Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu 0220 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

* Nhóm nhân tố thuộc khách hàng - Uy tín, đạo đức của người vay

Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh

doanh,.. .Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng đuợc thể hiện duới nhiều khía cạnh đa dạng nhu: chất luợng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị truờng, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín đuợc khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị truờng qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng

Chất luợng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nguời vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của nguời quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt nhu học vấn, kinh nghiệm thực tế,...thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh huởng xấu đến chất luợng tín dụng của ngân hàng.

*Nhóm nhân tố thuộc môi truờng - Môi truờng kinh tế

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị truờng. Tính ổn định về kinh tế mà truớc hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và

ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi truờng thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu đuợc lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong truờng hợp nguợc lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh huởng tới chất luợng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

- Môi truờng chính trị

Môi truờng chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nuớc sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xẩy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị nhu: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,...có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, luu thông hàng hoá đình trệ,.). Và nhu vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó đuợc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh huởng xấu đến chất luợng tín dụng.

- Môi truờng pháp lý

Một trong những bộ phận của môi truờng bên ngoài ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một môi truờng pháp lý chua hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản duới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đua vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi truờng pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thuơng mại. Tuy nhiên, đây cũng chính là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng cần phải tiến hành đồng thời với việc nâng cao chất luợng tín dụng. Chất luợng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Chất luợng tín dụng của NHTM có thể đo luờng bởi nhiều tiêu chí định luợng và các chỉ tiêu định tính. Việc nâng cao chất luợng tín dụng là điều cần thiết nhung lại chịu ảnh huởng bởi nhiều nhân tố. Chuơng 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất luợng tín dụng đồng thời trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá chất luợng tín dụng của chuơng 1, tác giả tiếnhành phân tích thực trạng chất luợng tín dụng của Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa trong chuơng 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1. Tổng quan vềNgân hàng hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (tên viết tắt tiếng việt : Ngân hàng hợp tác)- Chi nhánh Thanh Hoá tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân trung uơng Thanh Hóa, đuợc chuyển đổi tên thành Ngân hàng Hợp tác xã theo Quyết định số 03/2013/QĐ-NHHT ngày 21/06/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng HTX Việt Nam về việc “Thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá”.

Chức năng nhiệm vụ chính của Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá đuợc giao chính là hỗ trợ, chăm sóc các QTD cơ sở tại tỉnh Thanh Hoá; đồng thời thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay và huy động vốn trên địa

bàn. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, bộ máy tổ chức nhân sự còn thiếu, cơ

sở vật chất chua đầy đủ, Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu vuợt qua giai đoạn đầu tiên

rất nhiều khó khăn, thử thách, từng buớc truởng thành vững chắc.

Đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng hợp tác xã-Chi nhánh Thanh Hoá đuợc sự quan tâm của cấp trên đã đuợc trang bị cơ sở vật chất tuơng đối đầy đủ, bộ máy cơ cấu tổ chức đã hoàn thiện với các phòng ban đầy đủ.

Không những vậy, ngân hàng hợp tác xã- Chi nhánh Thanh Hoá luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững và tạo nền tảng sức mạnh vào hội nhập trong tuơng lai.

Cùng với việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, Ngân hàng hợp tác xã - chi nhánh Thanh Hoá không ngừng chú trọng đến các hoạt động đoàn thể,

Illl I Ị

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng

công đoàn, đoàn thanh niên, thể thao, văn nghệ góp phần tạo lập một môi trường làm việc tốt cho toàn thể cán bộ nhân viên của quỹ.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của QTDTW Chi nhánh Thanh Hoá nay là Ngân hàng hợp tác xã -chi nhánh Thanh Hoá, tuy chưa phải là thời gian dài, nhưng tất cả những gì Ngân hàng hợp tác đã trải qua và đạt được là rất đáng ghi nhận. Đặc biệt là trong năm 2012 và năm 2013 Ngân hàng phát triển một cách vượt bậc, dư nợ tăng cao, huy động đầu vào cũng tăng cao, dư nợ tăng cao nhưng chất lượng tín dụng rất tốt đã thể hiện ở mức nợ

quá hạn thấp.

Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, các hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 2013 trở lại đây Ngân hàng hợp tác xã-chi nhánh Thanh Hoá đã thu hút được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới đang đầy tính cạnh tranh.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá

2.1.2.1. Chức năng của Ngân hàng hợp tác xã - chi nhánh Thanh Hoá

- Xây dựng kế hoạch phát triển của Chi nhánh trong từng thời kỳ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, của các tổ chức theo quy định.

- Thực hiện các vai trò về vốn, cung ứng các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

- Bám sát tình hình biến động lãi suất để kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp nhằm duy trì số dư tiền gửi và khai thác tối đa nguồn vốn trên địa bàn. - Tổ chức điều hoà vốn cho các Phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn.Thực hiện dịch vụ và thanh toán với Hội sở NHHTVN. - Tổ chức công tác thu - chi, bảo quản an toàn, bí mật.

30

2.1.2.2. Nhiệm vụ của Ngân hàng hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá

- Quản lý sử dụng an toàn có hiệu quả về vốn và tài sản đuợc giao.

- Chấp hành các chế độ báo cáo kế toán, báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nuớc, của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam.

