vay của Ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Khái niệm
Chất lượng là một khái niệm được nhắc tới thường xuyên, nhưng chưa được thống nhất nên hiện có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau về chất lượng. Người sản xuất coi chất lượng có nghĩa là phải đáp ứng những chỉ tiêu kỹ thuật đề ra cho sản phẩm. Người tiêu dùng coi chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu hoặc hơn nữa nhưng với chi phí là thấp nhất. Theo ISO 9000:2005: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Như vậy, hiểu một các cơ bản nhất, chất lượng nhằm mục đích chung là đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm, và được đo lường bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu của các bên.
Trong hoạt động thẩm định tài chính DAĐT, mục tiêu của ngân hàng là lựa chọn được những dự án khả thi và hiệu quả để tài trợ, nhằm bảo đảm an toàn vốn và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng trong giới hạn nhất định về nguồn lực thẩm định. Tức là, phải đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án, nói cách khác là phải xác định chính xác dòng tiền tương lai của dự án, từ đó, đưa ra lời giải tối ưu cho bài toán: cho dự án nào vay, cho vay bao nhiêu, thời gian cho vay, lãi suất cho vay... trong thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư đối với những dự án tốt. Đối với khách hàng vay vốn, nhu cầu trước tiên của khách hàng (Chủ đầu tư) là được tài trợ đủ nhu cầu vốn với thời hạn và lãi suất phù hợp, thời gian thẩm định và ra quyết định của ngân hàng ngắn, không bị lỡ thời cơ kinh doanh, bên cạnh đó là được ngân hàng cung cấp các tiện ích khác như tư vấn tài chính, tư vấn quản lý dự án. nhằm hạn chế rủi ro và tận dụng tốt cơ hội kinh doanh.
Như vậy, có thể hiểu chất lượng thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay của NHTM là mức độ thỏa mãn đồng thời các mục tiêu đặt ra của ngân hàng và khách hàng trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư. Trên quan điểm của ngân hàng, thẩm định tài chính DAĐT được coi là có chất lượng khi ngân hàng có thể xác định chính xác dòng tiền tương lai của dự án, đưa ra các điều kiện vay vốn phù hợp về số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay trong thời gian ngắn nhất và với chi phí thẩm định thấp nhất. Trên quan điểm có doanh nghiệp (người vay vốn), thẩm định tài chính DAĐT của ngân hàng được coi là có chất lượng khi ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho những dự án khả thi của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những tư vấn đối với những dự án không khả thi, hiệu quả, để chủ đầu tư có thể tham khảo và xem xét lại về quyết định của mình, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của chính họ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đi vào phân tích chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trên quan điểm của ngân hàng thương mại. Chất lượng thẩm định tài chính dự án là chỉ tiêu phản ánh mức độ chuẩn xác của các quyết định cho vay đối với dự án đầu tư của ngân hàng được đưa ra trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất. Độ chuẩn
xác của các quyết định cho vay thể hiện ở việc xác định đúng số tiền cho vay, thời gian cho vay, kế hoạch giải ngân, thu nợ, lãi suất cho vay tối ưu.
Chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải xác định và quản lý một cách đúng đắn các yếu tố liên quan này. Do đó, để công tác thẩm định tài chính DAĐT đạt chất lượng tốt, đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ trình tự và nội dung thẩm định, lựa chọn phương pháp thẩm định khoa học, đảm bảo cho quá trình thẩm định phải hội tụ đầy đủ các nhân tố tích cực tác động đến nó.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Chất lượng nói chung không thể lượng hóa thành một chỉ tiêu đo lường trực tiếp mà được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan. Trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, chất lượng thẩm định tài chính DAĐT được đo lường thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn các yêu cầu đặt ra của ngân hàng, đó có thể là các chỉ tiêu định tính như sự tuân thủ quy trình thẩm định, phương pháp thẩm định, tuy nhiên, để có thể xác định và so sánh chất lượng thẩm định thì cần thiết phải phản ánh nó thông qua các chỉ tiêu định lượng. Các chỉ tiêu cụ thể như sau:
* Các chỉ tiêu định tính:
- Sự tuân thủ quy trình thẩm định: Việc xây dựng ra quy trình này để đảm bảo cho việc thực hiện công tác thẩm định tài chính đạt chất lượng cao nhất nên nếu
việc tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước hay Hội sở chính của mỗi NHTM
thì cũng là đang đảm bảo cho chất lượng thẩm định
- Phương pháp thẩm định: thì mỗi ngành, nghề, khu vực, lĩnh vực đòi hỏi có một phương pháp riêng phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành, nghề, khu vực,
đặc điểm cần phản ánh cho việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư
- Mô hình tổ chức công tác quản lý cho việc thẩm định tài chính có thực sự hiệu quả hay không. Hơn nữa mô hình tổ chức công tác quản lý phải thực sự tinh giản, gọn nhẹ, tránh tình trạng chồng chéo công việc cũng như trách nhiệm
- Yếu tố thông tin: Trước tiên phải đảm bảo thông tin có tính đầy đủ, đa dạng, cập nhật, uy tín và chính xác. Khi thu thập thông tin cần đảm bảo rằng thông
tin được thu thập có độ tin cậy cao và luôn cập nhật thông tin trong từng giai đoạn
hay không, tránh tình trạng thông tin kém tính thời sự không đảm bảo cho việc đánh
giá dự ấn. Phải có biện pháp tổ chức lưu trữ khoa học, xử lý thông tin chính xác, toàn diện, cụ thể và khoa học sao cho có hiệu quả nhất.
