ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77)

XUẤT

NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA 2.3.1. Ket quả đạt được

Trong bối cảnh hoạt động tiền tệ của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa nói riêng đã gặp nhiều khó khăn, rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, tất cả các cán bộ làm công tác tín dụng phải chấn chỉnh hoạt động, đi vào kỷ cương tuân thủ chặt chẽ theo quy định cho vay. Với phương châm cho vay an toàn, hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, việc thẩm định, phê duyệt cho vay đã từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, việc thẩm định, phê duyệt cho vay đã từng bước được cải tiến đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trách nhiệm của cán bộ tín dụng dần dần được nâng cao. Do vậy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Trong 3 năm liên tiếp (2010 - 2012), nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng mạnh và có sự chuyển hướng tăng nguồn vốn dài hạn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân là 26,6%/năm. Năm 2012 chi nhánh cơ bản tự chủ được nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Chi nhánh không ngừng tăng cường các biện pháp huy động ngoại tệ, thu hút nâng cao số lượng khách hàng gửi tiền, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ. Do vậy, chi nhánh luôn chủ động được nguồn ngoại tệ ngay cả trong những thời điểm khó khăn về ngoại tệ.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, và xuất khẩu hàng nông sản là mặt mạnh và là hoạt động truyền thống của chi nhánh

6 6

Phòng KD ngoại hối đã phối hợp chặt chẽ với bộ phận tín dụng doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương bán chéo sản phẩm, đầu tư khép kín, quản lý rủi ro đối với các khách hàng có kinh doanh xuất nhập khẩu như ngành Thủy sản, chế biến gỗ, vật tư phụ tùng ... yêu cầu tập trung quan hệ tín dụng tại NHNo và thực hiện thanh toán quốc tế 100% qua NHNo. Nhờ đó quản lý được dòng tiền về, chủ động quản lý khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh số Thanh toán quốc tế cũng như doanh số về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

Trong năm 2012, tổng doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu đạt 85.112 ngàn USD - đạt 85% kế hoạch (KH năm 2012 là 100 triệu USD). Trong đó: thanh toán hàng xuất khẩu 68,8 triệu USD - tăng 1,78% so với năm 2011 và tăng 16,3% so với năm 2010, thanh toán hàng nhập khẩu 16,3 triệu USD - bằng 90% so với năm 2011 và tăng 5,09% so với năm 2010.

Bảng 2.8: Hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa

giai đoạn 2010 - 2012

Tổng lợi nhuận tài trợ XNK 3.376 5.533 5.89 6

(Nguồn: Phòng kế hoạch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa)

Qua bảng 2.8 ta thấy tổng thu nhập tài trợ XNK đều tăng. Nếu trong năm 2010 tổng thu nhập tài trợ XNK là 32.632 triệu đồng thì trong năm 2011 chỉ tiêu này tăng 306 triệu đồng tương ứng tăng 0,94%, năm 2012 tăng 9.068 triệu đồng tương ứng tăng 27,7%.

Năm 2012 TTQT Thị phần (%) VIETTINBANK 1 8 13%" BIDV 1 5 11%" 6 7

Xét chỉ tiêu tổng chi phí tài trợ XNK trên tổng thu nhập tài trợ XNK: chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập.Qua bảng số liệu ta thấy vào năm 2010 chỉ tiêu này là 0,89; năm 2011 là 0,83; năm 2012 là 0,86. Điều này có nghĩa là: để có được 100 đồng thu nhập thì chi nhánh phải bỏ ra 89 đồng chi phí vào năm 2010, 83 đồng và 86 đồng chi phí vào năm 2011 và năm 2012. Nhìn chung, chỉ số tổng chi phí tài trợ XNK trên tổng thu nhập tài trợ XNK của Ngân hàng là chấp nhận được qua 3 năm vì chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn cao, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí qua các năm tương đương với tốc độ tăng của thu nhập và làm cho lợi nhuận của chi nhánh đạt được không cao.

Tuy chi phí đầu tư cho hoạt động tín dụng tài trợ XNK còn cao nhưng lợi nhuận hoạt động tín dụng tài trợ XNK của Chi nhánh đều tăng qua 3 năm. Năm 2012 chỉ tiêu này 5.896 triệu đồng, tăng 363 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 6,56%, tăng 2.520 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 74,65%.

Năm 2012, qua điều tra khảo sát với 4 Ngân hàng hàng đầu tại Thanh Hóa gồm: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, NH Công thương, NH Đầu tư và NH ngoại thương, cho thấy tình hình thị phần dịch vụ kinh đoanh ngoại hối của 4 ngân hàng này như sau: Tổng doanh số hoạt động ngoại hối của 4 ngân hàng lớn nêu trên trong năm 2012 là 627 triệu USD. Trong đó NHNo thực hiện 424 triệu USD chiếm 67,6 %, tăng 2,3 so với năm 2011; NH đầu tư là 76 triệu USD chiếm 12,1 %; NH công thương là 68 triệu USD, chiếm 10,8%; và NH ngoại thương Thanh Hóa là 59 triệu USD chiếm 9,4%. Trong đó, về nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHNo Thanh Hóa chiếm 61%, Công thương 13%, Đầu tư 11%, Ngoại thương 16%.

6 8

Bảng 2.9: Bảng khảo sát hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

VIETCOMBANK 2

2 16%"

AGRIBANK 8

5 61%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dư nợ 1.386.78 0 1.792.920 1.948.450 Nợ quá hạn 85 96" 1.379 Nợ khoanh 128" 135" 476"

(Nguồn: Báo cáo khảo sát tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2012)

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

a. Tồn tại lớn nhất, khó khăn và lâu dài nhất cho hoạt động tín dụng của chi nhánh nói chung, cũng như hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng đó là nợ tồn đọng (bao gồm nợ khoanh, nợ chờ xử lý) rất lớn mà chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Phần lớn các khoản nợ khoanh đều bị giảm, xóa, không có nguồ n hỗ trợ bù đắp, ngoài việc bán tài sản thế chấp. Quá trình hoàn thiện thủ tục đưa tài sản thế chấp ra bán đấu giá tại trung tâm đấu giá thuộc sở tư pháp vẫn còn nhiều vướng mắc như hồ sơ thế chấp không đầy đủ hoặc giả mạo; con nợ chây ỳ trả nợ cản trở Ngân hàng bán tài sản, thời hạn khởi kiện đã hết, các tranh chấp dân sự phát sinh cản trở việc phát mại tài sản để thu nợ; thủ tục bán đấu giá còn gây phiền hà cho khách hàng như mức lệ phí đấu giá, tiền đặt cọc còn cao. Bên cạnh đó, phần lớn DNNN chưa được cấp giấy chứng từ nhận chủ quyền tài sản thuộc quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác, việc đảm bảo bằng tài sản của các DNNN chỉ mang tính hình thức, nên khi doanh nghiệp không có khả

6 9

năng hoàn trả được thì việc xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng sẽ rất khó khăn, không thể giải quyết nhanh chóng và thời gian kéo dài, dẫn đến ứ đọng vốn trong kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh

Thanh Hóa

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa)

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có xu hướng tăng mạnh, năm 2012 tăng 1.283 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 1.294 triệu đồng so với năm 2010. Hầu hết các khoản nợ quá hạn đều là nợ ngắn hạn và tập trung vào một số doanh nghiệp nhà nước. Điều này làm cho tình hình tài chính của Chi nhánh không được lành mạnh.

Qua đó cho thấy rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh là có thể xảy ra, do đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có biện pháp phù hợp kịp thời nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phải giải quyết triệt để số lượng nợ tồn đọng, tránh dẫn đến nợ khó đòi, gây tổn thất cho Chi nhánh.

b. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh mới chỉ tồn tại ở hình thức cổ điển là cho vay theo món, cho vay luân chuyển, mở L/C và cho vay theo hạn mức tín dụng. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu hiện đại khác còn quá mới mẻ hoặc chưa có ở chi nhánh.

70

c. Cơ cấu khách hàng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa: theo số liệu thống kê về kim

ngạch xuất nhập khẩu năm 2012, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập

khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài, khu

vực kinh tế trong nước tăng rất nhỏ, thậm chí giảm (đối với nhập khẩu). Trong khi đó Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chưa tiếp

cận được nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, các dự án do Quốc tế

tài trợ.

Vì vậy, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng còn hạn chế. d. Cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu ở chi nhánh còn chưa hợp lý. Hiện

nay tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở chi nhánh chủ yếu là phục vụ xuất khẩu,

tín dụng tài trợ nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ.Hơn nữa, cơ cấu cho vay tại

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh

Hóa đã

cho thấy những bất cập, trong khi doanh số cho vay ngắn hạn bằng nội

tệ và

ngoại tệ chiếm đa số và tăng mạnh, thì doanh số cho vay trung và dài

hạn tại

ngân hàng chiếm số lượng rất nhỏ và tốc độ tăng trưởng cũng chậm. Anh hưởng từ cơ chế chính sách của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã ban hành từ năm 2011, thời gian từ giữa tháng 6/2011 đến tháng 3/2012, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành một loạt chính sách nhằm thắt chặt dư nợ ngoại tệ: như tạm dừng

71

nước ta. Từ đó ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kinh tế trì trệ làm cho sự biến động về giá cả trên thị trường dao động mạnh, nhất là giá nông sản nước ta trong những năm vừa qua có xu hướng sụt giảm. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản không thể bù đắp nổi các chi phí nên đã dẫn tới tình trạng các DN không trả được nợ cho ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn.

