Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân Đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới. Cuối năm 1989, những tiến bộ đạt được trong nền kinh tế, cho phép Việt Nam chuyển dịch sang một thời kỳ kinh tế mới, thực thi các chính sách và mơ hình ngân hàng thích hợp với cơ chế thị trường trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Nhà nước chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng thành 2 cấp: cấp quản lý nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đảm nhận và cấp kinh doanh do các ngân hàng thương mại đảm nhận. Hoạt động của ngân hàng đã có sự chuyển biến cơ bản trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động và phục vụ cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời cũng trong thời kỳ này, Nhà nước có chủ trương thành lập một số ngân hàng thương mại cổ phần nhằm thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước. Với chủ trương mới này là sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần bên cạnh các ngân hàng thương mại quốc doanh đã tồn tại khá lâu đời, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường tài chính - tiền tệ ở Việt Nam.

Theo quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và giấy phép hoạt động 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ngày 4 tháng 11 năm 1994 ngân hàng TMCP Quân Đội bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. Được thành lập dưới hình thức là ngân hàng cổ phần chuyên doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Các cổ đông chủ yếu là các doanh nghiệp Quân đội và một số thể nhân đóng góp với thời gian hoạt động quy định trong điều lệ ngân hàng là 50 năm. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động ngân hàng TMCP Quân Đội được coi là một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập và được quyền tự chủ về tài chính, chủ động kinh doanh có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà Nước. Hội sở chính của ngân

hàng đặt tại Hà Nội, trước đây là 28A - Điện Biên Phủ, từ năm 2004 - 2012 là số 3 - Liễu Giai, và hiện nay là tồ nhà MB 21 Cát Linh - Hà Nội. Tính đến 31/12/2016, NH TMCP Quân Đội có 258 điểm giao dịch tại 49 tỉnh thành trên cả nước, tăng 34 điểm giao dịch so với năm 2015. NH TMCP Quân Đội hiện có 2 chi nhánh ở nước ngồi (bao gồm tại Lào và Campuchia) và 01 văn phòng đại diện ở Liên Bang Nga.

Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp Quân Đội làm kinh tế. Song cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, ngân hàng TMCP Quân Đội đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà cịn phục vụ tốt các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, sự thành công của khách hàng, của ngân hàng.

Với tuổi đời hoạt động khá trẻ, tuy nhiên trong kĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả mọi mặt. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động bảo đảm an tồn, kết quả kinh doanh có lãi, liên tục trong nhiều năm liền.

Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng được phép hoạt động trên các lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp khá đa dạng và phong phú, phần nào đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng. Không những thế, Ngân hàng ln cố

gắng tìm kiếm, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Các hoạt động chủ yếu hiện nay của ngân hàng bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn.

+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.

Chỉ tiêu Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Tổng tài sản 175,61 0 180,38 1 200,489 221,042 256,258 Huy động vốn 117,74 7 136,08 9 167,609 118,56 5 194,81 2 - Hoạt động tín dụng.

+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án.

+ Cho vay mua cổ phần hóa của các doanh nghiệp cổ phần hố.

+ Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình; Cho vay mua ơ tơ trả góp; Cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà; Cho vay du học.

- Hoạt động dịch vụ.

+ Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu.

+ Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...

+ Dịch vụ thanh toán.

+ Dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ doanh nghiệp. + Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước.

+ Dịch vụ kiều hối.

+ Kinh doanh mua bán ngoại tệ. + Dịch vụ tư vấn tài chính.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Quân Đội được tổ chức dưới hình thức Cơng ty Cổ phần của

những người chủ sở hữu tài sản và các doanh nghiệp theo luật định, trong đó các doanh

nghiệp Quân đội chiếm số lượng vốn lớn trong tổng số vốn của ngân hàng.

Cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng TMCP Quân Đội là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Điều hành ngân hàng là Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị chọn và bổ nhiệm, được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

Hội đồng quản trị MB bao gồm: Chủ tịch - thượng tướng Lê Hữu Đức - thứ trưởng Bộ Quốc Phịng, 3 phó chủ tịch và 7 thành viên.

Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc Lưu Trung Thái và 10 Phó Tổng Ngồi ra, về chun mơn nghiệp vụ, bộ máy tổ chức NH TMCP Quân Đội được chia thành các khối: Quản trị rủi ro, Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, Khối tài chính kế tốn, Khối Tổ chức nhân sự, Khối Công nghệ thông tin, Khối vận hành, Khối Quản lý mạng lưới và kênh phân phối, Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Khối Doanh nghiệp lớn, Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối Khách hàng cá nhân, Văn phòng tổng giám đốc, Văn phòng hội đồng quản trị và các chi nhánh trên cả nước.

