Hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Quản trị rủi ro tín dụng luôn là một lĩnh vực quan trọng nhất và được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng khá thấp so với các ngân hàng trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thoả đáng và chuyên nghiệp. Đó là lí do vì sao, tỷ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay. Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của các nước đã được trình bảy ở trên, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là:
Thứ nhất: Xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận
thẩm định cho vay và bộ phận quản lý hồ sơ, thu nợ. Việc tách biệt giữa các
bộ phận sẽ đảm bảo quyết định cấp tín dụng cho khách hàng được khách quan, chuyên môn hoá giữa các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Đồng thời, quy trình tín dụng được xây dựng một cách khoa học, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng. Ngoài ra, quy trình tín dụng phải vừa phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng mình, xây dựng theo mô hình quản lý rủi ro tiên tiến, hiện đại để chủ động trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng.
năng lực tài chính, năng lức quản lý, thế chấp đảm bảo khoản vay... sẽ giúp cho các ngân hàng đưa ra quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay. Đồng thời, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách đối xử với từng khách hàng phù hợp về mức cho vay, lãi suất, tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng có thể phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.
Thứ ba: Phải thường xuyên giám sát các khoản vay sau khi đã giải
ngân. Việc thường xuyên tiếp cận khách hàng sau khi cho vay sẽ giúp các
ngân hàng đánh giá xếp loại khách hàng một cách chuẩn xác, đồng thời xử lý kịp các tình huống rủi ro xảy ra.
Thứ tư: Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến
thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ
thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro tín dụng và tách biệt với bộ phận quyết định cho vay.
Tóm lại: Chương 1 của luận văn đã khái quát được các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, vấn đề là làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế rủi ro này ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, trong chương I cũng đã đề cập đến các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng, mô hình đo lường rủi ro tín dụng và các nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng, làm cơ cở cho các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH
TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồ ng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 15/10/1996, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ- NHNN đổ i tên Ngân hàng Phát triển Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 30/01/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 214/QĐ-NHNN về việc chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt độ ng kinh doanh theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, là một trong 5 ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam. Hoạt độ ng theo Luật các Tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Bên cạnh việc đảm bảo ho ạt động và phát triển đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một ngân hàng thương mại, Agribank đóng vai
sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng tài sản: 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP); Tổng nguồn vốn: 540.378 tỷ đồng; Vốn điều lệ: 34.525 tỷ đồng; Tổng dư nợ: 480.453 tỷ đồng; Mạng lưới hoạt động: trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và 01 chi nhánh tại Campuchia với đội ngũ cán bộ nhân viên trên 37.000 người.
Agribank là ngân hàng có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Agribank có trụ sở chính tại Hà Nội, 02 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện miền Trung (đóng tại Đà nẵng) và Văn phòng đại diện miền Nam (Đóng tại TP. HCM); trên 2300 chi nhánh và phòng giao dịch ở tất cả các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, liên xã trong cả nước (144 chi nhánh loại I, loại II ; 791 chi nhánh loại 3; 1.330 Phòng giao dịch; 02 điểm giao dịch và 01 chi nhánh tại Campuchia, 01 Sở giao dịch, 03 đơn vị sự nghiệp. Agribank hiện có 9 công ty độc lập trực thuộc. Hiện nay, Agribank đang có trên 5 triệu khách hàng là hộ sản xuất, gần 20.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.042 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ .
Với vị thế là Ngân hàng thương mại - Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực phát triển hết mình và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của
AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín trên trường quốc tế.
2.1.2. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định
2.1.2.1. Quá trình hình thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nam Định được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 18/3/1997 theo Quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, là Ngân hàng cấp I, loại I, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của NHNN Việt Nam.
NHNo&PTNT tỉnh Nam Định là một trong hơn 2.300 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng... góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định được thành lập nhằm khai thác thị trường Nam Định do vậy hoạt động kinh doanh chủ yếu là: kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hiện nay, Chi nhánh Nam Đinh hoạt động theo mô hình kinh doanh đa năng, thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại.
Bộ máy tổ chức hành chính của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định tại Hội sở được bố trí thành 08 phòng: Phòng Tín dụng; Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn; Phòng Kế toán - Ngân quỹ; Phòng Kinh doanh ngoại hối; Phòng Dịch vụ-Maketting; Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ; Phòng Điện toán và Phòng Hành chính nhân sự. Ngoài Hội sở, NHNo&PTNT tỉnh Nam Định còn có 11
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
chi nhánh loại 3 và 24 phòng giao dịch trực thuộc các NHNo Loại 3 đóng tại địa bàn thành phố Nam Định và 06 huyện trong tỉnh.
Tổng số cán bộ công nhân viên chi nhánh tính đến 31/12/2012 là 440 người, trong đó: Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định gồm có: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
SƠ ĐÒ 2.1: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH
2.1.3. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh tỉnh
Nam Định trong những năm gần đây
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất đối với các ngân hàng thương mại, có nguồn vốn dồi dào, ổn định thì mới tạo điều kiện để phát triển nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác. Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay có tám ngân hàng thương mại nhà nước, năm NHTM cổ phần và Quỹ tín dụng các cấp.
Mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt của các TCTD trên địa bàn nhưng với những thế mạnh riêng về mạng lưới, thương hiệu, các sản phẩm huy động vốn đa dạng,... nên công tác huy động vốn của Chi nhánh trong những năm qua vẫn đạt được những kết quả nhất định.
