Đốivới ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Dù hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, một NH thương mại bao giờ cũng đảm nhận 3 nghiệp vụ chính: Huy động vốn, cho vay và dịch vụ trung gian. TTQT thuộc mảng nghiệp vụ trung gian của NH. Trong nghiệp vụ TTQT, NH thương mại với tư cách là trung gian thay mặt cho khách hàng của mình thực hiện các giao dịch thu, chi hộ các khoản tiền phát sinh từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hay dịch vụ.

Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ NH trong nước, xu hướng quốc tế hóa, mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho nghiệp vụ NH quốc tế ra đời và phát triển, trong đó TTQT ngày càng thể hiện vai trò quan trọng (trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các NH). Có thể nói TTQT là một mặt không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh NH, nó bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, thể hiện trên các mặt:

a. Hoạt động TTQT phát triển sẽ giúp cho ngân hàng thương mại thu hút được

nhiều khách hàng và mở rộng thị trường

Trong bất cứ một giao dịch nào, dù trong nước hay quốc tế, cơ bản đều có hai bên tham gia: đó là người mua và người bán. Họ tham gia vào một hợp đồng mua bán hàng hóa và tuân theo các điều khoản của hợp đồng. Người bán cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho người mua, còn người mua trả tiền hàng hóa và dịch vụ nhận được từ người bán. Quá trình trao đổi này có vẻ rất đơn giản song trên thực tế nó gắn với một số vấn đề phức tạp, vì nó gắn với lại ích của các bên tham gia. Điều này càng đặc biệt đúng trong quan hệ ngoại thương do việc mua bán hàng hóa xảy

Chính vì vậy mà trong thực hiện giao dịch ngoại thương, người XK có thể gặp rủi ro như giao hàng mà không được thanh toán hoặc thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như chế độ chính trị xã hội của nước bên kia thay đổi, gặp thiên tai bất khả kháng trên đuờng vận chuyển..., nguyên nhân chủ quan như bị lừa lọc do không tìm hiểu khách hàng, do hợp đồng ngoại thuơng quy định không chặt chẽ, rõ ràng. Ngược lại, nguời NK cũng có thể thanh toán tiền rồi mà không nhận được hàng hóa, hoặc nhận được hàng hóa không đúng quy cách, phẩm chất, số luợng như trong hợp đồng, hoặc nhận hàng chậm, mất cơ hội kinh doanh do giá cả biến động. Khi các bên tham gia mua - bán rơi vào hoàn cảnh phức tạp như vậy họ đều tìm cách chấp nhận một cơ chế chuyển đổi vừa thuận tiện, vừa an toàn và đáng tin cậy cho cả hai bên. Do đó, NH thường được chọn làm bên thứ ba độc lập làm trung gian thanh toán, có thể đảm bảo quyền lợi cùa các bên, đồng thời tạo điều kiện cho quá trinh trao đồi, đáp ứng nguyện vọng của cả hai bên.

Chính vì thế, khi TTQT phát triển thì ngày càng nhiều khách hàng không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài tìm đến NH nhằm có được sự hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế của mình. Từ đó, NH càng ngày phát triển được mạng lưới khách hàng của mình, đồng thời, thu được lợi nhuận từ nhóm khách hàng rộng khắp đó.

b. Hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện cho NH thương mại tăng khả năng doanh thu và lợi nhuận

Khi khách hàng đến với NH ngày càng nhiều, thì lợi ích của NH sẽ ngày càng tăng. Không những doanh thu của NH tăng lên một cách đáng kể nhờ những khoản thu phí do cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho khách hàng mà còn hỗ trợ thêm cho các hoạt động khác của NH phát triển. NH có điều kiện để tăng thêm nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt là tăng được nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý được vốn nhàn rỗi của các DN có quan hệ thanh toán qua NH.

Trong quá trình tham gia các hoạt động TTQT, khách hàng còn phát sinh nhiều nhu cầu dịch vụ khác của NH như: tài trợ các hợp đồng xuất nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mua bán ngoại tệ... thông qua đó

giúp cho NH phát triển được các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ quốc tế khác

Hoạt động TTQT giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH. Nhờ hoạt động TTQT, NH thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán, phí bảo lãnh. Đây là một loại phí góp phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của NH. Cũng do TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các mặt hoạt động này.

c. Hoạt động TTQT phát triển tạo điều kiện cho NH phân tán bớt rủi ro

Kinh doanh NH là một lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền KT thế giới luôn có nhiều biến động thì rủi ro mà NH phải gánh chịu ngày càng nhiều như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro công nghệ và hoạt động,... Với việc đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ là một phương cách hiệu quả nhất để phân tán rủi ro trong kinh doanh NH. Lợi nhuận thu được từ các hoạt động TTQT sẽ hỗ trợ cho NH khi thị trường biến động, giúp cho NH giữ vững sự ổn định.

1.2.3 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NH thương mại giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí.

Tham gia TTQT qua NH thương mại, quyền lợi khách hàng được đảm bảo hơn, đồng thời, khách hàng được tư vấn để lựa chọn phương thức thanh toán, kỹ thuật thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp cho khách hàng có thêm sự tin tưởng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài. Đồng thời, qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và hỗ trợ chiến lược kinh doanh cho khách hàng.

Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ xem xét để tài trợ. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, NH có thể thực hiện chiết khấu BCT xuất khẩu để

doanh nghiệp có tiền ngay. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, NH có thể phát hành L/C, cho vay để thanh toán tiền mua hàng.

1.3 HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm hiệu quả của dịch vụ TTQT bằng phương thức tín dụngchứng từ chứng từ

Theo từ điển Oxford (Oxford Dictionaries) thì “hiệu quả - efficient” được định nghĩa như sau: “achieving maximum productivity with minimum wasted effort or expense” - tạm dịch là “việc đạt được khối lượng sản phẩm lớn nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất”. [20]

Từ định nghĩa trên, ta có thể suy rộng ra, bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Hiện nay, để xác định hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, các nhà quản trị ngân hàng cũng thường đánh giá bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động và chi phí hoạt động:

HQ = DT - CP = LN

Trong đó:

- HQ: Hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng

- DT: Doanh thu

- CP : Chi phí

- LN: Lợi nhuận

Doanh thu ở đây bao gồm: Thu nhập từ lãi tiền vay, lãi tiền gửi, thu dịch vụ (hanh toán trong nước, thu dịch vụ TTQT, thu dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, ...

Chi phí ở đây bao gồm: Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi dịch vụ TTQT, chi quản lý, chi vận hành hệ thống, ...

Như vậy, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là một phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh kết quả đạt được từ các hoạt động ngân hàng gọi là lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, phản ánh cả về chất và lượng của quá trình kinh doanh. Vì vậy, việc tăng thu nhập, giảm chi phí nhằm đạt tối đa hoá lợi nhuận luôn được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm. [10. Trang 38]

Đứng ở góc độ các nhà quản lý ngân hàng hiện nay, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh từ TTQT, các nhà quản lý ngân hàng cũng đánh giá trên cơ sở lợi nhuận tối đa thu được, được lượng hóa bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí hoạt động từ hoạt động TTQT:

HQL/C = DTL/C - CPL/C = LNL/C

Trong đó:

- HQL/C: Hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT - DTL/C: Doanh thu từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT - CPL/C: Chi phí cho hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT - LNL/C: Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

Doanh thu có thể đến từ thu phí phát hành, điện phí, phí sửa đổi L/C, phí ký hậu vận đơn, phí thanh toán L/C trả chậm, phí tư vấn ....

Chi phí bao gồm: chi trả lương cho cán bộ TTQT, chi phí duy trì và nâng cấp hệ thống công nghệ, chi phí duy trì hội viên cho tổ chức Swift ...

Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiệu quả hoạt động ở đây chính là lợi nhuận thu về cho ngân hàng. Đây là một giá trị mà phản ánh toàn bộ được kết quả hoạt động kinh doanh của một NH, đồng thời, cũng thể hiện được trình độ phát triển của NH, khả năng quản lý của lãnh đạo NH, ...

