Tại thị trường Việt Nam hiện nay, sự minh bạch thông tin là rất hạn chế. Bởi thế, ngân hàng luôn có xu thế thích các khoản giải ngân có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro tiềm ẩn về việc không đảm bảo được nguồn trả nợ thứ 2 này, ngân hàng cần có một số lưu ý:
- Thẩm định cẩn thận với các khoản tài sản bảo đảm về giá trị thực tế, tính thị trường, tính thanh khoản. Mỗi một lần giải ngân đều phải có sự kiểm tra, đánh giá lại tài sản thực tế để tránh gây thất thoát vốn bởi tài sản đảm bảo kém giá trị, hoặc ứ đọng vốn vì không thanh lý được khi khách hàng mất khả năng trả nợ.
- Với những tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là các dây chuyền, máy
móc thiết bị có tính chất đặc thù, ngân hàng cần có sự đánh giá về tính lạc hậu, lỗi thời
dẫn đến khấu hao vô hình cũng như khả năng thanh khoản trên thị trường. Điều này đòi
hỏi cán bộ thẩm định phải có cái nhìn tổng quan và đánh giá chính xác.
- Đa dạng hóa các hình thức nhận bảo đảm tín dụng: Tại chi nhánh hiện nay mới chỉ có 2 loại tài sản bảo đảm là bất động sản và động sản. Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường, sự mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng cần nghiên cứu và có nhiều hình thức bảo đảm cho khách hàng hơn như: bảo đảm của bên thứ 3, bảo đảm bằng giấy tờ có giá, cầm cố hàng tồn kho, ... Việc này giúp ngân hàng tránh bị mất những khách hàng tiềm năng có dự án kinh doanh tốt nhưng găọ vướng mắc về tài sản bảo đảm.
- Nâng cao tính pháp lý của tài sản bảo đảm: Ngân hàng cần thận trọng trong việc nhận tài sản bảo, phải đảm bảo tài sản không có tranh chấp vì việc doanh nghiệp đồng thời là khách hàng vay vốn của 2 - 3 ngân hàng là điều hết sức bình thường, thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng