Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 73)

triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn năm 2015 - 2019

Hơn 11 năm sau ngày thành lập, với quyết tâm vượt qua những thách thức khó khăn, bám sát chỉ đạo của Trụ sở chính BIDV và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, BIDV-CN Thanh Xuân đã vươn lên trở thành một trong những chi nhánh có quy mô lớn trong hệ thống Ngân hàng BIDV, đồng thời tạo được sự tin cậy, tín nhiệm từ phía khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện rõ nét qua số liệu về hoạt động kinh doanh tại BIDV-CN Thanh Xuân giai đoạn 2015-2019. Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nói chung cũng như BIDV nói riêng, khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đòi hỏi ngân hàng ngày càng phải nâng cao chất lượng phục vụ.

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-CN Thanh Xuân trong các năm cụ thể nhưlsau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2019

5 Chênh lệch thu chi

2 7 3 7 0

6 Lợi nhuận trước thuế 27 9 31 9 37 0 46 2 58 4 7 LNTT bình quân/người 1, 9 2,1 2,4 2,9 3,5

CN Thanh Xuân liên tục tăng qua các năm, phản ánh quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Trong vòng 5 năm, tổng tài sản tăng 14.709 tỷ đồng (từ 14.190 tỷ đồng tại 31/12/2015 lên 28.899 tỷ đồng tại 31/12/2019), mức tăng bình quân khoảng 25%/năm. Tài sản chủ yếu của chi nhánh là nguồn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế và các định chế tài chính. Ngoài ra bao gồm các công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh của BIDV-CN Thanh Xuân.

Song song với việc Tổng tài sản tăng trưởng liên tục qua các năm thì lợi nhuận trước thuế của BIDV-CN Thanh Xuân cũng tăng trưởng không kém. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận trước thuế ở mức 279 tỷ đồng, đến năm 2019, lợi nhuận đã tăng trưởng hơn 200% so với năm 2015 và đạt 584 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch. Mức tăng trưởng bình quân trong vòng 5 năm qua khoảng 20%/năm. Lợi nhuận trước thuế bình quân người năm 2019 đạt 3,5 tỷ đồng/người, tăng trưởng 24% so với năm 2018, nằm trong TOP 5 hệ thống về năng suất lao động.

Như vậy, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do BIDV giao hàng năm đều được BIDV-CN Thanh Xuân hoàn thành xuất sắc với những thành tích như:

* Trong hệ thống BIDV:

+ 4 năm nằm trong Top 3 chi nhánh dẫn đầu hệ thống: năm 2012 là đơn vị xuất sắc thứ 3 hệ thống, năm 2015 được công nhận là đơn vị xuất sắc thứ 2 hệ thống và năm 2017, năm 2018 vinh dự là đơn vị xuất sắc đứng đầu hệ thống.

+ Năm 2016, 2019 chi nhánh được công nhận là đơn vị xuất sắc đứng đầu cụm địa bàn Hà Nội

Ngoài ra, chi nhánh được nhận nhiều giải thưởng trong các mặt hoạt động của Hội sở chính trong 10 năm qua như : 4 năm được công nhận là đơn vị điển hình trong hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ (2014, 2016, 2017, 2019), 2 năm được công nhận là đơn vị điển hình về thu dịch vụ ròng (2013, 2015), đơn vị điển hình về bán lẻ (năm 2015), đơn vị điển hình về LNTT (2016, 2019) và đơn vị điển hình về huy động vốn (năm 2016, 2019).

* Ngoài các phần thưởng cao quý của Hội sở chính BIDV, chi nhánh vinh dự được các Cơ quan, Ban, Ngành trên địa bàn Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao:

+ 02 lần được Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen “Có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2013 - 2014 và năm 2015 - 2016”.

+ Được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen “Đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh năm 2016”.

2.1.5.1. Hoạt động huy động vốn

Ngay từ khi mới thành lập, BIDV-CN Thanh Xuân đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là nền móng để xây dựng một ngân hàng vững chắc không chỉ tại Chi nhánh mà còn chung cho hệ thống BIDV. Mục tiêu của Chi nhánh là hướng tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính lớn nhằm gia tăng quy mô trong thời gian ngắn. Với chính sách chọn lọc và tiến hành tiếp thị khách hàng tận nơi, phát huy tối đa

khả năng, Chi nhánh đã phát triển được nhiều tài khoản doanh nghiệp mới. Từ các khách hàng lớn chi nhánh tiếp cận được trong thời gian đầu như Công ty CP Đầu tư chứng khoán SSI, Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam... đến nay chi nhánh đã tạo dựng quan hệ về tiền gửi gắn bó với 31 khách hàng định chế tài chính, 77 khách hàng doanh nghiệp lớn, 2.607 khách hàng cá nhân thân thiết và quan trọng. Vì vậy, trong nhiều năm qua, BIDV-CN Thanh Xuân luôn là 1 trong 10 Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao và nằm trong các Chi nhánh dẫn đầu có số dư huy động lớn khi BIDV triển khai sản phẩm huy động mới.

