- Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động tín dụng thông qua việc thiết lập các mục tiêu về hiệu quả, định hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro toàn diện và hiệu quả để làm cơ sở và định hướng quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng.
- Cải tiến hệ thống văn bản: do hệ thống văn bản của Agribank còn tương đối phức tạp, dẫn đến một số chồng chéo nhất định. Đồng thời, việc thay đổi và cập nhật các quy định này một cách thường xuyên cũng dẫn đến khó khăn trong vận dụng và trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ tại chi nhánh. Trên thực tế, Chi nhánh đã đối mặt với các rủi ro và tổn thất này do hệ thống văn bản quy định và quy trình còn chưa toàn diện và thống nhất.
- Xây dựng một hệ thống báo cáo toàn diện và cơ chế báo cáo rõ ràng cho mục đích quản trị rủi ro tín dụng. Hiện tại, các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng được Agribank lưu trữ tập trung trong hệ thống IPCAS và có thể được chiết xuất từ hai mô-đun: Tín dụng và Hệ thống báo cáo quản trị. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hệ thống dữ liệu này còn tương đối hạn chế do Ngân hàng chưa ban hành các yêu cầu về báo cáo một cách toàn diện cũng như phân tách trách nhiệm báo cáo rõ ràng giữa các bộ phận. Việc thiếu hụt một hệ thống báo cáo đầy đủ và kịp thời sẽ làm hạn chế các luồng thông tin hữu ích tới Ban Lãnh đạo cũng như các cấp quản lý để đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả và đúng đắn trong mối tương quan với ngưỡng rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được.
- Đối với khách hàng là hộ sản xuất, cá nhân, chỉ nên chấm điểm tại thời điểm cho vay. Bởi các khách hàng này của Agribank nói chung và của Chi nhánh Nam Định nói riêng là rất lớn, gây khó khăn trong việc đánh giá lại định kỳ theo phương pháp chấm điểm hiện tại.
- Quan tâm hơn đến công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh chứ không riêng ở Trụ sở chính bởi rủi ro tín dụng chủ yếu phát sinh tại Chi nhánh. Tại Chi nhánh nên thành lập phòng hoặc bộ phận quản trị rủi ro và tách riêng phòng Thấm định ra khỏi phòng Tín dụng. Tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ nhân viên về tầm quan trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Tóm lại: Chương 3 đã nêu được định hướng hoạt động của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới, đồng thời đưa ra mộ t số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. Với những giải pháp trên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định có thể xem xét để áp dụng vào thực tiễn, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt độ ng kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả đ ã làm n ổi bật các vấn đề sau:
Giới thiệu về rủi ro tín dụng trong NHTM trên cơ sở phân tích các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân ch ủ quan và dấu hiệu xảy ra RRTD.
Nêu lên sự c ần thiế t của QTRRTD đố i với các NHTM, v ới các khách hàng và với toàn bộ n ề n kinh tế-xã h ộ i; Các nguyên tắc QTRRTD củ a Ủ y ban Basel gồ m 4 nội dung được trình bày trong 17 nguyên t ắc; Mộ t số công c ụ và biện pháp ch ủ yếu các NHTM đang áp dụng để QTRRTD trong ngân hàng mình.
Tìm hiểu kinh nghiệm QTRRTD có hiệu quả củ a hai quốc gia: Mỹ, Thái Lan từ đó rút ra năm bài học hữu ích trong QTRRTD cho các NHTM Việt Nam.
Vài nét khái quát khái quát chung về Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định: Th ực trạng về rủi ro tín dụng tại chi nhánh trên cơ sở phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh; Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị rủ i ro tín dụng tại chi nhánh thông qua phân tích quy trình cấp tín dụng, chính sách tín dụng, phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng, phân loại nợ và quản lý nợ xấu tại chi nhánh .
Đánh giá được các kết quả đạt được những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRRTD tại chi nhánh.
Trên cơ sở định hướng QTRRTD trong th ời gian tới luận văn đã đưa ra 6 giải pháp để hoàn thiện QTRRTD tại chi nhánh.
Luận văn cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với Chính ph ủ, các Bộ, cơ quan nganh Bộ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam nh ững vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật...
Hy vọng với bài luận văn của mình, tác giả sẽ góp một ph ần cho công tác QTRRTD tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đạt được một số hiệu quả nhất định trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên c ứu và hoàn thiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo và độc giả quan tâm đến lĩnh vực này để nội dung nghiên cứu được sâu sắc hơn.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Phương - Học viện Ngân hàng, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
2. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 3. Lê Thị Hồng (2009), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Học viện ngân hàng, Hà Nội. 4. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 5. Trần Thị Mừng (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định (2010-2012), Báo cáo giám sát và phân tích hoạt động của các NHTM 2010-2012, Nam Định.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Nam Định (2010- 2012), Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Nam Định 2010-2012, Nam Định.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2007), Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT, ngày 03/02/2007 về bảo đảm tiền vay trong hệ thống
NHNo&PNNT Việt Nam, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010-2012), Báo cáo chuyên đề Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro 2010-2012, Hà Nội.
12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012), Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2012), Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/4/2012 về việc ban hành Quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.