Đây là những nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của ngân hàng, ngân hàng chỉ có thể tự điều chỉnh mình để hạn chế bớt tác động tiêu cực và thích nghi với các thay đổi này. Các nhân tố khách quan tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án gồm:
1.3.2.1. Những nhân tố từ phía khách hàng:
- Chất lượng hồ sơ do khách hàng cung cấp: Nguồn thông tin quan trọng đầu tiên mà ngân hàng sử dụng khi thẩm định tài chính dự án chính là các thông tin, hồ sơ do khách hàng cung cấp. Vì vậy, chất lượng hồ sơ do khách hàng cung cấp có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định của ngân hàng. Các thông tin do khách hàng cung cấp có chất lượng thể hiện ở tính đầy đủ của các thông tin và hồ sơ, số liệu cung cấp phản ánh trung thực tình hình doanh nghiệp và dự án xin vay vốn, các báo cáo của doanh nghiệp được lập một các khoa học, rõ ràng và có căn cứ. Thông tin có chất lượng là điều kiện để khâu thẩm định của ngân hàng cho kết quả chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định.
- Tư cách đạo đức của khách hàng: được thể hiện ở tính trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng. Neu thông tin cung cấp không trung thực, thậm chí khách hàng cố tình làm giả, làm sai lệch báo cáo, sổ sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định của ngân hàng, ngân hàng sẽ
phải mất nhiều công sức hơn cho việc xác minh thông tin, hoặc phải chấp nhận một
mức độ rủi ro nhất định do một số thông tin không thể xác minh, từ đó làm tăng yếu
tốt rủi ro trong quyết định tài trợ của ngân hàng.
- Tiềm lực tài chính, kinh nghiệm tổ chức quản lý của chủ đầu tư: chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xin vay vốn đầu tư
là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án theo như kế hoạch. Tuy nhiên, một
số khách hàng có tiềm lực và vị thế trong nền kinh tế, là đối tượng được các khách
hàng thu hút có thể gây áp lực cho ngân hàng trong quyết định cho vay cũng như công tác thẩm định. Ngân hàng có khi phải đưa ra quyết định cho vay trên cơ sở không có đầy đủ các thông tin về tình hình hiện tại của khách hàng.
1.3.2.2. Những nhân tố khách quan khác:
- Môi trường kinh tế - xã hội: trình độ phát triển của nền kinh tế cũng có tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án, vì nó tác động tới độ tin cậy của các
thông tin cung cấp, của những dự báo về thị trường, chính sách, ... trong quá trình
thẩm định. Ở các quốc gia có nền đang phát triển, thường có những hạn chế trong việc thống kê, phân tích và cung cấp thông tin, hệ thống chính sách cũng thiếu đồng
có tác động tới dự án trong tương lai. Neu các chính sách thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu ổn định sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án ban đầu và làm tăng sự sai lệch giữa kết quả thẩm định hiện tại với kết quả triển khai dự án trong thực tế, giảm chất lượng thẩm định của ngân hàng.
- Môi trường tự nhiên: điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia, địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng triển khai dự án. Điều kiện tự nhiên bất lợi có thể ảnh hưởng xấu tới việc triển khai xây dựng công trình dự án, tới nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án ... do đó, cản trở việc triển khai dự án đúng tiến độ. Khi thẩm định dự án, ngân hàng cần tính đến các yếu tố này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương I đã đưa ra là lý luận cơ bản về chất lượng thẩm định tài chính DAĐT, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định DAĐT trong hoạt động cho vay của NHTM. Các nội dung trình bày tại Chương I trên đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tại Chương II.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH
2.1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM,
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM
2.1.1 Hệ thống tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam
Năm 1988, NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. NHNo là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. NHNo&PTNT Việt Nam là DN nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngày 30/01/2011 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quyết định số 214/QĐ-NHNN chuyển đổi NHNo&PTNT Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
NHNo&PTNT VN là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT VN bao gồm Hội đồng thành viên, Ban điều hành, Ban kiểm soát. NHNo&PTNT có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT VN.
Sơ đồ 2.1: Hệ thống cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT Việt Nam
- Hội đồng Thành viên: Quyết định định hướng, chiến lược, mục tiêu hoạt động của NH trong từng thời kỳ nhất định. Hội đồng thành viên gồm Chủ tịch Hội
đồng thành viên và 08 thành viên.
- Ban điều hành: Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của NH. Ban điều hành gồm Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc.
- Ban Thư ký Hội đồng thành viên: giúp việc cho Hội đồng thành viên trong việc quản trị, điều hành hoạt động của Ngân hàng.
- Ban Kiểm soát: kiểm soát các hoạt động của Hội đồng thành viên đảm bảo hoạt động đúng phát luật.
- Hệ thống các phòng, ban chuyên môn tại Trụ sở chính tham mưu, giúp việc cho Ban điều hành trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày.
- Sở giao dịch, hệ thống các chi nhánh (bao gồm các chi nhánh loại 1, loại 2, loại 3 và phòng giao dịch) thực hiện các hoạt động kinh doanh trên địa bàn các tỉnh,
- Các văn phòng đại diện: thực hiện uỷ quyền của Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động của các chi nhánh trên địa bàn quản lý.
- Đơn vị trực thuộc: mỗi đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ riêng. Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam có 10 đơn vị trực thuộc như: Công ty cho thuê tài chính I, Công ty cho thuê tài chính II, Công ty cổ phần bảo hiểm, Công ty cổ phần chứng khoán, Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam - CTCP, Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý, Công ty cổ phần du lịch thương mại nông nghiệp Việt Nam, công ty TNHH MTV Dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Công
ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư phát triển Hải Phòng, Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản.