Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại MB

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 80)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN

2.1.4 Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại MB

Hoạt động TTQT luôn đươc coi là mảng kinh doanh không thể thiếu của MB. Cùng với các mảng nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh, mảng kinh doanh TTQT luôn được Ban lãnh đạo MB chú trọng. Trong năm 2016, MB vẫn tiếp tục duy trì nhiều chương trình khuyến khích và thu hút khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu thơng qua các chính sách tín dụng, qua các hiệp hội xuất nhập khẩu, qua các kênh truyền thông như đài báo, mạng internet...

Biểu đồ 2.2: Doanh số TTQT tại MB giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT - khối Vận hành MB từ các năm 2012-2016)

Kết quả kinh doanh mảng TTTQT năm 2016 tại MB đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: doanh số TTQT đạt 8,890 triệu USD, tăng 26.47% so với năm 2015, lợi nhuận TTQT đạt 158 tỷ đồng, tăng 11.53% so với cùng kỳ năm trước, chiếm ~2.4% doanh số xuất nhập khẩu cả nước năm 2016. Tính bình qn từ 2011

Năm____________ 2013 2014 _______2015_______ _______2016_______ Chì tiêu_________ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. DS Xuất khẩu 2,87 2 100 % 2,97 2 100 % 2,68 6 100 % 3,52 7 100 % 1.1 L/C__________ 59 8 % 21 8 54 % 18 7 54 % 20 0 69 % 20 1.2 Nhờ thu______ 21 4 % 7 6 20 % 7 9 29 11% 0 49 % 14 1.3 TTR_________ 2,06 0 72 % 2,21 8 75 % 1,84 0 69 % 2,34 7 67 % 2. DS Nhập khẩu 4,57 7 %100 6 5,48 %100 4 4,34 %100 4 5,36 % 100

đến 2016, doanh số xuất nhập khẩu qua MB gần 2.62%, gần như không thay đổi qua các năm.

Trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 3,526 triệu USD, tăng 31.31% so với cùng kỳ, tăng gần 2.12 lần so với năm 2011, chiếm thị phần 2.00% so với kim ngạch xuất khẩu cả nước. Doanh số nhập khẩu đạt 5,364 triệu USD, tăng 23.48% so với năm 2015, tăng 1.25 lần so với năm 2011, chiếm thị phần 3.08% so với kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2016.

Xét cơ cấu hàng hóa trong doanh số xuất nhập khẩu tại MB, trong doanh số nhập khẩu, một số mặt hàng có tỷ trọng giá trị thanh tốn cao là máy móc - thiết bị chiếm tỷ trọng 35.4%, ô tô và phụ tùng ô tô chiếm 12.1%, hàng điện tử và linh kiện điện tử chiếm 8.0%. Trong doanh số thanh toán hàng xuất khẩu, các mặt hàng có tỷ trọng cao là dệt may chiếm 32.3%, giày dép các loại chiếm 15.6%, gỗ và các sản phẩm từ gỗ chiếm 12.5%, nông sản (tiêu, điều, café) chiếm 8.9%.

Cơ cấu thanh tốn hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu

Cơ cấu TTQT của MB có sự mất cân xứng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng giá trị TTQT của ngân hàng. Điều này chủ yếu là do khách hàng của MB phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhập khẩu máy móc, thiết bị cơng nghệ, xăng dầu. Tuy nhiên, sự mất cân xứng này đang được MB nỗ lực cải thiện bằng việc thu hút thêm các khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và nâng cao chất lượng thanh toán xuất khẩu của ngân hàng.

Doanh số thanh toán hàng nhập chiếm trên 60% trong tổng doanh số TTQT của MB. Tuy nhiên, xuất hiện xu hướng giảm dần nhưng chưa thực sự rõ nét. Chỉ số này qua các năm gần như được giữ vững. Năm 2013, thanh tốn hàng hóa nhập khẩu chiếm 61% thì sau 4 năm, tỷ lệ này chỉ giảm 1% xuống còn 60%, đồng thời, tỷ lệ thanh tốn hàng hóa xuất khẩu tăng lên tương ứng 1%.

