Phân loại tín dụng của Ngânhàng Hợp tác xã

Một phần của tài liệu 0220 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Cho vay trong hệ thống Ngân hàng HTX là cho vay các thành viên thuộc hệ thống của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phuờng trong phạm vi toàn quốc.

1.2.2.2 Cho vay ngoài hệ thống Ngân hàng HTX

Cho vay ngoài hệ thống Ngân hàng HTX là các đối tuợng khác nhu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.. .không phải là thành viên thuộc hệ thống của Quỹ. Hoạt động cho vay ngoài hệ thống của ngân hàng HTX giống với hoạt động cho vay của NHTM. Cụ thể nhu sau :

- Thực hiện cho vay duới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tuợng trong nền kinh tế quốc dân.

- Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ

không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình nhu tín dụng nặng lãi hay tín dụng thuơng mại.

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng hợp tác xã độc lập tuơng đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những truờng hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhung sản xuất

và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.

Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là:

-Có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

-Có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.

-Có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.

1.2.3. Các vấn đề cơ bản của tín dụng của Ngân hàng hợp tác xã 1.2.3.1. Đối tượng và mục đích cho vay của Ngân hàng HTX

Ngoài việc hỗ trợ vốn cho các TCTD trong hệ thống thì Ngân hàng HTX còn có đối tượng và mục đích cho vay ngòai hệ thống là cho các thành viên vay vốn nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, hạn chế dần nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

1.2.3.2. Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng HTX

Bất kể một ngân hàng nào khi cho vay vốn đã đảm bảo cho vay đúng theo nguyên tắc cho vay đã được quy định và ngân hàng HTX cũng như vậy,

khi có khách hàng xin vay vốn cán bộ tín dụng phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau:

- Việc cho vay của khách hàng sau khi đã đuợc cán bộ tín dụng thẩm định kiểm tra và thu thập đủ thông tin và các điều kiện để có thể cho vay thì khách hàng cùng với cán bộ tín dụng tiến hành lập hợp đồng tín dụng và các giấy tờ khác liên quan. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về mục đích sử dụng vốn vay, phuơng thức cho vay, số tiền nhận nợ, lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm , giá trị tài sản bảo đảm, phuơng thức trả nợ(bao gồm cả gốc và lãi) và những cam kết khác đuợc hai bên thoả thuận với nhau.

-Trong thời gian làm thủ tục khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng HTX, cán bộ tín dụng phát hiện thấy khả năng, năng lực tài chính và mục đích sử dụng vốn vay không đúng theo đơn và hố sơ vay vốn, sau khi kiểm tra xem xét đúng thực tế cán bộ tín dụng làm biên bản báo cáo lên giám đốc đình chỉ việc cho vay để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của quỹ tránh thất thoát, khó thu hồi.

1.2.3.3. Điều kiện vay vốn của Ngân hàng HTX

Khách hàng đuợc cho vay khi có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng , năng lực tài chính, có vốn tự có tham gia vào các dự án đầu tu, phuơng án sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có dự án đầu tư phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay

theo quy định của NHNN và văn bản chỉ đạo của Hệ thống Ngân hàng Hợp tác.

- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân) hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình, đại diện hộ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ngân hàng đóng trụ sở.

-Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên còn có thêm một số điều kiện khác tuy từng trường hợp.

1.2.3.4. Phương thức cho vay của Ngân hàng HTX.

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vay vốn của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng trong quan hệ tín dụng và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng cho vay thoả thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn phương án cho vay theo một trong các phương thức cho vay sau:

- Phương thức cho vay từng lần.

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư.

- Cho vay hợp vốn. - Cho vay trả góp.

1.2.3.5. HỒ sơ xin vay vốn của Ngân hàng HTX.

Khi khách hàng đến ngân hàng để vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể đầy đủ về các thủ tục, nguyên tắc, điều kiện vay vốn theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu khách hàng có đủ các điều kiện đúng theo quy định của pháp luật thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn để ngân hàng chính thức nghiên cứu thẩm định. Hồ sơ xin vay vốn do

khách hàng lập, cán bộ tín dụng chỉ hướng dẫn và giải thích không được làm thay.