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MB

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB từ 2012 - 2016

Dư nợ 74,47 9 3 87,74 100,569 121,349 150,737 Tổng doanh thu 7,81 3 7,65 9 8,307 8,772 9,855 Tổng chi phí 4,72 3 4,63 7 5,133 5,551 6,20 5

Lợi nhuận trước thuế 3,09

0

3,02

2 3,174 3,221

3,65 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên, BCTC của MB từ 2012 - 2016)

2.1.3.1 về hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn năm 2011 - 2016, tình hình chính trị - kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, rơi vào “chu kỳ tăng trưởng thấp kéo dài”. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh khi tăng trưởng chậm, xuất khẩu suy giảm, nhập siêu vẫn có xu hướng tăng lên. Ngân hàng nhà nước tăng cường giám sát hoạt động ngân hàng, nhằm đưa hệ thống ngân hàng an toàn hơn, minh bạch hơn, tiệm cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt, khi thông tư số 36/2014/TT-NHNN ra đời, các NH thương mại bắt buộc phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) không quá 80%, điều này vơ hình đã đẩy các NH thương mại đang có tỷ lệ cho vay cao phải giảm dư nợ hoặc tăng cường huy động vốn, khiến cho sự cạnh tranh giữa các NH thương mại trong mảng huy động vốn càng trở nên gay gắt.

động của MB luôn ổn định và tăng trưởng phù hợp. Xác định huy động vốn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nên toàn ngân hàng đã tập trung nỗ lực cao cho công tác huy động vốn, thành lập ban chỉ đạo huy động vốn, có chính sách huy động vốn phù hợp với phân khúc khách hàng và vùng miền để tăng doanh số huy động. Đến 31/12/2016, toàn hệ thống huy động được 194,812 tỷ đồng, tăng 64.31% so với năm 2015 và cao gấp 4.21 lần so với tăng trưởng toàn ngành ngân hàng năm 2016.

Tiền gửi của MB chủ yếu đến từ nhóm khách hàng là doanh nghiệp, có tỷ trọng chiếm trên 40%. Đây là những khách hàng lớn trung thành và các doanh nghiệp quân đội như Viettel Group, SCIC, Tập đồn Dầu khí Việt Nam, Viettel Global, Tổng cơng ty Tân cảng Sài Gịn. Tính đến 31/12/2016, MB đã huy động được 127,915 tỷ đồng từ các tổ chức kinh tế, chiếm 65.66% trong tổng số vốn MB huy động được từ nền kinh tế.

2.1.3.2 về hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng của ngân hàng ln đảm bảo theo một quy trình lành mạnh, khách quan trong việc thẩm định, phân tích tín dụng, trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng nhà nước nên tổng dư nợ tín dụng ln có mức tăng trưởng hợp lý theo quy mô huy động vốn và tỷ lệ nợ q hạn, nợ xấu. Danh mục tín dụng ln được giám sát chặt chẽ, chất lượng danh mục tín dụng được duy trì tốt, kiểm sốt tốt nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ CRA và CSSY cũng đã giúp MB phân loại nợ và trích lập dự phịng theo tiêu chuẩn quốc tế phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình hình chất lượng tín dụng của khách hàng nên đã kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa nợ quá hạn.

Trong năm 2016, dư tín dụng của MB đạt 150,737 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2015, chiếm 2.74% thị phần cho vay toàn ngành năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 3 % tổng dư tín dụng. Xét trong cả giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn đạt 21%, cao gấp 2.55 lần so với dư nợ năm 2011.

Xét về cơ cấu cho vay, phần lớn dư nợ cho các tổ chức cá nhân vay, đồng thời, MB chủ động giảm thiểu cho vay chiết khấu cơng cụ có giá hoặc cho vay bằng vốn tài trợ/ ủy thác đầu tư. Các lĩnh vực chủ yếu tài trợ đó là cơng nghiệp chế biến, kinh doanh ô tô xe máy, cho vay sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, kinh doanh

vận tải, kho bãi. Nhóm khách hàng này chiếm tới 70.5% tổng dư tín dụng tại MB.

2.1.3.3 về các hoạt động khác

Bản chất, một cá nhân hay doanh nghiệp không chỉ tới ngân hàng vay vốn, mà còn rất nhiều nhu cầu khác từ mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền đến bảo lãnh trong kinh doanh hay mở thư tín dụng nhập khẩu hàng hóa. Chính vì vậy, thơng qua hoạt động cấp tín dụng, MB đẩy mạnh phát triển các hoạt động thu dịch vụ, chủ yếu trong đó là hoạt động cấp bảo lãnh, hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, hoạt động thanh toán và dịch vụ tài khoản.