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT hiện nay không chỉ được tính toán định lượng bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí bỏ ra từ hoạt động đó, mà còn được đánh giá định tính bởi mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt

động TTQT bằng phương thức TDCT với các phương thức thanh toán khác, với các nghiệp vụ kinh doanh khác của NH như: kinh doanh ngoại tệ, hiệu quả của các hoạt động bảo lãnh, hoạt động cho vay, là uy tín của NH đó trên thị trường trong nước và quốc tế,...

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT có thể xác định qua một số chỉ tiêu định lượng và định tính như sau:

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

a. Doanh thu từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

Các NH sẽ thực hiện thu phí của khách hàng khi cung cấp dịch vụ liên quan đến thư tín dụng như: phát hành L/C, sửa đổi L/C, hủy L/C, thông báo L/C, ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng, ...

Để thu các khoản phí này, NH thường thu theo một biểu phí đã được công bố trước đó, có thể phí dịch vụ có thể được thu theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào giá

trị của giao dịch, như phí phát hành L/C, phí trả chậm L/C,..; hoặc thu cố định không

phụ thuộc vào giá trị giao dịch, như điện phí, phí sửa đổi L/C, phí thông báo L/C, ...

b. Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT. Mặt khác, chỉ tiêu này giúp nhà quản lý so sánh với hiệu quả TTQT bằng các phương thức thanh toán khác, qua đó, giúp nhà quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Để xác định được chỉ tiêu này, ta cần xác định được chỉ tiêu về doanh thu và chỉ tiêu về chi phí bỏ ra cho hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT trong một khoảng thời gian nhất định.

c. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT bằng TDCT so với doanh thu hoạt động TTQT bằng TDCT = LNL/C/DTL/C

thu từ TDCT thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Từ chỉ số này, nhà quản lý có thể trả lời cho câu hỏi: Mat bao nhiêu chi phí để tạo ra được một đồng lợi nhuận từ hoạt động này?

d. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT bằng TDCT trên tổng lợi nhuận từ TTQT = LNL/C/DTTTQT

Chỉ số này cho biết hiệu quả hoạt động TDCT so vởi tổng lợi nhuận thu được từ TTQT. Chỉ số này cao chứng tỏ hoạt động TĐCT chiếm ưu thế trong hoạt động TTQT của NH.

e. Tỷ lệ doanh thu TTQT bằng TDCT so tổng doanh thu từ TTQT = DTL/C/DTTTQT

Chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu dịch vụ TDCT trong tổng nguồn thu từ TTQT tại NH. Nói cách khác, đây là tỷ trọng của doanh thu hoạt động TDCT trong tổng nguồn thu từ hoạt động TTQT.

f. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT bằng TDCT trên cán bộ TTQT = LNL/c/Tổng cán bỘTTQT

Chỉ số này xác định năng suất lao động của một cán bộ thanh toán quốc tế trên hiệu quả mang lại từ hoạt động TTQT bằng TDCT, cho thấy một cán bộ thanh toán quốc tế tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động TDCT

Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu so sánh giữa doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT với các chỉ tiêu về tổng tài sản bình quân, vốn tự có của ngân hàng, ...

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng trên, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NH thương mại qua một số chỉ tiêu định tính dưới đây.

Một là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc góp phần tạo

hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng: Khi ngân hàng cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tư tín dụng này, nếu nghiệp vụ TTQT

được thực hiện an toàn thì đồng vốn tín dụng sẽ được thu hồi cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn. Việc thu hồi được nợ đúng hạn sẽ không phát sinh nợ quá hạn, nâng cao được chất lượng của công tác tín dụng. Qua đó cho thấy hoạt động TTQT góp phần tích cực trong nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng, góp phần tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao được hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá qua việc góp phần tăng

cường và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối: Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất. Khi nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua NH càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao được doanh số hoạt động. Như vậy, nhờ vào hoạt động TTQT các ngân hàng phát triển được dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo khả năng tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng.

Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua hoạt động duy trì

và phát triển khách hàng bởi khách hàng chính là nguồn gốc của các hoạt động của ngân hàng, là chủ thể để NH tìm kiếm lợi nhuận thông qua các giao dịch của khách hàng.

Hoạt động duy trì và phát triển khách hàng không chỉ đơn thuần là tìm kiếm, thu hút khách hàng mới, mà bao gồm cả việc giữ chân, sàng lọc, chăm sóc và khai

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)