Xây dựng mô hình tổ chức hiện đại hơn

Một phần của tài liệu 0025 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 97)

Từ mô hình tổ chức tại chi nhánh còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị rủi ro, do vây tất yếu phải có sự thay đổi.

Các thông lệ hàng đầu về quản trị rủi ro nhấn mạnh rằng cần phải có sự phân tách giữa Bộ phận quản lý rủi ro, Bộ phận kinh doanh và Bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận quản lý rủi ro phải làm đầu mối cũng như tham gia thực hiện quy trình quản lý rủi ro; và xác định các thông số gắn với rủi ro để đưa công tác quản lý rủi ro vào các quy trình kinh doanh. Nên sử dụng mô hình quản trị “Ba tầng bảo vệ” để phân định trách nhiệm trong công tác quản trị rủi ro giữa ba tầng bảo vệ thông qua việc tạo ra cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ xung quanh khung quản trị rủi ro của Ngân hàng. Như vậy mỗi tầng bảo vệ cần có người đứng đầu riêng. Bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải hoàn toàn độc lập khỏi cơ cấu điều hành và báo cáo trực tiếp lên Ủy ban Kiểm toán, và Ủy ban này đến lượt mình sẽ báo cáo lên Hội đồng thành viên.

* Tầng bảo vệ đầu tiên

- Tầng bảo vệ đầu tiên sẽ gồm các bộ phận kinh doanh vì các bộ phận này trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có trách nhiệm quản lý các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày phù hợp với các chính sách và hạn mức rủi ro đã được phê duyệt.

- Tất cả các đơn vị kinh doanh có rủi ro phải nhận thức đầy đủ về chiến lược rủi ro và hoạt động theo khung mô hình đã được phê duyệt. Các đơn vị này có trách nhiệm đảm bảo các chính sách và hạn mức được thiết lập và phê duyệt trước khi tiến hành các hoạt động có rủi ro.

* Tầng bảo vệ thứ hai

- Bao gồm các phòng ban như: Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ, Pháp chế. Tầng bảo vệ này có trách nhiệm thiết lập khung quản trị rủi ro, xây dựng các công cụ, phương pháp luận quản trị rủi ro, thực hiện kiểm tra việc tuân thủ theo định kỳ và cung cấp các báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho các Ủy ban, Hội đồng tương ứng và/hoặc Hội đồng thành viên.

- Để đánh giá rủi ro một cách khách quan, trách nhiệm kiểm soát phải luôn luôn được tách ra khỏi các đơn vị kinh doanh. Do đó, Ngân hàng nên chuyển toàn bộ các vai trò và chức năng liên quan đến rủi ro đang được đảm nhận bởi các đơn vị kinh doanh sang bộ phận Quản trị rủi ro.

* Tầng bảo vệ thứ ba

Đơn vị kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm soát nên tiến hành rà soát thường xuyên và đánh giá độc lập việc thực thi và hiệu quả của khung quản trị rủi ro đã phê duyệt. Các trách nhiệm này cần phải được quy định rõ trong Chính sách quản trị rủi ro và Quy chế kiểm toán nội bộ.

Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình thiết lập và đưa vào hoạt động các phòng ban, đơn vị cần thiết để kiện toàn cơ cấu tổ chức của mình, đặc biệt trước mắt tại các chi nhánh loại 1, 2 nên bắt buộc phải thành lập ngay phòng Thẩm định tách riêng khỏi phòng Tín dụng hoặc thành lập phòng Quản trị rủi ro. Với quy mô và khối lượng các khoản nợ có vấn đề lớn, ngân hàng nên xem xét thiết lập một đơn vị chuyên trách để xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu 0025 giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh nam định luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w