Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dịch vụ TTQT bằng phương thức

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

phương

thức TDCT tại ngân hàng thương mại 1.3.3.1 Nhân tố khách quan

a. Tình hình chính trị - xã hội

Tình hình chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia đó. Môi trường chính trị trong nước ổn định tất yếu sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn khi bước vào kinh doanh. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để hoạt động kinh tế phát triển, và từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển và có hiệu quả. Các nước có môi trường chính trị ổn định thì người dân gặp thuận lợi trong kinh doanh và nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài ở nước sở tại. Do đó, việc ổn chính trị là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước và từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu qua ngân hàng.

b. Sự ổn định của nền kinh tế trong nước

Hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả và an toàn hơn trong một nền kinh tế ổn định và phát triển. Một nền kinh tế không ổn định ví dụ luôn bị ảnh hưởng bởi lạm phát, một nền kinh tế mà hoạt động lúc tăng trưởng, lúc sụt giảm một cách nhanh chóng, chủ đầu tư không thể yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả được, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt

động TTQT của ngân hàng. Chính sự ảnh hưởng đó sẽ làm giảm năng lực TTQT của các ngân hàng, một lĩnh vực mà các ngân hàng hiện nay coi là lĩnh vực tạo nên sự khác biệt. Do đó môi trường kinh tế trong nước có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến năng lực TTQT của ngân hàng thương mại.

c. Môi trường pháp lý

Thuần túy, thanh toán quốc tế là một dịch vụ kinh tế. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Do đó, nếu các quy định của pháp luật của nước sở tại tác động đến hoạt động TTQT thì các chủ thể tham gia và cách thức hoạt động TTQT vận hành cũng chịu tác động không nhỏ. Môi trường pháp lý thông thoáng, chính sách thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản sẽ là điều kiện tốt để hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động TTTQT phát triển mạnh.

d. Trình độ về TTQT của khách hàng

Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động giao thương giữa hai chủ thể ở hai quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu thường gặp trở ngại về sự bất đồng trong ngôn ngữ, sự chi phối của quy định pháp luật khác nhau, sự không thống nhất giữa các tập quán kinh doanh. Do đó, khách hàng càng là người am hiểu ngôn ngữ, có trình độ TTQT, có sự am hiểu về luật pháp và tập quán sinh hoạt các nước, biết tận dụng cơ hội kinh doanh, ... chắc chắn sẽ tránh được sự bất đồng và lừa đảo trong kinh doanh.

Khi ngân hàng có những khách hàng xuất nhập khẩu có năng lực kinh doanh, có trình độ và kinh nghiệm TTQT nhất định sẽ giảm thiểu được rủi ro cho chính khách hàng và cả ngân hàng, từ đó, hiệu quả hoạt động TTQT của NH cũng được tăng lên.

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan trên, nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong lĩnh vực hoạt động TTQT tại ngân hàng thương mạ, hiệu quả hoạt động này chịu sự tác động của một số nhân tố chính sau:

a. Chính sách đối ngoại của ngân hàng

Đây là một trong những chiến lược kinh doanh của NH thương mại. Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, phát triển hoạt động TTQT trong một giai đoạn cụ thể, đưa ra các quy định về hoạt động TTQT.... Đây là kim chỉ nam cho các đơn vị bên dưới trong việc tiếp cận và phát triển quan hệ với các tổ chức nước ngoài, các định chế tài chính. Một chính sách đối ngoại đúng đắn sẽ thu hút được khách hàng trong và ngoài nước, tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng bạn, khi có sự phối hợp, quan hệ tốt trong kinh doanh sẽ tạo hiệu quả hoạt động cho NH, giúp khách hàng giảm thiểu chi phí trung gian trong giao dịch TTQT, từ đó tăng thu nhập cho cả NH và khách hàng. Chính sách đối ngoại của ngân hàng phải phù hợp với quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Có như vậy mới đảm bảo kết hợp được lợi ích của ngân hàng phù hợp lợi ích xã hội, lợi ích của quốc gia.

b. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng thương mại

Nếu NH chỉ quan tâm đến các nghiệp vụ sẵn có mà không quan tâm đến phát triển dịch vụ mới sẽ dần đi vào lạc hậu, không theo kịp đà tiến bộ của xã hội, sẽ không đủ khả năng hội nhập và chắc chắn sẽ bị đào thải. Vì vậy, chính sách phát triển dịch vụ phải nằm trong tổng thể chiến lược kinh doanh của ngân hàng và phải bao gồm dịch vụ TTQT. Một chính sách phát triển dịch vụ hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thu hốt khách hàng. Để thực hiện chính sách này, các NH phải đa dạng hoá nghiệp vụ, nghiên cứu, áp dụng các hệ thống công nghệ thông tin mới vào trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng.

c. Chính sách khách hàng

Đây là một chính sách nằm trong chiến lược marketing NH. Với một chính sách khách hàng linh hoạt sẽ giữ được khách hàng truyền thống, phát triển được mối quan hệ với khách hàng mới, các khách hàng có nhu cầu TTQT, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh NH. Chính sách khách hàng phải gắn liền hiệu quả kinh

doanh của khách hàng hiệu quả kinh doanh của NH, có thể đáp ứng được nhu cầu và giữ chân được khác hàng, kết hợp nhiều loại hình dịch vụ với các nhu cầu tổng thể của khách hàng, phải có những chính sách khuyến khích cho khách hàng trung thành, khách hàng truyền thống và khách hàng có doanh số hoạt động TTQT qua NH lớn. Thu hút được càng nhiều khách hàng tốt đến với ngân hàng thì hoạt động kinh doanh ngân hàng càng có chất lượng và hiệu quả cao.

d. Chính sách tỷ giá của ngân hàng

Hoạt động TTQT liên quan ngoại tệ, tất yếu liên quan đến vấn đề tỷ giá. Chính sách tỷ giá của từng ngân hàng thương mại phải phù hợp với cơ chế quản lý tỷ giá của Ngân hàng nhà nước cũng như quy chế quản lý ngoại hối của đất nước trong từng thời kỳ cụ thể. Một chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp cơ chế thị trường, đáp ứng được mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa ngân hàng và khách hàng sẽ phát triển được dịch vụ TTQT tại ngân hàng, thông qua đó nâng cao được hiệu quả cho hoạt động này.

e. Năng lực kinh doanh ngoại hối của ngân hàng trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước

Chính bởi hiệu quả hoạt động TTQT gắn liền với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại. Một ngân hàng có năng lực kinh doanh ngoại hối tốt, nhạy bén trong nắm bắt giá các loại ngoại tệ trên thị trường trong và ngoài nước để xây dựng một tỷ giá kinh doanh phù hợp cơ chế thị trường, am hiểu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thương trường quốc tế sẽ thu hút được khách hàng có nhu cầu về ngoại tệ đến giao dịch. Từ việc giúp khách hàng có tỷ giá tốt, hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá, hoạt động TTQT sẽ phát triển và hiệu quả sẽ mang lại nhiều hơn.

Ngoài ra, với nguồn vốn ngoại tệ dồi dào ngân hàng có khả năng đáp ứng các yêu cầu mua ngoại tệ hợp lý, hợp pháp của khách hàng trong thanh toán chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài, tạo cho doanh số TTQT qua ngân hàng được nâng lên.

f. Nen tảng công nghệ thông tin

vụ tương tự nhau. Do đó, các NH đang cạnh tranh với nhau bởi chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng, tốc độ xử lý nhiều nhu cầu của khách hàng cùng một thời điểm. Một trong những nhân tố làm nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ là hệ thống công nghệ thông tin của mỗi ngân hàng.

