Mở rộng cho vay KHCN thì việc đa dạng hoá sản phẩm, tăng qui mô cho vay là một hoạt động rất cần thiết và ngân hàng cần phải đầu tư tiền bạc, công sức nhằm đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN.
Hoạt động cho vay KHCN của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố khách quan như môi trường hoạt động của ngân hàng, các yếu tố thuộc về khách hàng và các nhân tố chủ quan thuộc về chính ngân hàng.
* Nhóm nhân tố chủ quan thuộc về phía Ngân hàng
Đây là các nhân tố thuộc về chính ngân hàng, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. Việc mở rộng cho vay KHCN phụ thuộc rất lớn vào chính sách cho vay, năng lực tài chính của ngân hàng, chất lượng cho vay KHCN, số lượng, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân h àng, ho ạt động marketing của ngân hàng và mạng lưới của ngân hàng.
Thứ nhất: Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân h àng là hệ thống các chủ trương, quy định trong ho ạt động cho vay đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Chính sách cho vay là cẩm nang hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tài trợ một khoản vay nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay của ngân hàng như: Đối tượng khách hàng, mục đích cho vay, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, thủ tục cho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời hạn cho vay và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo.
Những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Một ngân hàng chỉ có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN khi nó có mục tiêu mở rộng rõ ràng được thể hiện như một định hướng trong chính sách cho vay. Và khi
ngân hàng đó xác định mở rộng cho vay KHCN thì ngân hàng mới dồn nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Mặt khác, khi một ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay KHCN đa dạng thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản.
Thứ hai: Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng
Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh về tài chính và ngân hàng đó có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho vay được mở rộng trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển, ngược lại ngân hàng mà năng lực tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không được mở rộng. Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Thứ ba: Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN, thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN. Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.
Thứ tư: Hoạt động Marketing của ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng cho vay KHCN. Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về
ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn. Từ đó KHCN sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay KHCN. Thị trường cho vay KHCN còn rất tiềm năng ở Việt nam, vì vậy, công tác marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng đó có một miếng bánh thị phần lớn ở thị trường màu mỡ này. Hoạt động marketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi trường nhưng đảm bảo có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh.
Thứ năm: Mạng lưới của ngân hàng
Số lượng các Techcombank Lý Thường Kiệt, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các Techcombank Lý Thường Kiệt và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng, việc mở rộng cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi. Ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ. Do đó, việc mở rộng mạng lưới các Techcombank Lý Thường Kiệt, phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của NHTM.
* Nhóm nhân tố khách quan
Thứ nhất: Nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng.
Nhu cầu vốn của khách hàng: là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN, là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng. Tu ỳ từng giai đoạn, thời điểm mà xuất hiện các nhu cầu cần tài trợ, ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời. Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau
sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau. Ví dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20- 30 tuổi) năng động, trẻ trung ưa thích các sản phẩm thẻ tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, đi chơi,... Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN.
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh của khách hàng để thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản cho vay, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng. Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để mở rộng cho vay KHCN.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Thứ hai: Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với KHCN nói riêng. Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá - xã hội, sự phát triển của khoa học - công nghệ và đối thủ cạnh tranh.
Môi trường kinh tế: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của họ. Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả. Ngược lại, khi
nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng.
Môi trường luật pháp: Hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của lu ật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều n ày không chỉ làm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, mà còn tạo sự tin tưởng chi khách hàng đến thực hiện giao dịch. Nếu các quy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và ho ạt động mở rộng cho vay KHCN nói riêng. Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định,... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng. Hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng.
Môi trường văn hoá - xã hội: Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu. ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng. Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu
nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác.
Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ: Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình ch ặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân h àng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân h àng. Nhờ đó, các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho
vay KHCN.
Đối thủ cạnh tranh: Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên th ị trường tài chính dẫn đến thị phần cho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, các chính sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ m à còn thu hút thêm khách hàng m ới. Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay KHCN của ngân h àng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng qui mô cho vay KHCN, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối với KHCN.