Năm 2016, tổng thu thuần dịch vụ đạt 1,297 tỷ đồng, lợi nhuận hoạt động dịch vụ đạt 682 tỷ động, tăng 25.52% so với năm 2015, chiểm tỷ trọng 18.70% trong tổng lợi nhuận toàn MB năm 2016.

a. Hoạt động bảo lãnh

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán. Hoạt động bảo lãnh mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hang. Cho đến nay, hoạt động bảo lãnh của MB vẫn an toàn và hiệu quả, chưa xảy ra các rủi ro đáng kể nào. Có thể nói, MB là một trong các ngân hàng có mức thu nhập từ phí bảo lãnh cao nhất do ngân hàng có cơ sở khách hàng đa dạng kinh doanh nhiều lĩnh vực có thể phát triển nghiệp vụ bảo lãnh và MB có đủ uy tín và năng lực tài chính tin cậy đối với các bên thụ hưởng.

Doanh số bảo lãnh ln có mức tăng trưởng cao, thu từ bảo lãnh chiểm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ. Cuối năm 2016, dư bảo lãnh tại MB đạt hơn 46,232 tỷ đồng, tương đương dư bảo lãnh tại Vietinbank 2016 (46,360 tỷ đồng), gấp 4 lần dư bảo lãnh tại Techcombank (11,731 tỷ đồng) và chỉ kém dư bảo lãnh tại BIDV (111,567 tỷ đồng).

b. Hoạt động kinh doanh ngoại hối

MB là đơn vị khá năng động trên thị trường tiền tệ với các đối tác là các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, trong nước và quốc tế. Từ năm 2007 đến nay, MB được Ngân hàng nhà nước đánh giá là một trong các ngân hàng có hệ thống giao dịch và quản trị rủi ro tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn trên thị trường ngoại tệ trong nước. Các sản phẩm ngoại hối

được giao dịch bao gồm: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn và giao dịch hoán đổi.

Trong năm 2016, MB có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Đến hết 31/12/2016, MB đạt doanh số hơn 9.1 tỷ USD, tăng trưởng 16.53% so với năm 2015.

2.1.4 Thực trạng về hoạt động thanh tốn quốc tế tại MB

Hoạt động TTQT ln đươc coi là mảng kinh doanh không thể thiếu của MB. Cùng với các mảng nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh, mảng kinh doanh TTQT luôn được Ban lãnh đạo MB chú trọng. Trong năm 2016, MB vẫn tiếp tục duy trì nhiều chương trình khuyến khích và thu hút khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu thơng qua các chính sách tín dụng, qua các hiệp hội xuất nhập khẩu, qua các kênh truyền thông như đài báo, mạng internet...

Biểu đồ 2.2: Doanh số TTQT tại MB giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT - khối Vận hành MB từ các năm 2012-2016)

Kết quả kinh doanh mảng TTTQT năm 2016 tại MB đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: doanh số TTQT đạt 8,890 triệu USD, tăng 26.47% so với năm 2015, lợi nhuận TTQT đạt 158 tỷ đồng, tăng 11.53% so với cùng kỳ năm trước, chiếm ~2.4% doanh số xuất nhập khẩu cả nước năm 2016. Tính bình qn từ 2011

Năm____________ 2013 2014 _______2015_______ _______2016_______ Chì tiêu_________ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. DS Xuất khẩu 2,87 2 100 % 2,97 2 100 % 2,68 6 100 % 3,52 7 100 % 1.1 L/C__________ 59 8 % 21 8 54 % 18 7 54 % 20 0 69 % 20 1.2 Nhờ thu______ 21 4 % 7 6 20 % 7 9 29 11% 0 49 % 14 1.3 TTR_________ 2,06 0 72 % 2,21 8 75 % 1,84 0 69 % 2,34 7 67 % 2. DS Nhập khẩu 4,57 7 %100 6 5,48 %100 4 4,34 %100 4 5,36 % 100

đến 2016, doanh số xuất nhập khẩu qua MB gần 2.62%, gần như không thay đổi qua các năm.

Trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 3,526 triệu USD, tăng 31.31% so với cùng kỳ, tăng gần 2.12 lần so với năm 2011, chiếm thị phần 2.00% so với kim ngạch xuất khẩu cả nước. Doanh số nhập khẩu đạt 5,364 triệu USD, tăng 23.48% so với năm 2015, tăng 1.25 lần so với năm 2011, chiếm thị phần 3.08% so với kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2016.

Xét cơ cấu hàng hóa trong doanh số xuất nhập khẩu tại MB, trong doanh số nhập khẩu, một số mặt hàng có tỷ trọng giá trị thanh tốn cao là máy móc - thiết bị chiếm tỷ trọng 35.4%, ô tô và phụ tùng ô tô chiếm 12.1%, hàng điện tử và linh kiện điện tử chiếm 8.0%. Trong doanh số thanh toán hàng xuất khẩu, các mặt hàng có tỷ

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)