Thứ nhất: Truớc hết cần hoàn thiện môi truờng pháp lý của hệ thống ngân hàng, tiếp tục chỉnh sửa luật Ngân hàng Nhà nuớc và Luật các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu nâng cao vị thế và năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung uơng, Ngân hàng Nhà nuớc cần rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của các ngân hàng thuơng mại.Việc xây dựng, hoàn thiện môi truờng pháp lý về các dịch vụ ngân hàng còn tạo điều kiện cho các ngân hàng thuơng mại đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp và nguời dân cũng nhu tiến tới cung cấp dịch vụ ngân hàng ra thị truờng nuớc ngoài.
Thứ Hai: Ngân hàng Nhà nuớc cần tăng cuờng các quan hệ hợp tác quốc tế, với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng bạn trên thế giới nhằm khai thông quan hệ đối ngoại về hoạt động ngân hàng. Từ đó, sẽ là đầu mối để chúng ta có thể tận dụng khai thác các nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng nhu học hỏi kinh
nghiệm quản lý, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho các cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, việc phối hợp với các học viên, các trường đại học trong việc đào tạo và nghiên cứu ngân hàng cũng là việc làm cần thiết.
Thứ Ba: Xây dựng và công bố các tiêu chí xác định các sản phẩm dịch vụ mới của hệ thống ngân hàng, danh mục các sản phẩm dịch vụ được coi là sản phẩm dịch vụ truyền thống để tạo sự thống nhất cho các ngân hàng xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng mình.
Thứ Tư: Xây dựng và đưa vào thực hiện các hệ thống thông tin báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện dịch vụ ngân hàng, trong đó có sự tách bạch đối với các sản phẩm dịch vụ mới. Các chỉ số về tình hình và kết quả kinh doanh các sản phẩm dịch vụ mới như doanh số, tỷ suất lợi nhuận...
Thứ Năm: Đối với một loại dịch vụ đã xác định, Ngân hàng Nhà nước cần có định hướng để nhiều ngân hàng có thể tham gia cung ứng, tránh tình trạng độc quyền của một số tổ chức nào đó, đặc biệt là các tổ chức quốc tê, nhằm cung ứng cho nền kinh tế những tiện ích tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ Sáu: Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện về mặt kỹ thuật và có cơ chế vận hành thông suốt, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để tất cả các chi nhánh các ngân hàng thương mại sẽ giảm được thời gian chuyển tiền cho khách hàng, góp phần gia tăng hệ số tạo tiền, tăng vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại.
Thứ bảy: Ngân hàng Nhà nước cần là đầu mối trung gian, nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược phát tiển công nghệ, đảm bảo tính chính xác và an toàn, tiện lợi và hiệu quả công nghệ
Thứ Tám: Thực hiện chính sách công khai hoá thông tin từ các Ngân hàng Thương mại.
Thông tin về hoạt động ngân hàng đến cho khách hàng còn hạn chế. Nguyên nhân tình trạng này là do: (i) Các NHTM che đậy thông tin bất lợi hay chưa có
phương thức thông tin hữu hiệu từ phía NHTM.(ii) Từ phía cơ quan Nhà nước mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước còn quy định nhiều nội dung ở chế độ mật hay phổ biến nội bộ.
Để có thông tin cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, cần cải thiện cơ chế thông tin từ các Ngân hàng thương mại theo hướng công khai hoá: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế công khai hoá thông tin về hoạt động các Ngân hàng Thương mại. Trong đó quy định các thông tin bắt buộc phải công bố, thời hạn tối thiểu phải công bố, phương thức công bố (các báo cáo thường niên, đăng báo tạp chí, xây dựng trang Web, văn bản gửi vè Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan giám sát)
Thứ Chín: Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến việc phát triển dịch vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ra nước ngoài cũng như cơ chế quản lý giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và của các Ngân hàng thương mại đối với các chi nhánh trực thuộc.
Thứ Mười: Ngân hàng Nhà nước phải điều tiết nhằm tập trung được sức mạnh tổng hợp của hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doangân hàng.
Một vấn đề đáng chú ý hiện này trong khi nguồn lực của mỗi Ngân hàng hạn chế thị trường dịch vụ Ngân hàng manh mún thì rất cần sự liên kết giữa các Ngân hàng để tiết giảm chi phí đầu tư dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế các Ngân hàng thương mại chưa liên kết được với nhau, mỗi Ngân hàng theo đuổi một mục đích riêng gây ra sự lãnh phí trong đầu tư và tạo ra cạnh tranh không lành mạngân hàng. Do vậy, với vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước cần tập trung sức mạnh của hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh là hết sức cần thiết.