HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ TTQT BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm hiệu quả của dịch vụ TTQT bằng phương thức tín dụngchứng từ chứng từ

Theo từ điển Oxford (Oxford Dictionaries) thì “hiệu quả - efficient” được định nghĩa như sau: “achieving maximum productivity with minimum wasted effort

or expense” - tạm dịch là “việc đạt được khối lượng sản phẩm lớn nhất với chi phí

bỏ ra thấp nhất”. [20]

Từ định nghĩa trên, ta có thể suy rộng ra, bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Hiện nay, để xác định hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, các nhà quản trị ngân hàng cũng thường đánh giá bằng hiệu số giữa doanh thu từ hoạt động và chi phí hoạt động:

HQ = DT - CP = LN

Trong đó:

- HQ: Hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng

- DT: Doanh thu

- CP : Chi phí

- LN: Lợi nhuận

Doanh thu ở đây bao gồm: Thu nhập từ lãi tiền vay, lãi tiền gửi, thu dịch vụ

(hanh toán trong nước, thu dịch vụ TTQT, thu dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, ...

Chi phí ở đây bao gồm: Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi dịch vụ

Như vậy, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là một phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh kết quả đạt được từ các hoạt động ngân hàng gọi là lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, phản ánh cả về chất và lượng của quá trình kinh doanh. Vì vậy, việc tăng thu nhập, giảm chi phí nhằm đạt tối đa hố lợi nhuận luôn được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm. [10. Trang 38]

Đứng ở góc độ các nhà quản lý ngân hàng hiện nay, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh từ TTQT, các nhà quản lý ngân hàng cũng đánh giá trên cơ sở lợi nhuận tối đa thu được, được lượng hóa bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí hoạt động từ hoạt động TTQT:

HQL/C = DTL/C - CPL/C = LNL/C

Trong đó:

- HQL/C: Hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT - DTL/C: Doanh thu từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT - CPL/C: Chi phí cho hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT - LNL/C: Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

Doanh thu có thể đến từ thu phí phát hành, điện phí, phí sửa đổi L/C, phí ký hậu vận đơn, phí thanh tốn L/C trả chậm, phí tư vấn ....

Chi phí bao gồm: chi trả lương cho cán bộ TTQT, chi phí duy trì và nâng cấp hệ thống cơng nghệ, chi phí duy trì hội viên cho tổ chức Swift ...

Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hiệu quả hoạt động ở đây chính là lợi nhuận thu về cho ngân hàng. Đây là một giá trị mà phản ánh toàn bộ được kết quả hoạt động kinh doanh của một NH, đồng thời, cũng thể hiện được trình độ phát triển của NH, khả năng quản lý của lãnh đạo NH, ...

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT hiện nay khơng chỉ được tính tốn định lượng bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí bỏ ra từ hoạt động đó, mà cịn được đánh giá định tính bởi mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt

động TTQT bằng phương thức TDCT với các phương thức thanh toán khác, với các nghiệp vụ kinh doanh khác của NH như: kinh doanh ngoại tệ, hiệu quả của các hoạt động bảo lãnh, hoạt động cho vay, là uy tín của NH đó trên thị trường trong nước và quốc tế,...

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT có thể xác định qua một số chỉ tiêu định lượng và định tính như sau:

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

a. Doanh thu từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

Các NH sẽ thực hiện thu phí của khách hàng khi cung cấp dịch vụ liên quan đến thư tín dụng như: phát hành L/C, sửa đổi L/C, hủy L/C, thông báo L/C, ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng, ...

Để thu các khoản phí này, NH thường thu theo một biểu phí đã được cơng bố trước đó, có thể phí dịch vụ có thể được thu theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào giá

trị của giao dịch, như phí phát hành L/C, phí trả chậm L/C,..; hoặc thu cố định khơng

phụ thuộc vào giá trị giao dịch, như điện phí, phí sửa đổi L/C, phí thơng báo L/C, ...

b. Lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT. Mặt khác, chỉ tiêu này giúp nhà quản lý so sánh với hiệu quả TTQT bằng các phương thức thanh tốn khác, qua đó, giúp nhà quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Để xác định được chỉ tiêu này, ta cần xác định được chỉ tiêu về doanh thu và chỉ tiêu về chi phí bỏ ra cho hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT trong một khoảng thời gian nhất định.

c. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT bằng TDCT so với doanh thu hoạt động TTQT bằng TDCT = LNL/C/DTL/C

thu từ TDCT thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Từ chỉ số này, nhà quản lý có thể trả lời cho câu hỏi: Mat bao nhiêu chi phí để tạo ra được một đồng lợi nhuận từ hoạt động này?

d. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT bằng TDCT trên tổng lợi nhuận từ TTQT = LNL/C/DTTTQT

Chỉ số này cho biết hiệu quả hoạt động TDCT so vởi tổng lợi nhuận thu được từ TTQT. Chỉ số này cao chứng tỏ hoạt động TĐCT chiếm ưu thế trong hoạt động TTQT của NH.

e. Tỷ lệ doanh thu TTQT bằng TDCT so tổng doanh thu từ TTQT = DTL/C/DTTTQT

Chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu dịch vụ TDCT trong tổng nguồn thu từ TTQT tại NH. Nói cách khác, đây là tỷ trọng của doanh thu hoạt động TDCT trong tổng nguồn thu từ hoạt động TTQT.

f. Tỷ lệ lợi nhuận TTQT bằng TDCT trên cán bộ TTQT = LNL/c/Tổng cán bỘTTQT

Chỉ số này xác định năng suất lao động của một cán bộ thanh toán quốc tế trên hiệu quả mang lại từ hoạt động TTQT bằng TDCT, cho thấy một cán bộ thanh toán quốc tế tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động TDCT

Ngồi ra, cịn có một số chỉ tiêu so sánh giữa doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT với các chỉ tiêu về tổng tài sản bình quân, vốn tự có của ngân hàng, ...

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng trên, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NH thương mại qua một số chỉ tiêu định tính dưới đây.

Một là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thơng qua việc góp phần tạo

hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng: Khi ngân hàng cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tư tín dụng này, nếu nghiệp vụ TTQT

được thực hiện an tồn thì đồng vốn tín dụng sẽ được thu hồi cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn. Việc thu hồi được nợ đúng hạn sẽ không phát sinh nợ quá hạn, nâng cao được chất lượng của cơng tác tín dụng. Qua đó cho thấy hoạt động TTQT góp phần tích cực trong nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng, góp phần tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao được hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Hai là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá qua việc góp phần tăng

cường và tạo hiệu quả kinh doanh ngoại hối: Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh tốn tiền hàng nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh tốn hàng xuất. Khi nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua NH càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nâng cao được doanh số hoạt động. Như vậy, nhờ vào hoạt động TTQT các ngân hàng phát triển được dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo khả năng tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng.

Ba là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thơng qua hoạt động duy trì

và phát triển khách hàng bởi khách hàng chính là nguồn gốc của các hoạt động của ngân hàng, là chủ thể để NH tìm kiếm lợi nhuận thông qua các giao dịch của khách hàng.

Hoạt động duy trì và phát triển khách hàng khơng chỉ đơn thuần là tìm kiếm, thu hút khách hàng mới, mà bao gồm cả việc giữ chân, sàng lọc, chăm sóc và khai thác nhóm khách hàng hiện hữu. Đây được đánh giá là một trong những thước đo chuẩn mực nhất cho hiệu quả của hoạt động TTQT. Bởi, chỉ khi có chất lượng dịch vụ tốt, giao dịch được xử lý nhanh chóng, thuận tiện và an tồn thì khách hàng sẽ tìm đến với NH nhiều hơn, ở lại lâu hơn với NH. Từ đó, doanh số hay lợi nhuận từ hoạt động TTQT của NH cũng tự động tăng lên.

Bốn là, hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua sự phát triển của mạng lưới ngân hàng đại lỷ, phát triến quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của

NH: Để quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại của mình trên lĩnh vực thanh tốn, bảo lãnh được nhanh chóng, an tồn và thuận lợi, các NH trong

nước phải có các ngân hàng đại lý ở nước ngồi, thơng qua hoạt động này sẽ tạo mối quan hệ giữa ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài. Và mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ.

Thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng mở rộng và uy tín của NH trên thương trường quốc tế càng được nâng lên và đây cũng chính là hiệu qủa do hoạt động TTQT mang lại cho NH.