Kết quả hoạt động huy động vốn từ năm 2015-2019 của Chi nhánh cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: tỷ đồng

■ HĐV Định chế tài chính □ HĐV Doanh nghiệp ■ HĐV Dân cư

Biểu đồ 2.2: Huy động vốn cuối kỳ phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2015 -2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV-CN Thanh Xuân)

Đơn vị: tỷ đồng 18,000 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000

■ HĐV Không kỳ hạn ■ HĐV Ngắn hạn ■ HĐV Trung dài hạn

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2019

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 11.218 12.85

5 13.592 216.47 23.908

2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ CK 56,6% 14,6

% 5,7% 21,2% 45,1%

Qua bảng và biểu đồ trên cho thấy:

+ Quy mô huy động vốn của chi nhánh có bước nhảy vọt qua từng năm, nâng dần vị thế của Chi nhánh trong cụm và gia nhập TOP 10 chi nhánh có quy mô huy động vốn lớn nhất hệ thống. Năm 2015, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh chỉ đạt 13.529 tỷ đồng. Sau 4 năm nỗ lự và cố gắng hết mình của toàn thể Chi nhánh, năm 2019, con số này đã tăng gần gấp 2,5 lần, tương ứng tăng 19.767 tỷ đồng so với năm 2015 và đạt 33.296 tỷ đồng. Huy động vốn cuối kỳ bình quân tăng trưởng 26%/năm. Huy động vốn bình quân năm 2019 cũng đạt con số ấn tượng là 25.822 tỷ đồng.

+ Cơ cấu khách hàng huy động vốn của Chi nhánh thay đổi linh hoạt trong từng thời kỳ với sự chuyển dịch tương đối giữa các nhóm khách hàng: giai đoạn 2008 - 2012, nền vốn của chi nhánh phụ thuộc lớn vào nhóm khách hàng ĐCTC (năm 2010, huy động vốn từ nhóm ĐCTC chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 65% tổng nguồn vốn của Chi nhánh). Từ năm 2013 đến nay, Chi nhánh đẩy mạnh gia tăng nguồn tiền gửi từ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giảm dần tỷ trọng của nhóm ĐCTC.

+ Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn thay đổi tích cực theo hướng gia tăng tiền gửi có kỳ hạn dài và nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

+ Vị thế huy động vốn của chi nhánh ngày càng được khẳng định và nâng dần thứ hạng trong cụm địa bàn và hệ thống:

- So với cụm địa bàn: năm đầu thành lập, chi nhánh xếp thứ 18/19 chi nhánh, sau 5 năm chi nhánh vươn lên vị trí thứ 9 địa bàn và đến năm 2017 đã lọt vào TOP 5 chi nhánh lớn nhất địa bàn. Năm 2019, Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh tăng 2 bậc so với năm 2018, vươn lên vị trí thứ 4 địa bàn Hà Nội.

- So với hệ thống: năm 2008, chi nhánh thuộc Top 3 chi nhánh có nền vốn thấp nhất hệ thống, đứng thứ 105/108 chi nhánh. Sau 5 năm hoạt động, chi nhánh đã có mặt trong TOP 15 chi nhánh lớn nhất hệ thống và đến năm 2019, quy mô HĐV Chi nhánh đứng thứ 4 hệ thống.

2.1.5.2. Hoạt động tín dụng

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của BIDV-CN Thanh Xuân, đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh. Trong những năm qua, quan điểm và định hướng phát triển của BIDV-CN Thanh Xuân là: Tiếp cận để mở rộng cho vay với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng đặc biệt cao và đóng góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh.

Bảng 2.2: Tình hình tín dụng giai đoạn 2015-2019

hàng truyền thống, Ngân hàng BIDV-CN Thanh Xuân đã tích cực tiếp thị khách hàng mới thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề về thiết lập quan hệ tại Chi nhánh. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm đề ra, đồng thời phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, bao gồm cả dư nợ bình quân và dư nợ cuối kỳ. Đặc biệt, năm 2019, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 23.908 tỷ đồng, tăng 7.436 tỷ đồng (tương ứng tăng 45,1%) so với dư nợ cuối kỳ năm 2018, đưa chi nhánh

vượt lên dẫn đầu hệ thống về quy mô dư nợ. So với cụm và hệ thống: tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng cao hơn so với toàn hệ thống (12%), của cụm (16%) và các TCTD trên địa bàn (14,14%).

