về hoàn thiện các văn bản pháp lý trong hoạt động tín dụng
Công tác xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tồn đọng hiện nay rất phức tạp do liên quan đến nhiều bộ luật, nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế, do vậy, Ngân hàng hợp tác Việt Nam cần sớm ban hành qui trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay áp dụng trong toàn hệ thống.
Trong định hướng phát triển, Ngân hàng hợp tác đã đề ra mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ, do vậy cần sớm ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân vào hoạt động.
Về công tác đào tạo
Thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh đặc biệt là các nghiệp vụ về hoạt động tín dụng. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng, tổ chức cho cán bộ tham quan, học tập tại các chi nhánh trong hệ thống, tham quan học hỏi các mô hình ngân hàng nước ngoài tiên tiến, hiện đại có tính tương đồng với điều kiện hoạt động trong nước.
Đầu tư phát triển công nghệ thông tin
Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định
giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Ngân hàng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.. .dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hon về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Do vậy, Ngân hàng hợp tác cần xây dựng thêm các kênh thông tin giữa ngân hàng và khách hàng nhằm nhanh chóng thu thập các phản hồi từ phía khách hàng để không ngừng hoàn thiện, nâng cấp các dịch vụ ngân hàng; Hoàn thiện chương trình quản lý giới hạn tín dụng trên hệ thống; bổ sung và chỉnh sửa những chương trình báo cáo hiện có để hỗ trợ lập được các báo cáo tín dụng theo đúng quy định và cung cấp thông tin để quản lý tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá, định hướng hoạt động của Ngân hàng hợp tác, định hướng hoạt động, hoạt động tín dụng, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá những năm tới, chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá, đồng thời đưa ra những kiến nghị với Nhà nước, Chính Phủ, các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Hợp tác Việt Nam để thực hiện.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá đã làm tốt công tác hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chi nhánh đã bám sát định hướng, cơ chế nghiệp vụ của ngành và nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn. Đến thời điểm hiện nay cũng như trong thời gian tới do đặc trưng địa bàn tỉnh và định hướng của Ngân hàng hợp tác xã, ban lãnh đạo chi nhánh Thanh Hoá xác định tín dụng là mặt trận hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Với đặc điểm của hoạt động tín dụng là luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, vì vậy song song với mục tiêu mở rộng tín dụng, chi nhánh phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh, luận văn đã đạt được các kết quả sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các lý luận cơ bản về tín dụng và hoạt động tín dụng.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù chi nhánh đã có những bước phát triển tích cực theo định hướng khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tuy nhiên các sản phẩm tín dụng vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro... Qua đó luận văn đã đưa ra giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới.
Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, NHNN, Ngân hàng hợp tác Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của chi nhánh Thanh Hoá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác (1978), Tư bản, Quyển 3, Tập 2, NXB Sự Thật.
2. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 3. Lê Vinh Danh (1997), Tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NXB hính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Hà Nội.
5. Đặng Văn Hải (2007), “Nâng cao chất lượng cán bộ NHTM Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ (1+2).
6. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê , Đại học Kinh tế Huế.
7. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NxbThống kê, Hà Nội.
9. TS. Phạm Ngọc Kiểm (2012), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
của các NHTM Việt Nam.
11. Hoàng Đức Luân (2009), “Chất lượng tín dụng - Từ lý luận đến thực tiễn tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí lưu hành nội bộ Học viện Ngân hàng. 12. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-
NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo
an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, các số qua các năm 2009 đến 2011.
18. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại (bản dịch), NXB Tài chính Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật sửa
đổi bổ sung một số điều luật của Luật các Tổ chức tín dụng.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật sửa
đổi bổ sung một số điều luật của Luật các Tổ chức tín dụng.
22. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng”, NXB Thống kê.
23. Lê Danh Tốn (2006), “Hệ thống tín dụng của NHTM và Basel II”, tạp chí tài chính số 24 tháng 3 năm 2006.
24. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2005), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê.
76
25. Lê Thị Xuân (2002), “Bàn về tín dụng của NHTM Việt Nam”, bài viết tập
san nội bộ, năm 2002, Khoa Tài Chính Ngân Hàng, trường đại học Kinh tế Quốc
Dân.
26. Báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng hợp tác - Chi nhánh Thanh Hoá các năm 2013 - 2015