Ngân hàng nào có nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại hơn, thông minh hơn thì NH đó sẽ xử lý được các giao dịch TTQT nhanh chóng hơn, an toàn hơn, đồng nghĩa với việc hiệu quả của hoạt động TTQT sẽ cao hơn, sức cạnh tranh trên thị trường tốt hơn.

g. Nhân tố con người

Môi trường hoạt động TTQT gắn liền với yếu tố liên quan đến nước ngoài đòi hỏi ngân hàng phải có một trình độ chuyên môn và năng lực kinh doanh nhất định. Năng lực kinh doanh ngân hàng được thể hiện qua những con người trực tiếp quản lý và đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Đây là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Thực vậy, một ngân hàng hoạt động có hiệu quả và phát triển tốt không chỉ đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý năng động, sáng tạo trong kinh doanh, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề mà còn yêu cầu phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế và pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Đồng thời, người lãnh đạo phải là người có khả năng điều hành và thu phục nhân tâm cấp dưới bằng chính năng lực và phẩm chất của mình. Chỉ khi có được đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ tốt thì mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Đặc biệt trong TTQT, người lãnh đạo cần được bị cả về kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngữ có thể trực tiếp tiếp cận khách hàng, ngân hàng nước ngoài không phải qua trung gian thông dịch viên, mới đủ sức hội nhập quốc tế về ngân hàng trong xu thế hội nhập toàn cầu ngày nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Muốn tìm kiếm được lợi nhuận đồng thời hạn chế được rủi ro từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT, thì NH cần tìm hiểu rõ hoạt động TTQT bằng TDCT là gì, đặc điểm của hoạt động đó ra sao, cách thức vận hành như thế nào, ... Điều này đặc biệt quan trọng bởi hoạt động TTQT là một hoạt động phức tạp, cần đào sâu nghiên cứu. Vì vậy, trong chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề sau:

> Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ.

> Phân tích hiệu quả nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT trên cơ sở đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động này.

> Phân tích sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đến hiệu quả của nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT

Những vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực tế hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của MB được trình bày ở chương 2 cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này ở chương 3.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ DỊCH VỤ TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân Đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới. Cuối năm 1989, những tiến bộ đạt được trong nền kinh tế, cho phép Việt Nam chuyển dịch sang một thời kỳ kinh tế mới, thực thi các chính sách và mô hình ngân hàng thích hợp với cơ chế thị trường trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Nhà nước chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng thành 2 cấp: cấp quản lý nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đảm nhận và cấp kinh doanh do các ngân hàng thương mại đảm nhận. Hoạt động của ngân hàng đã có sự chuyển biến cơ bản trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động và phục vụ cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời cũng trong thời kỳ này, Nhà nước có chủ trương thành lập một số ngân hàng thương mại cổ phần nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Với chủ trương mới này là sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần bên cạnh các ngân hàng thương mại quốc doanh đã tồn tại khá lâu đời, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường tài chính - tiền tệ ở Việt Nam.

Theo quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và giấy phép hoạt động 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ngày 4 tháng 11 năm 1994 ngân hàng TMCP Quân Đội bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. Được thành lập dưới hình thức là ngân hàng cổ phần chuyên doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Các cổ đông chủ yếu là các doanh nghiệp Quân đội và một số thể nhân đóng góp với thời gian hoạt động quy định trong điều lệ ngân hàng là 50 năm. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động ngân hàng TMCP Quân Đội được coi là một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập và được quyền tự chủ về tài chính, chủ động kinh doanh có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà Nước. Hội sở chính của ngân

hàng đặt tại Hà Nội, trước đây là 28A - Điện Biên Phủ, từ năm 2004 - 2012 là số 3 - Liễu Giai, và hiện nay là toà nhà MB 21 Cát Linh - Hà Nội. Tính đến 31/12/2016, NH TMCP Quân Đội có 258 điểm giao dịch tại 49 tỉnh thành trên cả nước, tăng 34 điểm giao dịch so với năm 2015. NH TMCP Quân Đội hiện có 2 chi nhánh ở nước ngoài (bao gồm tại Lào và Campuchia) và 01 văn phòng đại diện ở Liên Bang Nga.

Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp Quân Đội làm kinh tế. Song cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, ngân hàng TMCP Quân Đội đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ tốt các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, sự thành công của khách hàng, của ngân hàng.

Với tuổi đời hoạt động khá trẻ, tuy nhiên trong kĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả mọi mặt. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động bảo đảm an toàn, kết quả kinh doanh có lãi, liên tục trong nhiều năm liền.

Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng được phép hoạt động trên các lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp khá đa dạng và phong phú, phần nào đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng. Không những thế, Ngân hàng luôn cố

gắng tìm kiếm, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với xu thế phát triển

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w