Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu 0025 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

Trước những hạn chế, bất cập, chi nhánh nên hoàn thiện chính sách tín dụng theo các nội dung sau:

- Cần xây dựng chính sách cho vay đối với nhóm khách hàng có liên quan là một phần trong chính sách tín dụng, do loại hình cho vay này thường được áp dụng các hạn mức tín dụng và quy trình phê duyệt cấp tín dụng khác nhau. Cần lưu ý rằng chính sách cần quy định rõ khái niệm của khách hàng liên quan và quy định các tiêu chí cấp tín dụng và giám sát riêng biệt. Chính sách tín dụng đối với khách hàng liên quan không nên đưa ra các điều kiện thuận lợi hơn trong việc cho vay với khách hàng liên quan so với các khách hàng thông thường.

- Cần thiết lập giới hạn cho vay để có thể quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giới hạn cho vay nên được thiết lập ở cấp độ khách hàng và cấp độ danh mục. Đối với việc xác định giới hạn tín dụng ở cấp độ khách hàng, có thể theo:

*Giới hạn tín dụng ở cấp độ khách hàng

Giới hạn cho vay đối với từng khách hàng nên được xác định dựa trên đánh giá về thông tin khách hàng và căn cứ trên mức độ rủi ro không trả được nợ của khách hàng. Về cơ bản, cần thực hiện các bước sau khi xác định giới hạn tín dụng cho một khách hàng:

- Đánh giá rủi ro và năng lực của khách hàng:

+ Yếu tố tài chính: Cấu trúc tài sản, tỷ lệ nợ, phân tích khả năng thanh khoản và dòng tiền, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh...

+ Yếu tố phi tài chính: Khả năng lãnh đạo, tiềm năng phát triển của khách hàng, phân tích ngành, lịch sử trả nợ với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, lịch sử trạng thái không trả được nợ.

- Ước tính tổng nhu cầu tín dụng

- Điều chỉnh tổng nhu cầu tín dụng để xác định giới hạn tín dụng. Các điều chỉnh có thể được thực hiện trên cơ sở xem xét rủi ro và năng lực của khách hàng, dư nợ hiện tại của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác, chiến lược quản lý danh mục tín dụng của hệ thống.

- Rà soát và điều chỉnh giới hạn tín dụng theo định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết.

* Giới hạn tín dụng ở cấp độ danh mục

Để quản lý giới hạn tín dụng cho danh mục, cần tập trung vào rủi ro tập trung tín dụng vì loại hình rủi ro này có thể gây tổn thất (ví dụ: tổn thất liên quan đến vốn, tổng tài sản, và mức độ rủi ro tổng thể) đe dọa tới hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể, nên xác định giới hạn tín dụng chung dựa trên

các khía cạnh chính như lĩnh vực kinh tế, ngành kinh tế, loại khách hàng và phân bổ xuống chi nhánh. Nên tập trung cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Phân biệt khách hàng tổ chức và khách hàng bán lẻ: Có thể có các phương thức khác nhau để quản lý các phân khúc khách hàng khác nhau, ví dụ: Đối với các khách hàng tổ chức, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tìm kiếm và giao dịch với khách hàng. Đối với khách hàng bán lẻ, nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi các cán bộ của bộ phận hỗ trợ tín dụng. Nên tập trung cho vay khách hàng tổ chức là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất, cá nhân. - Phân biệt khoản vay có bảo đảm và không có bảo đảm và Hạn mức

cho các sản phẩm cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm có thể khác nhau.

Một phần của tài liệu 0025 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w