tác thẩm định
Con người là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. Một quy trình thẩm định khoa học, với các nội
dung thẩm định và phương pháp thẩm định phù hợp sẽ không phát huy được tác dụng nếu không có sự vận dụng linh hoạt của con người. Để xây dựng một đội ngũ cán bộ có chất lượng cho công tác thẩm định, NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ thẩm định về vai trò của thẩm định tài chính dự án: Nhận thức có vai trò quyết định đối với hành động của con người, chỉ có nhận thức đúng đắn con người mới có hành động đúng đắn. Thẩm định tài chính
dự án có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, phải nhận thức được vấn đề này, cán bộ thẩm định mới ý thức được trách nhiệm của mình, chủ động nghiên cứu áp dụng đúng quy trình nghiệp vụ, thực
hiện đầy đủ các khâu cần thiết cho kết quả thẩm định dự án cao nhất. Đồng thời, không ngừng trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng thẩm định tài chính dự án.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm định: ngân hàng cần chú trọng tới khâu đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực hiện tại, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng, chế độ đãi ngộ để thu hút nhân sự mới có chất lượng, cụ thể:
+ Tiến hành rà soát và phân loại trình độ cán bộ hiện tại để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với các cán bộ đủ điều kiện và điều chuyển công tác đối với cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Yêu cầu đặt ra với công tác thẩm định dự án là các cán bộ thẩm định ngoài có kiến thức về nhiều lĩnh vực như kinh tế, pháp luật, kỹ thuật, công nghệ, về thị trường, tài chính tín dụng liên quan đến các phương diện của dự án còn phải được đào tạo bài bản về thẩm định dự án, thẩm định tài chính dự án. Thực trạng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hiện nay của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh được đào tạo từ nhiều trường khác nhau, có kinh nghiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cán bộ
những cán bộ có năng lực, xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp để bổ sung mảng kiến thức, kỹ năng còn thiếu cho cán bộ đó, đồng thời bố trí những cán bộ không đáp ứng yêu cầu của công tác thẩm định sang công việc khác phù hợp với năng lực, sở trường của họ.
+ Tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần coi trọng công tác tự đào tạo, các đơn vị cần tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ định kỳ, có thể là hàng tháng, để các cán bộ có thể đưa ra thảo luận các vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hướng giải quyết. Bên cạnh đó, cần cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định dự án đầu tư, hàng năm tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ thẩm định với sự tham gia giảng dạy, trao đổi ý kiến của các chuyên gia, chủ doanh nghiệp để cập nhật kiến thức và kinh nghiệm thức tế.
+ Nâng cao chất lượng đầu vào của các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định.
Ngân hàng cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự cho công tác thẩm định để đảm bảo mặt bằng trình độ nhất định của nhân sự được tuyển dụng. Việc tuyển dụng những cán bộ không đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm sẽ mất thời gian đào tạo, mà không phải cán bộ nào sau đào tạo cũng có thể đáp ứng được yêu cầu, như vậy, sẽ gặp khó khăn khi phải xử lý những công việc phát sinh có tính chất phức tạp.
+ Có chế độ đãi ngộ phù hợp để có thể thu hút được những nhân sự có chất lượng và cam kết gắn bó lâu dài. Các chế độ mà ngân hàng cần quan tâm là chính sách về lương, thưởng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; chính sách phát triển nhân sự ... phải đảm bảo cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường, vì thực tế hiện nay nguồn nhân lực tuy đông, nhưng nhân lực có chất lượng vẫn
thiếu, các ngân hàng vẫn phải thường xuyên điều chỉnh chế độ đãi ngộ để có thể thu hút và giữ chân được nhân sự có chất lượng. Bên cạnh các lợi ích, cần đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ thẩm định, có cơ chế xử lý để tránh vấn đề rủi ro đạo đức.
- Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực, để từ đó có các kế hoạch hành động phù hợp trong từng thời kỳ: trên cơ sở chiến lược phát triển dài
hạn của ngân hàng, các bộ phận cần có kế hoạch về số lượng nhân sự định biên cho
các vị trí cụ thể, từ đó, có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, quy hoạch đội ngũ quản lý kế cận để có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn cán bộ, đảm bảo
sự liên tục và kế thừa.