Thứ hai: về thiên tai lũ lụt

Thiên tai lũ lụt hạn hán cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng cho doanh nghiệp, nó mang đến thiệt hại về kinh tế và e ngại về tâm lý cho các tổ chức kinh doanh và cá nhân. Những thiệt hại này khiến cho các daonh nghiệp vốn đã làm ăn không hiệu quả để trả nợ gốc lẫn lãi cho khoản vay khi đến hạn lại càng gặp khó khăn nghiêm trọng hơn. Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Thứ ba: về phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Vốn tự có của doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ: phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tồn tại và hoạt động dựa vào nguồn vốn vay Ngân hàng là chính. Vì vậy, khi được Ngân hàng cho vay thì lợi nhuận sinh lời không đủ trả lãi cho Ngân hàng. Ngoài ra còn vì nhiều doanh nghiệp có vốn tự có thấp nhưng Ngân hàng bắt buộc phải cho vay để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ. Và khi các doanh nghiệp này làm ăn không có hiệu quả thì Ngân hàng phải tự gánh chịu rủi ro.

Phương án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không hợp lý: Sự bất hợp lý thể hiện qua việc nghiên cứu thị trường, dự đoán mức tiêu thụ không chính xác, đánh giá công suất, máy móc không khớp với nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến năng suất làm việc không cao. Do đó các doanh nghiệp không có nguồn để trả nợ Ngân hàng đúng hạn.

72

Do mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, kiến thức của doanh nghiệp về hoạt động tín dụng, về hợp đồng thương mại còn hạn chế gây bất lợi cho Ngân hàng. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn không thực hiện đúng cam kết khi vay vốn nhưng không mua bảo hiểm tài sản, sử dụng vốn vay sai mục đích.

Ngoài ra bên cạnh những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu đời, có tín nhiệm tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa, vẫn còn có một bộ phận nhỏ khách hàng cung cấp số liệu không trung thực, không đầy đủ và kịp thời cho ngân hàng, không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại doanh nghiệp. Điều này gây thiệt hại cho cả hai phía ngân hàng và khách hàng.

Thứ tư: Sự cạnh tranh của các NHTM trên cùng địa bàn

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các NHTM cổ phần, NHTM quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng trên địa bàn cũng tham gia vào hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Về năng lực cho vay của Ngân hàng

Địa bàn tỉnh Thanh Hóa là một địa bàn rộng lớn, do đó nhu cầu vay vốn trên địa bàn là rất cao. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động chưa rộng lớn nên cũng hạn

chế về quy mô cho vay của Ngân hàng. Số lượng khách hàng đông nên việc quản lý khách hàng vay vốn đang còn lỏng lẻo, chưa được theo dõi sát sao.

Thứ hai: Trình độ của cán bộ tín dụng Ngân hàng

Nhận thức của cán bộ tín dụng về bản chất tín dụng không đầy đủ dẫn đến suy nghĩ đơn giản, sơ sài trong chấp hành quy định. Cán bộ tín dụng thiếu

73

trình độ hiểu biết về pháp luật, thể lệ tập quán thương mại và thanh toán quốc tế, trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ. Ngân hàng chưa có đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nên lung túng trong việc thẩm định các dự án lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư và nhập khẩu thiết bị nước ngoài. Thực trạng đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa hiện nay đang là vấn đề đáng được lưu tâm, số cán bộ có thâm niên thì chưa được đào tạo lại để có đủ kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường, số cán bộ mới vào thì còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong thị trường có nhiều mối quan hệ phức tạp. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề cần được lưu tâm. Trong năm 2012 đã có nhiều vụ án liên quan đến cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp; cho vay hộ, vay ké; khi thẩm định dự án thì sơ sài ... dẫn đến gây thất thoát hàng tỷ đồng cho Ngân hàng.

Thứ ba: Chấp hành quy trình tín dụng và quy trình nghiệp vụ

Những trường hợp rủi ro trong tín dụng có nguyên nhân quan trọng là việc chấp hành không nghiêm chỉnh quy trình tín dụng và quy trình nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng. Thể hiện trong việc thẩm định và lập hồ sơ vay vốn. Có trường hợp cán bộ lập hồ sơ giải ngân khai tăng tài sản thế chấp để rút vốn

Một phần của tài liệu 0349 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w