- Chấp hành các chế độ và quy định về tín dụng, hạch toán kế toán, an toàn kho quỹ, các hoạt động ngân hàng và những quy định khác do NHNN và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam ban hành.Thực hiện các cam kết, giữ bí mật về số luợng tình hình hoạt động của khách hàng theo quy định của NHNN. - Chấp hành các quy định của Nhà nuớc đối với nguời lao động, quy chế nhân

viên, nội quy khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ban hành. - Thực hiện các nghĩa vụ khác khi đuợc Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam ban hành.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Thanh Hoá

Giám đốc

Kinh Kế Hành Kiểm giao giao Doanh Toán Ngân chính Nhân tra nội bộ dịch dịch

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng hợp tác xã -CN Thanh Hoá

(Nguồn: Ngân hàng hợp tác chi nhánh Thanh Hoá)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013

So sánh 2015/2014 Số

tiền (%) tiềnSố (%) tiềnSố (%) tiềnSố Tỷ lệ (%)

Số

tiền Tỷ lệ (%)

I. Phân theo đối tượng 1.196 100 1.574 100 1.894 100 378 32 320 20 A. Huy động tại chỗ 83 0 69,4 837 53 841 4 4 7 1 4 0 1. Tiền gửi TCKT 16 1,3 106 7 56 3 90 563 -50 -47

2.1.3. Tinh hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh

Đối với công tác huy động vốn, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Thanh Hoá xác định công tác nguồn vốn có tầm quan trọng đặc biệt; việc tăng trưởng nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc mở rộng quy mô, khả năng phát triển và sự an toàn của hệ thống; vì vậy, thời gian qua Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa đã chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp điều chỉnh lãi suất từ ngân hàng mẹ, tăng cường tuyên truyền quảng cáo để thu hút nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt độngkinh doanh ; tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng khac để tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất và điều kiện cho vay phù hợp với đặc thù của QTDND.

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2013- 2015

(Nguồn : Phòng Kinh doanh Ngân hàng hợp tác chi nhánh Thanh Hoá)

Kết quả giai đoạn 2013 - 2015, số vốn huy động được của Chi nhánh có xu hướng tăng, nếu như năm 2013 số vốn huy động là 1.196 tỷ đồng thì năm 2014, nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 1.574 tỷ đồng, tăng 378 tỷ

32

đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 32% so với năm 2013. Không dừng ở đó, năm 2015 nguồn vốn của Chi nhánh tăng với tốc độ tăng là 20% đạt mức 1.894 tỷ đồng.Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2015 có xu hướng giảm nhẹ nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn giai đoạn 2013 - 2015, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, thì đây là kết quả đáng ghi nhận của Chi nhánh thời gian qua.

Bảng 2.1: Kết cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam-Chi nhánh Thanh Hoá giai đoạn 2013-2015

2. Tiền gửi tiết

kiệm 776 64,9 677 43 567 30 -99 -13 -110 -16

3. Tiền gửi điều

hoà 38 3,2 54 3 218 12 16 42 164 304

B. Nguồn dự án

và điều chuyển 636 30,6 737 47 1.053 6 5 371 101 316 43

II. Phân theo kỳ

hạn 1.196 100 1.574 100 1.894 100 378 32 320 20

1. Ngắn hạn

(<=12 tháng) 905 75,7 993 63 1.261 67 88 10 268 27

2. Dài hạn (>12

Ngân hàng 2013 2014 2015

NH hợp tác - CN tỉnh Thanh Hoá 0,004 0,005 0,442 Vietcombank - CN Tỉnh Thanh Hoá Ĩ,3 2,5 Ĩ,6 Vietinbank- CN Tỉnh Thanh Hoá 9-4 7,5 8,5 Techcombank- CN Tỉnh Thanh Hoá 1,1 1,4 Ĩ,6 Agribank- CN Tỉnh Thanh Hoá 38,5 38,

8^ 36,6 MB- CN Tỉnh Thanh Hoá 2,4 4,6 2, 2“ Ngân hàng khác 47,3 45,2 49,7 33

(Nguồn : Phòng Kinh doanh Ngân hàng hợp tác chi nhánh Thanh Hoá)

Năm 2015, nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh Thanh hoá tương đối ổn định và không có khó khăn do nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở Trung ương dồi dào đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh tại mọi thời điểm để phục vụ tăng trưởng tín dụng và thực hiện chi trả đối với khách hàng trong và ngoài hệ thống. Nguồn vốn điều chuyển tăng 371 tỷ đồng tương đương 101% so với năm 2014.

Đối với huy động tại chỗ: Chi nhánh vẫn tích cực khai thác nguồn vốn trong dân cư, chú trọng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, khuyến khích các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi tiền điều hoà. Tiếp thị các Doanh nghiệp tham gia mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy, nguồn vốn huy động tại chỗ giữ được ổn định và gần như không có tăng trưởng so với năm 2014. Riêng tiền gửi tiết kiệm từ tổ chức kinh tế giảm mạnh do NHHTTW dư thừa nguồn vốn đã hạ lãi suất huy động thấp hơn các Ngân hàng trên cùng địa bàn, vì vậy khách hàng đã rút tiền và chuyển sang gửi tại các Ngân hàng khác.

Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn của một số ngân hàng trên địa bàn Thanh Hoá 2013- 2015

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng hợp tác chi nhánh Thanh Hoá)

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tính tới năm 2015 có hơn 10 ngân hàng lớn nhỏ hoạt động, trong đó mạnh nhất là các ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB và các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Năm 2015, thị phần vốn lớn nhất là ngân hàng Agribank chiếm gần 40%, Vietinbank chiếm gần 10% thị phần vốn. Trong khi Ngân hàng hợp tác xã - CN Thanh Hoá là một ngân hàng nhỏ, tiền thân là quỹ tín dụng nhân dân,

Một phần của tài liệu 0220 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w