- Đảm bảo vai trò tư vấn trong quá trình thẩm định. Do trong dự án có thể có những yếu tố không hợp lý ví dụ như: Quy mô đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư... vì vậy mà trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư Ngân hàng cần đưa ra cho nhà đầu tư những lời khuyên có ích sao cho dự án đảm bảo được tính khả thi là
cao nhất, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư cũng như lợi ích của Ngân hàng.
- Nhận biết và dự đoán rủi ro có thể xảy ra: Như những biến động của môi trường kinh tế nói chung, giá cả các yếu tố đầu vào cùng với các yếu tố có liên quan, giá nhân công, thị trường đầu ra. từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời
* Các chỉ tiêu định lượng bao gồm:
- Tỷ lệ nợ quá hạn và số dự án phải điều chỉnh lại thời hạn trả nợ: mục tiêu đặt ra đối với ngân hàng khi thẩm định tài chính DAĐT là việc xem xét toàn diện các khía cạnh tài chính của dự án để đảm bảo xác định chính xác nhất dòng tiền tương lai của dự án, tức là dòng tiền thực của dự án khi triển khai càng sát với dòng
- Thời gian thẩm định: là khoảng thời gian cần thiết cho quá trình thu thập xử lý thông tin, phân tích và ra quyết định. Thời gian thẩm định nếu quá ngắn sẽ không
bảo đảm có thể thẩm định đầy đủ các nội dung liên quan, ngược lại, nếu quá dài sẽ
làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng, cũng như cơ hội tài trợ vốn của ngân hàng nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Các khách hàng khi đến vay vốn tại
ngân hàng bao giờ cũng mong muốn ngân hàng có câu trả lời sớm nhất dù là cho vay hay không cho vay. Vì vậy, thời gian thẩm định là một yếu tố thể hiện thế mạnh
trong cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặt ra cho ngân hàng yêu cầu phải rút ngắn thời gian thẩm định ở mức hợp lý để vừa đảm bảo điều kiện cho kết quả thẩm định
chính xác, vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- Chi phí thẩm định: là các chi phí cần thiết mà ngân hàng phải chi trả cho việc tiến hành thẩm định tài chính dự án, bao gồm các chi phí mua thông tin, công
tác phí của cán bộ đi thẩm định và các chi phí khác, kể cả chi phí cơ hội đối với việc
xem xét cho vay dự án khác cùng thời điểm. Để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, ngân
hàng cần cân đối giữa thu nhập có được từ dự án với các chi phí phải bỏ ra, bao gồm cả chi phí thẩm định, chi phí huy động vốn, chi phí cho việc giám sát, quản lý
quá trình sử dụng vốn. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng hệ thống định mức chi phí
một cách khoa học, bao gồm cả định mức đối với chi phí thẩm định, vì đây là các chi phí ban đầu mà ngân hàng có thể kiểm soát được tốt hơn so với chi phí huy động vốn, hay chi phí giám sát, quản lý sử dụng vốn. Kiểm soát tốt khoản chi phí này là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thẩm định của ngân hàng.
1.3.1.1. Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về công tác thẩm định
Đây là nhân tố đầu tiên, quan trọng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng thẩm định của ngân hàng. Vì lãnh đạo ngân hàng là người quyết định định hướng phát triển chung của ngân hàng, định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro trong từng thời kỳ, là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho vay hay không cho vay đối với dự án.
Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về công tác thẩm định được thể hiện qua việc nhận thức đúng đắn và coi trọng vai trò của công tác thẩm định. Khi lãnh đạo ngân hàng nhận thức đúng vai trò và coi trọng công tác thẩm định, lãnh đạo ngân hàng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định như có chính sách tuyển dụng, đạo tạo và đãi ngộ phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ chế đánh giá và kiểm soát chất lượng thẩm định, coi trọng kết quả thẩm định và coi đó làm căn cứ cho việc ra quyết định cho vay hay không cho vay. Đây là những điều kiện cần thiết bảo đảm cho chất lượng hoạt động thẩm định nói chung và chất lượng thẩm định tài chính DAĐT nói riêng. Và ngược lại, nến lãnh đạo ngân hàng không coi trọng công tác thẩm định, không có những chính sách hỗ trợ, kiểm soát chất lượng thẩm định, không coi kết quả thẩm định là căn cứ để ra quyết định tài trợ dự án, thì công tác thẩm định của ngân hàng không thể có chất lượng tốt, không thể đạt được mục tiêu của ngân hàng và khách hàng.
1.3.1.2. Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án
Thẩm định dự án có những yêu cầu khắt khe hơn về trình độ, kỹ năng của cán bộ thẩm định so với việc thẩm định các khoản vay ngắn hạn, kết quả thẩm định dự án dù dựa trên các căn cứ khách quan, khoa học thì vẫn thể hiện ý kiến chủ quan của cá nhân người đánh giá. Do đó, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ thẩm định sẽ quyết định tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định thể hiện ở trình độ kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, tính kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Kiến thức ở đây không chỉ là những hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần mà bao gồm cả những hiểu biết tổng hợp về kinh tế, xã hội, khoa học. Kinh nghiệm là cái được tích luỹ theo
thời gian hoạt động thực tế. Năng lực là khả năng nắm bắt xử lý công việc rất phức tạp không đơn thuần chỉ là tính toán trên những bảng biểu có sẵn, nên ngoài việc cần có kiến thức tốt, cán bộ thẩm định cần phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm thực tế và lòng say mê công việc. Năng lực của cán bộ thẩm định hạn chế thì không thể có kết quả thẩm định đáng tin cậy, tuy nhiên, nhiều dự án thất bại không phải do yếu tố năng lực mà do tư cách, đạo đức của cán bộ thẩm định. Vì vậy, ý thức kỷ luật cao và đạo đức nghề nghiệp tốt là điều kiện để có được chất lượng thẩm định tài chính tốt. Chất lượng cán bộ thẩm định tốt là nhân tố quan trọng bảo đảm cho chất lượng thẩm định của ngân hàng.
Bên cạnh chất lượng, số lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định cũng là một nhân tố cần xem xét. Quá trình thẩm định đòi hỏi phải có một thời nhất định đủ để cho cán bộ thẩm định có thể xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận. Một cán bộ thẩm định dù có trình độ, năng lực tốt đến đâu cũng chỉ xử lý được một số lượng giới hạn các công việc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu sức ép về thời gian và khối lượng công việc xử lý quá lớn sẽ làm giảm chất lượng của công tác thẩm định.
1.3.1.3. Thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Thông tin là những gì đem lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ và xử lý được. Thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng, vì thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Do đó, để đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án, ngân hàng rất cần những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về khách hàng, về dự án vay vốn và yếu tố liên quan tới dự án. Nguồn cung cấp thông tin cho ngân hàng trước hết là từ hồ sơ do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên nguồn thông tin này thường mang tính chủ quan của chủ đầu tư nên sẽ có những hạn chế nhất định do lỗi cố ý hoặc giới hạn về khả năng của chủ đầu tư gây ra. Do đó, để đảm bảo chất lượng thẩm định, ngân hàng không thể chỉ căn cứ vào thông tin do khách hàng cung cấp mà cần thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, như Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành, các công ty chuyên cung cấp thông tin, các chuyên gia trong các lĩnh vực
v.v. và từ chính nguồn kinh nghiệm tích lũy của ngân hàng trong quá trình cho vay các dự án đầu tư.
Thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác thẩm định, dẫn tới những nhận định mang tính phiến diện, không khách quan, không phản ánh đúng lợi ích và rủi ro của dự án, làm ảnh hưởng tới lợi ích của nhà đầu tư, của ngân hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, ngân hàng cần thiết lập một hệ thống thông tin có chất lượng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định: đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian thẩm định và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Cùng với sự phát triển hội nhập kinh tế, sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và sự gia tăng