Hồ sơ vay vốn của khách hàng, tuỳ theo yêu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng cán bộ tín dụng căn cứ vào thể lệ tín dụng từng loại cho vay để hướng dẫn người vay lập hồ sơ vay vốn gồm các giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Phương án SXKD, kế hoạch vay vốn , trả nợ. + Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản. + Danh mục tài sản đảm bảo tiền vay.

+ Biên bản định giá tài sản.

+ Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ khác có liên quan đến việc vay vốn. + Giấy nhận nợ

Đối với thể nhân : phải có sổ hộ khẩu, giấy CMND, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy bảo lãnh ,cầm cố tài sản và các giấy tờ hợp pháp khác. Các loại giấy tờ trên khách hàng khách hàng phải xuất trình bản gốc để cán bộ tín dụng kiểm tra đối chiếu với các nội dung đã kê khai trong giấy đề nghị vay vốn.

Đối với doanh nghiệp, pháp nhân khác thì phải có báo cáo tài chính. Sau khi nhận đủ hồ sơ nói trên, cán bộ tín dụng tiến hành làm đầy đủ hồ sơ, hoàn tất và trình ký theo quy định để khách hàng có thể lĩnh được tiền. Trong thời hạn 03 ngày nếu không đủ điều kiện ngân hàng sẽ thông báo lại cho khách hàng biết.

1.3. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng HTX

1.3.1. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng HTX

Với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất là nhận tiền gửi và cho vay, chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Chất lượng tín

dụng cho vay ngoài hệ thống Ngân hàng HTX đương nhiên được tạo nên bởi chất lượng của từng khoản tín dụng. Như vậy, bản chất của chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống và chất lượng tín dụng của một khoản vay là một.

Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng. Tuy vậy để đưa ra một khái niệm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu trên quan điểm nào. Như ta đã biết mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau. Do đó có thể hiểu như sau :

- Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng.

Khách hàng là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi khách hàng. Mục tiêu của khách hàng là tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng , cái mà khách hàng quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, quy mô, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của khách hàng hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.

Do đó theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: “Sự

thoả mãn nhu cầu của khách hàng về khoản tín dụng trên các phương diện lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ...”

- Chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng HTX

Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, Ngân hàng HTX cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để đem lại càng nhiều thu nhập cho chủ sở hữu thì càng tốt. Nhưng điều rất khác của Ngân hàng so với các doanh nghiệp khác chính là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàngthì chất lượng tín dụng với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.

Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tư càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.

Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Vì thế nếu như Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lượng tín dụng được hiểu là:

“Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng”

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng HTX *Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại

cao và ngược lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “ có vấn đề”, có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá Dư nợ quá hạn

; = " ' x 100

hạn Tông dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một phần cho ngân hàng trên tông dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến những khoản dư nợ đã đến hạn trả nợ mà chưa trả nợ, không xét đến tông dư nợ có nguy cơ quá hạn.

Như vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số dư nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay được giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Như vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có được sử dụng hay không. Do đó ngân hàng cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn.

*Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x100% Tông dư nợ

Nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5.Tỷ lệ trên càng thấp thì chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao.Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 5%.

Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải

gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng đã ra hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng có thể biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của ngân hàng đó. Tuy nhiên, tỷ lệ này không phản ánh được hết chất lượng tín dụng, bởi vì những khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể có rủi ro và những khoản thuộc nhóm 3, nhóm 4 lại không rủi ro do đây là các trường hợp đang trong thời gian thử thách, các khoản nợ gia hạn vì lý do khách quan mà khách hàng không lường trước được,... Chính vì vậy, đánh giá chất lượng tín dụng để lường trước được rủi ro phải dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nữa.

*Tỷ lệ nợ không có tài sản đảm bảo và tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo

Dư nợ không Có TSBo

Tỷ lệ nợ không có TSBĐ = T:iE ≡ C. J∙ r.ợ x 100%

Một phần của tài liệu 0220 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w