chi nhánh cũng cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng xuất nhập khẩu.

80

Những năm qua hoạt động tín dụng nhập khẩu của ngân hàng phát triển khá mạnh. Tuy nhiên về hình thức còn đơn điệu, làm hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động tài trợ xuất khẩu lại chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến doanh số thấp, hình thức cổ điển. Vì vậy với phương hướng lấy tín dụng xuất khẩu làm trọng tâm và kết hợp giữa tín dụng xuất khẩu và nhập khẩu, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu thì trong giai đoạn tới việc xem xét mở rộng các hình thức tín dụng cho xuất khẩu cũng như nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết đối với ngân hàng Agribank Thanh Hóa.

3.2.2.2. Đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn vốn cho xuất nhập khẩu

Trong những năm qua mặc dù ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã thực hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên, đối với hoạt động xuất nhập khẩu còn có một số hoạt động mà ngân hàng chưa thực sự quan tâm khai thác như:

Tham gia đồng tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu với các ngân hàng khác cũng như với các ngân hàng nước ngoài để khai thác những nguồn vốn với chi phí thấp.

Sử dụng nguồn vốn ODA tạm thời nhàn rỗi để cho vay ngắn hạn xuất nhập khẩu. Đây là những nguồn vốn rất có ý nghĩa đối với hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu bởi nó gắn với hoạt động ngân hàng quốc tế và quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng. Để khai thác các nguồn vốn này ngân hàng cần phải:

Không ngừng nâng cao uy tín trong quan hệ vay trả với nước ngoài, trả gốc và lãi đúng hạn.

Tiếp tục mở rộng quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế trên cơ sở phát triển các mối quan hệ cũ và xúc tiến những mối quan hệ mới.

8 1

Bên cạnh khai thác các nguồn vốn mới nói trên ngân hàng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các hình thức huy động truyền thống trong và ngoài nước như: nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ...

Ngân hàng cần bố trí một lượng vốn phù hợp cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

3.2.2.3. Đẩy mạnh các nghiệp vụ dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

Mua bán ngoại tệ sẽ tác động đến trạng thái ngoại tệ của ngân hàng do vậy tác động đến nguồn vốn ngoại tệ cho xuất nhập khẩu đặc biệt là nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn tác động đến sự ổn định tỷ giá ngoại tệ, làm ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng vay, trả nợ của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Thanh toán quốc tế tác động đến chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu thông qua việc đáp ứng kịp thời về chi trả của khách, nó là một phần của nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu ở khâu thanh toán. Thực hiện việc thanh toán nhanh chóng, kịp thời không chỉ nâng cao uy tín cho Ngân hàng mà còn hạn chế được tổn thất do yếu tố chủ quan và nhờ đó nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Đe đẩy mạnh được các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cũng như thanh toán quốc tế trong thời gian tới Ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau:

Tìm kiếm các đối tác kinh doanh ngoại tệ, mở rộng quan hệ thanh toán. Sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại qua mạng internet.

Theo dõi tình hình thu chi ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu có cam kết bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng khi có doanh thu xuất khẩu.

8 2

Chủ động nắm bắt kịp thời sự biến động tỷ giá trên thị trường để có thể xác định các tỷ giá giao dịch thuận lợi cho cả khách hàng và Ngân hàng.

Thường xuyên theo dõi cân đối dự trữ ngoại tệ trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giúp ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng trong hoạt động này, đồng thời góp phần hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển.

Tăng cường các giải pháp hạn chế rủi ro hối đoái cho ngân hàng: đây là loại rủi ro đặc trưng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các loại giao dịch ngoại hối xuất phát từ chênh lệch tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau. Việc nắm giữ một loại ngoại tệ nào đó quá nhiều là mạo hiểm vì ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro lớn khi xảy ra biến động tỷ giá. Ngân hàng cần sử dụng nhiều hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái (các giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, hợp đồng quyền chọn ...). Ngân hàng cũng có thể thỏa thuận với khách hàng nếu tỷ giá biến động vượt quá một phạm vi biến động nào đó sẽ chia sẻ bớt rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

3.2.2.4. Triển khai Marketing ngân hàng trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, khi các NHTM cổ phần, NHTM ngoài quốc doanh thành lập liên tục, một trong những bí quyết thành công của các ngân hàng là không ngừng thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Để làm được điều này Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hoá không thể không áp dụng Marketting, tiếp thị, quảng bá hình ảnh rộng rãi đến với người dân. Đây là một trong những mục tiêu chiến lược để Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hoá đạt tới những thành công lớn hơn. Chi nhánh cần xây dựng cho mình một chiến lược Marketting lâu dài với những chính sách sau:

8 3

Chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra: Thực hiện chính sách này ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, xem khách hàng hiện tại, khách hàng tương lai là ai, họ mong muốn điều gì ở các sản phẩm của chi nhánh. Qua đó tiến hành phân loại khách hàng theo các mục tiêu cần nghiên cứu và có biện pháp để lôi kéo khách hàng của các Ngân hàng đối thủ và xây dựng được mạng lưới khách hàng ổn định.

Chính sách sản phẩm giá cả: chi nhánh cần tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với các ngân hàng khác thông qua chính sách lãi suất và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo như: tư vấn cho khách hàng về thị trường sản phẩm, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, tham gia những chương trình từ thiện, ủng hộ ...

Chính sách phân phối: Đây là chính sách nền tảng cho mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng. Thực hiện chính sách này Ngân hàng phải xây dựng được mạng lưới phân phối phù hợp trên cơ sở quan tâm xem xét đến các yếu tố về địa điểm mở quầy giao dịch, trang bị cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ cán bộ ...

Chính sách giao tiếp, tiếp thị hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng: để thực hiện chính sách này ngân hàng ngoài quảng cáo còn cần phải tiến hành mở rộng các hình thức tín dụng, dịch vụ về xuất nhập khẩu. Công việc này cần phải được thực hiện bởi tất cả các phòng ban, mọi cán bộ nhân viên trong toàn ngân hàng chứ không nên giới hạn ở bất cứ phòng ban nào.

3.2.2.5. Tăng cường công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ

cán bộ ngân hàng

Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu thuộc nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên khá phức tạp và đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa cho thấy thường thì một cán bộ mới tiếp cận nghiệp vụ này phải mất tối thiểu hơn

8 4

1 năm mới có khả năng nắm và triển khai công việc của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Để các cán bộ có thể vừa nghiên cứu vừa triển khai công việc thì ngoài sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập và các kiến thức kinh tế liên quan, các đội ngũ nhân viên còn phải thông thạo ngoại ngữ, vi tính. Để nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể là ngân hàng Agriban Thanh Hóa cần tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chương trình đào tạo về những mặt sau:

Tham gia các lớp học ngoại ngữ, tập huấn các chương trình sử dụng vi tính liên quan đến công việc.

Các khóa học về quy chế, yêu cầu và hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng quốc tế.

Các khóa học về thẩm định dự án, phân tích tín dụng, ứng dụng Marketting vào hoạt động ngân hàng.

Các khóa học về quy chế tổ chức và các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại, kinh tế quốc tế.

Các vấn đề có liên quan đến đồng tài trợ.

Tham gia trao đổi hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu với các chuyên gia trong lĩnh vực này của các ngân hàng trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w