Tóm lại, hoạt động TTQT phải gắn liền với hoạt động kinh tế quốc tế của

quốc gia, phải phù hợp đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước trong từng thời kỳ. Hiệu quả hoạt động TTQT không chỉ thể hiện ở phần lợi nhuận của hoạt động này mang lại cho ngân hàng cao hay thấp mà cịn thơng qua nó tạo hiệu quả cho các hoạt động khác tại ngân hàng phát triển.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dịch vụ TTQT bằng phương phương

thức TDCT tại ngân hàng thương mại 1.3.3.1 Nhân tố khách quan

a. Tình hình chính trị - xã hội

Tình hình chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế của quốc gia đó. Mơi trường chính trị trong nước ổn định tất yếu sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn khi bước vào kinh doanh. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để hoạt động kinh tế phát triển, và từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển và có hiệu quả. Các nước có mơi trường chính trị ổn định thì người dân gặp thuận lợi trong kinh doanh và nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài ở nước sở tại. Do đó, việc ổn chính trị là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong và ngồi nước và từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu qua ngân hàng.

b. Sự ổn định của nền kinh tế trong nước

Hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả và an toàn hơn trong một nền kinh tế ổn định và phát triển. Một nền kinh tế khơng ổn định ví dụ ln bị ảnh hưởng bởi lạm phát, một nền kinh tế mà hoạt động lúc tăng trưởng, lúc sụt giảm một cách nhanh chóng, chủ đầu tư khơng thể n tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả được, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt

động TTQT của ngân hàng. Chính sự ảnh hưởng đó sẽ làm giảm năng lực TTQT của các ngân hàng, một lĩnh vực mà các ngân hàng hiện nay coi là lĩnh vực tạo nên sự khác biệt. Do đó mơi trường kinh tế trong nước có ảnh hưởng vơ cùng quan trọng đến năng lực TTQT của ngân hàng thương mại.

c. Môi trường pháp lý

Thuần túy, thanh tốn quốc tế là một dịch vụ kinh tế. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Do đó, nếu các quy định của pháp luật của nước sở tại tác động đến hoạt động TTQT thì các chủ thể tham gia và cách thức hoạt động TTQT vận hành cũng chịu tác động khơng nhỏ. Mơi trường pháp lý thơng thống, chính sách thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản sẽ là điều kiện tốt để hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động TTTQT phát triển mạnh.

d. Trình độ về TTQT của khách hàng

Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động giao thương giữa hai chủ thể ở hai quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu thường gặp trở ngại về sự bất đồng trong ngôn ngữ, sự chi phối của quy định pháp luật khác nhau, sự không thống nhất giữa các tập quán kinh doanh. Do đó, khách hàng càng là người am hiểu ngơn ngữ, có trình độ TTQT, có sự am hiểu về luật pháp và tập quán sinh hoạt các nước, biết tận dụng cơ hội kinh doanh, ... chắc chắn sẽ tránh được sự bất đồng và lừa đảo trong kinh doanh.

Khi ngân hàng có những khách hàng xuất nhập khẩu có năng lực kinh doanh, có trình độ và kinh nghiệm TTQT nhất định sẽ giảm thiểu được rủi ro cho chính khách hàng và cả ngân hàng, từ đó, hiệu quả hoạt động TTQT của NH cũng được tăng lên.

1.3.3.2 Nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan trên, nhân tố chủ quan đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong lĩnh vực hoạt động TTQT tại ngân hàng thương mạ, hiệu quả hoạt động này chịu sự tác động của một số nhân tố chính sau:

a. Chính sách đối ngoại của ngân hàng

Đây là một trong những chiến lược kinh doanh của NH thương mại. Chính sách đối ngoại của ngân hàng bao gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, phát triển hoạt động TTQT trong một giai đoạn cụ thể, đưa ra các quy định về hoạt động TTQT.... Đây là kim chỉ nam cho các đơn vị bên dưới trong việc tiếp cận và phát triển quan hệ với các tổ chức nước ngồi, các định chế tài chính. Một chính sách đối ngoại đúng đắn sẽ thu hút được khách hàng trong và ngoài nước, tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng bạn, khi có sự phối hợp, quan hệ tốt trong kinh doanh sẽ tạo hiệu quả hoạt động cho NH, giúp khách hàng giảm thiểu chi phí trung gian trong giao dịch TTQT, từ đó tăng thu nhập cho cả NH và khách hàng. Chính sách đối ngoại của ngân hàng phải phù hợp với quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Có như vậy mới đảm bảo kết hợp được lợi ích của ngân hàng phù hợp lợi ích xã hội, lợi ích của quốc gia.

b. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng thương mại

Nếu NH chỉ quan tâm đến các nghiệp vụ sẵn có mà không quan tâm đến phát

Một phần của tài liệu 0329 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w