Bảng 2.3: Tỷ trọng DS nhập khẩu và xuất khẩu so với tổng doanh số TTQT

2.1 L/C__________ 1,67 7 % 37 6 2,86 % 52 5 1,77 % 41 0 1,93 % 36 2.2 Nhờ thu 23 4 5 % 23 8 4 % 31 3 7% 28 3 5% 2.3 TTR_________ 2,66 6 58 % 2,38 2 43 % 2,25 6 52 % 3,15 1 59 % 3. Tổng 1+2 7,44 9 100 % 8,45 8 100 % 7,03 0 100 % 8,89 1 100 % 4. Tỷ lệ XK (1/3) 39 % 35 % 38% 40% 5. Tỷ lệ NK (2/3) 61 % % 65 62% 60%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT - Khối Vận hành qua các năm 2013 -2016)

Xét về tỷ trọng các phương thức thanh toán trong tổng doanh số xuất nhập khẩu tại MB, qua bảng 2.6 ta thấy, từ năm 2013 đến 2016, tỷ trọng doanh số TTQT bằng L/C có xu hướng giảm dần theo thời gian, từ mức đỉnh 40% năm 2014, xuống mức 33% năm 2016 và 29% năm 2016. Giá trị tuyệt đối có sự gia tăng, nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng các phương thức thanh toán khác nhờ Nhờ thu hoặc TTR.

Nguyên nhân của việc suy giảm về tỷ trọng này là do nhóm khách hàng được MB phát hành L/C chủ yếu là nhóm khách hàng kinh doanh thiết bị, máy móc, ơ tơ, sắt thép. Khi mới kinh doanh, nhóm khách hàng này rất ưa thích dùng phương thức thanh toán L/C nhằm hạn chết rủi ro. Tuy nhiên, sau một thời gian mua bán với đối tác nước ngoài, hai bên khách hàng và đối tác đã tạo lập được uy tín và niềm tin với nhau, qua đó, khách hàng sẽ dịch chuyển dần sang sử dụng các phương thức thanh toán khác (nhờ thu, TTR) nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thanh tốn xuất khẩu

Trong thanh toán hàng xuất, tỷ trọng phương thức chuyển tiền và nhờ thu có xu hướng tăng trong TTQT tại MB cũng như tại các NH thương mại khác.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các PTTT trong thanh toán xuất khẩu tại MB

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT - khối Vận hành các năm 2012-2016)

Biểu đồ 2.4 cho ta thấy, tỷ trọng phương thức thanh tốn bằng TTR sử dụng trong thanh tốn hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu giảm nhẹ, năm 2012 tỷ trọng này chiếm 71.72% tổng doanh số XK tại MB thì tới năm 2016, tỷ trọng này chỉ cịn 66.54%. Phương thức thanh tốn nhờ thu tuy có tăng, nhưng mức độ gia tăng về tỷ trọng không lớn, từ năm 2012 đến 2016 tăng khoảng 8.5% từ mức 5.36% lên mức 13.90%. Trong khi đó tỷ trọng thanh toán bằn phương thức L/C giảm nhẹ từ 22.91% năm 2012 xuống mức 19.55% năm 2016.

Ta có thể thấy phương thức thanh tốn bằng TTR vẫn chiếm ưu thế hoàn tồn trong thanh tốn hàng hóa xuất khẩu. Sở dĩ có hiện tượng này bởi, các doanh nghiệp xuất khẩu của MB đều là doanh nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm trong kinh doanh xuất nhập khẩu với những khách hàng có uy tín nên đã chuyển sang phương thức chuyển tiền và nhờ thu thay vì phương thức thanh tốn L/C để tiết kiệm chi phí, an tồn và nhanh chóng.

Thanh tốn hàng hóa nhập khẩu

Tương tự với thanh tốn hàng hóa xuất khẩu, trong thanh tốn hàng hóa nhập khẩu thì phương thức được sử dụng chủ yếu là TTR. Tỷ trọng phương thức thanh

toán TTR trong thanh toán hàng nhập cũng chiếm bình quân 51.57% tổng doanh số nhập khẩu tại MB, điều này phù họp với đặc tính khách hàng của MB, đó là những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu máy móc thiết bị, sắt thép và xăng dầu. Một khi đã thực hiện nhiều các phương án nhập khẩu thành công với các đối tác uy tín, quen thuộc, thì khách hàng sẽ chủ động chuyển sang các phương thức thanh tốn khác có chi phí rẻ hơn. Cụ thể: tỷ trọng của phương thức thanh toán bằng L/C trong tổng doanh số xuất nhập khẩu năm 2012 còn lại 50.93%, thì sang tới năm 2013 chỉ còn 36.64%, sang năm 2015 chỉ còn 40.86% và đến năm 2016 tỷ trọng của phương thức này chỉ còn 35.98%. Ngược lại, tỷ trọng của phương thức TTR gia tăng đáng kể từ 45.51% năm 2011, tăng lên 58.25% năm 2013, 51.94% năm 2015 và 58.74% năm 2016.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các PTTT trong thanh toán nhập khẩu tại MB

(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT - khối Vận hành các năm 2012-2016)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUA DỊCH VỤ TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.2.1. Triển khai văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thư tín dụng tại MB

Bên cạnh các văn bản pháp lý, thông lệ và tập quán mang tính chất quốc tế như UCP 600, ISBP 681, Incoterms 2010... Hoạt động thanh toán quốc tế của MB theo phương thức thư tín dụng cịn phải chịu sự điều tiết và tuân thủ theo một số

văn bản pháp lý khác mang tính quốc gia như sau:

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2012

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/PL-UBTVQH13

- Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam số 49/2005/QH11.

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.

- Thông tư 46/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Thông tư 04/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước và thông tư 21/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, NH TMCP Quân Đội còn ban hành một số quyết định, thông báo thuộc phạm vi ngân hàng như sau:

+ Quyết định số 1239/QĐ-HS ngày 01/7/2014 của Tổng giám đốc về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu.

+ Quyết định số 2186/QĐ-HS ngày 30/5/2015 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu.

+ Quyết định số 1862/QĐ-HS.13 ngày 12/7/2013 về Quy định phát hành bảo lãnh quốc tế và thư tín dụng dự phịng.

+ Quyết định số 2262/QĐ-HS ngày 05/4/2012 về Quy chế phát hành thư tín dụng trả chậm tại MB.

2.2.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh tốn quốc tế bằng phương thức

tín dụng chứng từ tại MB

Hoạt động TTQT tại MB nói chung và hoạt động thanh toán bằng L/C nói riêng được Ban lãnh đạo MB xác định là một trong những mảng kinh doanh truyền thống, ít rủi ro hơn so với các mảng kinh doanh khác như cho vay, bảo lãnh. Tuy doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng L/C chưa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu toàn hệ thống, nhưng lợi nhuận TTQT tại MB đều tăng lên qua các năm.

2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động thanh toán bằng L/C qua một số chỉ tiêu định lượng

Năm 2016, tổng doanh số thanh toán bằng L/C tại MB đạt 2,619 triệu USD, chiếm 0.75% doanh số xuất nhập khẩu năm 2016 của cả nước, tăng trưởng 13% so

Năm 2016 L/C

MB MB VCB GCT TCB ACB BIDV

Lợi nhuận trước thuế 8

3 3,65 0 8,52 3 8,56 9 3,99 6 1,667 7,708

với năm 2015. Đối với L/C xuất khẩu, doanh số năm 2016 đạt 1,929 triệu USD, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm trước. Đối với L/C nhập khẩu, doanh số 2016 đạt 689 triệu USD, tăng trưởng +26% so với năm 2015 và tăng trưởng gấp 2.54 lần so với năm 2011. Tính bình qn giai đoạn 2011-2016, kim ngạch thanh toán bằng L/C tại MB ước chiếm 1.02% doanh số xuất nhập khẩu cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân so với năm trước đạt 23.91%. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ đối với MB trong điều kiện MB không phải là một NH mạnh và có thương hiệu về TTQT trên thị trường NH Việt Nam, đồng thời, MB còn chịu sự cạnh tranh của nhiều NH lớn và có thể mạnh về mảng TTQT như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, Eximbank, Sacombank ...

Về lợi nhuận của hoạt động TTQT bằng L/C, chỉ tiêu này chỉ tăng trưởng về trị giá, nhưng tốc độ tăng trưởng rất thấp. Cụ thể, năm 2012 đạt hơn 73 tỷ VNĐ, năm 2013 đạt 68 tỷ đồng, giảm -7.44% so với năm 2012, năm 2014 đạt hơn 68 tỷ đồng, không tăng so với 2013, năm 2015 đạt gần 69 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 1%, năm 2016 đạt hơn 89 tỷ đồng, tăng đột phát 20% so với 2015.