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÓN
0
2/Tiền gửi dân cư 2.48
6 62
2.83
4 81 3.869 77
II/Theo nội, ngoại tệ 3.99
6 100 3.52 0 100 4.996 100 1/VND 3.62 8 91 3.25 5 92 4.746 95 2/Ngoại tệ 36 8 19 265 08 250 05 III/Theo kỳ hạn 3.99 6 100 0 3.52 100 4.996 100 1/Không kỳ hạn 96 9 24 460 13 889 08 2/Kỳ hạn dưới 12 tháng 2.44 3 61 1 2.79 79 3.797 76 3/Kỳ hạn trên 12 tháng 58 4 15 269 08 310 06
Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I/Theo thành phần KT 4.65 5 100 6 5.12 100 6 5.70 100
Qua bảng số liệu Bảng 2.1 ta nhận thấy: nguồ n vốn huy động tại chi nhánh qua các năm gần đây có sự tăng trưởng không đều: Năm 2012 tăng 42% so với năm 2011, nhưng năm 2011 lại giảm so với năm 2010. Năm 2011 giảm chủ yếu ở nguồn vốn ngoại tệ và tiền gửi của các tổ chứ c kinh tế, nguồn vốn ngoại tệ giảm do trần huy động USD xuống chỉ còn 2%/năm, còn nguồn vốn của tổ chức kinh tế là nguồn vốn không ổn định, tăng giảm bất thường. Năm 2012 tổng nguồn vốn tăng mạnh và chủ yếu là tăng từ nguồn tiền gửi dân cư (tăng 1.035 tỷ đồng, tăng trưởng 36,5%), nguồ n vốn ngoại tệ vẫn tiếp tục giảm.
Đe đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2012 Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định đã xác định công tác huy động vốn là mục tiêu quan trọng hàng đầu, dùng mọi nguồ n lực cho công tác nguồn vốn (những năm gần đây chi nhánh thường xuyên thiếu vốn hơn 1.000 tỷ đồng để cho vay nên phải dùng nguồn điều hòa từ NHNo&PTNT Việt Nam). Các giải pháp đã đưa ra như: Phát hành tiết kiệm dự thưởng trúng xe ôtô và các giải thưởng hấp dẫn khác; tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp khách hàng; đẩy m ạnh công tác tiếp thị; thực hiện tốt chính sách khách hàng, tri ân những khách hàng truyền thống... Mặt khác các kênh đầu tư vào thị trường bất độ ng sản, vàng, đôla, đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng gặp những khó khăn nhất định. Nên đã tác động tốt đến công tác huy động vốn, nắn dòng tiền vào kênh tiết kiệm.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn
Xác định hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nên Chi nhánh luôn rất quan tâm đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả như sau:
BẢNG 2.2: CƠ CẤU DƯ NỢ
3/Doanh nghiệp khác 1.17 4 25 1.33 4 26 1.25 9 22 4/Hộ gia đình, cá nhân 3.47 4 75 3.78 6 74 4.43 9 78 II/Theo ngành kinh tế 4.65 5 100 5.12 6 100 5.70 6 100
1/Nông, lâm nghiệp 72
8 16 2 1.09 21 6 1.41 25 2/Thủy sản 14 9 03 201 04 326 6 3/Công nghiệp 79 4 17 918 18 1.03 3 18 4/Xây dựng 16 7 04 238 05 250 4 5/Thương mại dịch vụ 1.50 2 32 1.72 7 34 1.90 1 33 6/Ngành khác 1.31 5 28 950 19 780 14 III/Theo thời hạn 4.65 5 100 5.12 6 100 5.70 6 100 1/Ngắn hạn 2.83 9 61 3.87 5 76 4.40 7 77 2/Trung dài hạn 1.81 6 39 1.25 1 24 1.29 9 23 IV/Theo tiền tệ 4.65 5 100 6 5.12 100 6 5.70 100 1/Dư nợ nội tệ 4.51 1 97 3 4.92 96 2 5.52 97 2/Dư nợ ngoại tệ 14 4 03 203 04 184 03
của chi nhánh rất ổn định: Năm 2011 tăng 10% so với năm 2010, năm 2012 tăng 11% so với năm 2011. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô gặp khó khăn,
chính sách tiền tệ thận trọng, chặt chẽ thì kết quả tăng trưởng trên của Chi nhánh là đánh khích lệ.
Trong tăng trưởng tín dụng chủ yếu là tăng trưởng dư nợ nội tệ, dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn điều này giúp thu hồi vốn nhanh, tránh áp lực cho việc huy động nguồn vốn trung dài hạn. Trong tổng dư nợ của chi nhánh thì dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trên 74%. Phân theo ngành kinh tế thì cho vay các ngành chính là thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp và công nghiệp.
Hoạt động của NHNo tỉnh Nam Định mang tính đặc thù: Màng lưới rộng, thị trường chủ đạo là khu vực nông nghiệp nông thôn, đối tượng phục vụ chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh. Kết quả cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Chi nhánh NHNo tỉnh Nam Định trong những năm qua như sau: Năm 2010 đạt 3.343 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 72% trên tổng dư nợ. Năm 2011 đạt 3.938 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 77% trên tổng dư nợ. Năm 2012 đạt 4.468 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 78% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiểm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ (từ 72% đến 78 %), năm sau tăng cao hơn năm trước: Năm 2011 tăng 18% so năm 2010, năm 2012 tăng 13% so với năm 2011. Đây là chủ trương đúng và trúng của Chi nhánh trong bối cảnh