Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 59)

Chi nhánh Thanh Xuân

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV-CN Thanh Xuân

PC-EPziz: ⅛jtzz FzszzΓs IZJZ. i— PC-DDzy PC-DX⅛y≡z TziEriz PCiD Rcvzl Civ PCrDXtic,

Theo đó, mô hình tổ chức được thiết lập thành 6 khối, với 19 phòng/tổ và 176 cán bộ nhân viên bao gồm: Khối quản lý KHDN, Khối quản lý KHCN, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối quản lý nội bộ và Khối đơn vị trực thuộc. Nguồn nhân lực của Chi nhánh tương đối trẻ, độ tuổi trung bình 32, có trình độ chuyên môn cao, trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ đại học tại Chi nhánh chiếm 100%, cán bộ có trình độ thạc sỹ trên 29% và lực lượng cán bộ đang theo học thạc sỹ chiếm tỷ lệ 10%. Đội ngũ cán bộ hiện tại về cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Việc kiện toàn bộ máy tổ chức và nhân sự cho các bộ phận, đội ngũ cán bộ BIDV-CN Thanh Xuân luôn được quan tâm chú trọng cả về chất và lượng. Cụ thể chức năng nhiệm vụ các Khối/Phòng/Ban như sau:

+ Giám đốc: là người điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho các Phó giám đốc để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các phòng ban một cách hợp lý.

+ Phó giám đốc (04 người): hỗ trợ Giám đốc trong các công việc.

+ Khối KHDN, Khối KHCN: chức năng là tham mưu cho Ban Giám đốc, trực tiếp thẩm định kinh tế kỹ thuật, kinh tế đầu tư và cho vay theo các kì hạn ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm chỉ tiêu chính liên quan tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

Khối QLKH Cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đối với các khách hàng là cá nhân với nhiều loại khoản vay như: ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn.ngoài ra bộ phận này còn quản lý dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế..

Khối QLKH Doanh nghiệp: cũng thực hiện các nghiệp vụ như bộ phận QLKH cá nhân nhưng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, bao gồm 4 phòng: KHDN1, KHDN2, KHDN3 và KHDN5. Ngoài ra bộ phận này còn quản lý thêm một số nghiệp vụ khác như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, L/C..

+ Khối quản lý rủi ro: thực hiện việc xác định, đánh giá rủi ro, tiếp theo là việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát xác suất xảy ra hoặc ảnh hưởng của các sự kiện không may hoặc để tối đa hoá việc thực hiện các cơ hội.

+ Khối tác nghiệp:

Phòng Quản trị tín dụng: chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện tạo lập hợp đồng trên hệ thống mạng SIBS theo hồ sơ tín dụng

Phòng GDKH: thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi, tiết kiệm, thu lãi vay, giải ngân, thanh toán và chuyển tiền tại quầy, đảm bảo lợi ích và làm hài long khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại đơn vị.

Phòng QL&DV kho quỹ: thực hiện việc tiếp quỹ cho các giao dịch viên và nhận hoàn quỹ về cuối ngày, đảm bảo cân quỹ, trực tiếp thu những khoản tiền lớn, thực hiện việc đóng bó tiền và hoàn thành kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với NHNN. Ngoài ra, cán bộ ngân quỹ còn làm nhiệm vụ thu, chi, lưu trữ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu và các ấn chỉ, ấn phẩm như: kỳ phiếu, trái phiếu trắng, các chứng từ có giá khách hàng vay vốn cầm cố tại Ngân hàng.

+ Khối quản lý nội bộ:

Phòng TCHC: chức năng hành chính, thực hiện công tác liên quan đến nhân sự, văn thư, hành chính, tuyên truyền, tiếp thị lễ tân, tiếp khách nhằm mục tiêu xây dựng chi nhánh văn minh, lịch sự.

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tổng tài sản 14.19 0 17.13 3 18.89 0 23.85 1 28.89 9 2 Huy động vốn 13.52 9 16.80 4 18.09 3 22.91 2 33.29 6

Phòng KHTC: có nhiệm vụ giao kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành và theo hướng dẫn của Ngân hàng.

+ Đơn vị trực thuộc: Bao gồm 07 phòng giao dịch. Các phòng giao dịch có chức năng vừa tác nghiệp, giao dịch khách hàng, vừa quản lý khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tín dụng, huy động vốn của KHCN và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ.

Giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ phối hợp cho nên có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng cho hoạt động Chi nhánh được tiến hành một cách liên tục có hệ thống để đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w