Tỷ suất lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT khá cao, chứng tỏ hoạt động này tại MB mang lại hiệu quả cao và tốn kém ít chi phí trong hoạt động kinh doanh của MB. Cụ thể, năm 2012 đạt 91.4%, năm 2013 đạt 91.3%, năm 2014 đạt 91.7%, năm 2015 đạt 90.3%, năm 2016 đạt 93%. Điều này cho thấy cứ làm ra một đồng doanh thu sẽ mang về cho MB hơn 0.93 đồng lợi nhuận từ thanh toán bằng L/C. Ngược lại, chi phí cho mảng nghiệp vụ này lại rất thấp, chỉ cần 0.7 đồng chi phí sẽ mang lại 1 đồng doanh thu.

về hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT đang chiếm tỷ trọng về doanh số thấp so với các phương thức khác, tuy nhiên, về doanh thu của phương thức TDCT lại đóng góp hơn nhiều so với các phương thức còn lại. Cụ thể: TTQT bằng phương thức TDCT bình quân chỉ chiếm 35.07% tổng doanh số TTQT tại MB, nhưng lại đóng góp 58.49% doanh thu của hoạt động TTQT. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của phương thức trong tổng thể hoạt động TTQT của MB.

Các chỉ tiêu lợi nhuận TTQT bằng L/C trên tổng lợi nhuận MB, doanh từ L/C trên doanh thu đều chiếm tỷ trọng thấp chỉ từ 1%-3%. Cùng với đó, các chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuân và doanh thu từ thanh toán bằng L/C với doanh thu từ các hoạt động dịch vụ cũng khá thấp, chỉ từ 5%-8%, thậm chí, trong năm 2015, các chỉ số này còn xuống dưới 5%. Cụ thể: lợi nhuận và doanh thu từ thanh toán bằng L/C trên tổng doanh thu dịch vụ lần lượt tại các năm: năm 2012 đạt 8.1% và 8.9%, năm

2013 đạt 7% và 7.6%, năm 2014 đạt 7.4% và 8.1%, năm 2015 xuống thấp nhất với 4.5% và 4.9%, năm 2016 có sự cải thiện hơn với 6.3% và 6.8%. Nguyên nhân của việc tỷ lệ này còn thấp và có sụt giảm này qua các năm sẽ được phân tích ở phần dưới đây.

Xét về các chỉ số so sánh giữa lợi nhuận và doanh thu từ TTQT bằng L/C với vốn chủ sở hữu và tài sản có, ta cũng dễ dàng thấy các chỉ số này khá nhỏ, ổn định, ít có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán bằng L/C chỉ chiếm vị trí khá nhỏ bé, gần như ít ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng. Các chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần theo năm, bởi VCSH và tài sản có của MB ngày càng tăng lên nhanh chóng, trong khi tốc độ tăng trưởng của mảng kinh doanh khơng có sự tăng trưởng đột biến. Vi dụ: lợi nhuận từ thanh tốn bằng L/C trên VCSH và trên tài sản có năm 2013 lần lượt là 0.49% và 0.04%, năm 2014 là 0.43% và 0.04%, năm 2015 là 0.35% và 0.03%, năm 2016 gần như không thay đổi là 0.33% và 0.03%.

Xét về năng suất lao động của cán bộ nhân viên phụ trách hoạt động thanh toán bằng L/C tại MB trên góc độ doanh thu và lợi nhuận, ta thấy hiệu quả cao và cao hơn rất nhiều lần so với hiệu quả chung của toàn hệ thống ngân hàng. Cụ thể: năng suất lao động bình quân của một cán bộ mảng thanh toán bằng L/C tạo ra lợi nhuận cho mảng này năm 2012 là trên 2.1 tỷ đồng, năm 2013 là trên 1.8 tỷ đồng, năm 2014 và 2015 là trên 1.7 tỷ đồng, năm 2016 là 1.88 tỷ đồng. Trong khí đó, nâng suất lao động bình qn tồn MB năm 2016 chỉ có 0.34 tỷ đồng và tại các NH thương mại khác, năng suất lao động bình qn tồn ngân hàng cũng không vượt quá 0.6 tỷ đồng.

Bảng 2.6: Năng suất lao động bình quân tại các NH TMCP năm 2016

Số lượng CB (người) 4

4 10,656 15,615 22,957 7 7,78 9,822 25,088

Lợi nhuận /người 1.8

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. Doanh thu L/C 80,80 2 74,88 4 74,471 76,31 7 89,15 4 2. Chi phí L/C 6,91 0 6,49 1 6,15 3 7,36 5 6,18 6 3. Lợi nhuận L/C 73,89 1 68,39 3 68,318 68,95 2 82,96 8 Tốc độ tăng trưởng LN - 7.44% -0.11% 0.93 % 20.33 %

4. Tổng doanh thu toàn MB 7,813,00

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 80)