Để đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động tín dụng, có thể xem xét cơ cấu tín dụng của Chi nhánh qua các năm. Cùng với sự tăng trưởng quy mô tín dụng với tốc độ tương đối cao, cơ cấu tín dụng của BIDV-CN Thanh Xuân trong giai đoạn 2015-2019 cũng có nhiều chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu tín dụng

được nghiên cứu dưới nhiều tiêu thức khác nhau như theo kỳ hạn, theo tiền tệ, theo ngành nghề hay tính chất khoản vay...

V Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV-CN Thanh Xuân rất chú trọng đến việc phát triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn khác nhau. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được thể hiện chi tiết thông qua:

Đơn vị: tỷ đồng

□ Dư nơ ngắn hạn Dũư nợ trung dài hạn

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2019

Nhìn chung, trong giai đoạn 2015-2019, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng vay ngắn hạn dao động từ 55% đến 70% và vẫn có xu hướng tăng trong những năm sắp tới. Trong khi đó, tỷ trọng vay trung dài hạn chỉ chiếm từ 30% đến 45% tổng dư nợ và đang có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy, Chi nhánh đang đẩy mạnh thay đổi cơ cấu kỳ hạn của khoản vay.

S Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng:

BIDV-CN Thanh Xuân không có nhiều lợi thế so với các Chi nhánh khác cùng hệ thống hoặc khác hệ thống trên địa bàn TP. Hà Nội do được thành lập khá muộn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, BIDV- CN Thanh Xuân đã ra sức đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán buôn cũng như ngân hàng bán lẻ để tiếp thị khách hàng về thiết lập quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Trong đó, dư nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ, đóng góp phần lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.

Đơn vị: tỷ đồng

□ Khách hàng cá nhân □ Khách hàng doanh nghiệp

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV-CN Thanh Xuân) S Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề:

TT Chỉ tiêu 2015 201 6 2017 201 8 2019 1 Dịch vụ thanh toán 18, 2" 18,9" 277 28,2 34,2" 2 Dịch vụ bảo lãnh 23, 7 20,5 23, 4 3 2" 30,8

3 Tài trợ thương mại 17,

1 9,7 179 23,8 197 4 Dịch vụ thẻ 12, 4" 11,2 1 5" 19,8 5 Dịch vụ ngân hàng điện tử 2, 1 2,3 2,8 3 T 1,6 6 Dịch vụ khác 2, 5 1,7" 31 16 97 Thu dịch vụ ròng (Không gồm KDNT, PS) 76 64,3 74, 6 103,7 115,8

Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của BIDV-CN Thanh Xuân được thể hiện trong biểu đồ 2.6. Hoạt động tín dụng tại BIDV-CN Thanh Xuân kheo định hướng tập trung vào một số ngành và nhóm ngành như: thương mại và dịch vụ, nông lâm thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng. Các nhóm ngành trên chiếm đến 85-90% tổng dư nợ của Chi nhánh.

0% 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 2015 2016 2017 2018 2019

■ Công nghiệp chế biến - chế tạo BTài chính - Bảo hiểm BXây dựng ■ Thương mại BKhác

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV-CN Thanh Xuân)

Số liệu trong biểu đồ 2.6 cho thấy, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của Chi nhánh ít có sự thay đổi, các nhóm ngành nghề có tỷ trọng lớn trong cơ cấu vẫn được Chi nhánh chú trọng và định hướng phát triển qua các năm.

2.1.5.3. Các hoạt động khác

Phát triển dịch vụ luôn là chiến lược kinh doanh được Ban Giám đốc BIDV-CN Thanh Xuân quan tâm và chỉ đạo sát sao. Sau 11 năm đi vào hoạt động, thu phí dịch vụ của Chi nhánh đã đạt được những tăng trưởng đáng ghi nhận: số thu DVR đến 31/12/2019 đạt 115 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với

năm 2015, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2019 là khoảng 13%/năm. Chi tiết hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Hoạt động dịch vụ giai đoạn 2015-2019

chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ và triển khai các sản phẩm mới như sản phẩm Upas LC, bảo lãnh đối ứng, dịch vụ điều chuyển vốn tự động, dịch vụ thanh toán hóa đơn online, dịch vụ phát hành thẻ liên kết, dịch vụ thu hộ học phí cho các trường đại học, dịch vụ thu hộ ngân sách nhà nước... Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thường xuyên phát động các chương trình động lực phát triển thu phí dịch vụ, các chương trình lấp đầy sản phẩm dịch vụ đối với cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức của Chi nhánh. Tăng cường bán chéo dịch vụ cá nhân cho các khách hàng tổ chức cũng là một trong những giải pháp hiệu quả đã được Chi nhánh triển khai.

5 6 1 Tổng số khách hàng 6.23 7 7.189 9.675 11.682 12.763 2 Tổng số KHDN 731 884 1.256 1.639 1.87 2

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 59 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w