Kết quả kinh doanh của CN NHNo&PTNT Chợ Mới

Một phần của tài liệu 0134 giải pháp mở rộng dịch vụ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 54)

Những năm đầu của thế kỷ 21 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình đổi mới, đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng trong quá trình đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mới nói riêng có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải tồn tại để đứng vững, vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới. Ý thức được mặt mạnh mặt yếu của mình, trong những năm qua chi nhánh luôn tích cực tìm ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều đó được thể hiện rõ trong kết quả tài chính của chi nhánh. Để có thể nhìn toàn diện về kết quả kinh doanh, ta xem xét bảng 2.1 sau:

Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy tổng thu nhập qua các năm đều tăng. Tuy nhiên thu nhập năm 2011 tăng so với năm 2010 là rất nhỏ, tỷ lệ tăng trưởng năm 2011 chỉ đạt 13% so với năm 2010 là 86%. Xem xét tỷ trọng thu nhập của từng hoạt động cho thấy:

Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn ở mức cao qua các năm. Năm 2009, thu về tín dụng là 83,25% trên tổng thu nhập, năm 2010 là 77,68% và đặc biệt năm 2011 thu về tín dụng chiếm tỷ trọng lên đến 92,18% trên tổng thu nhập.

Thứ hai, là thu từ nguồn thu nhập khác, thực chất đây cũng là nguồn thu được tính cho nguồn thu từ hoạt động tín dụng vì các nguồn thu này chủ yếu là thu từ nợ vay đã xử lý rủi ro và lãi dự chi qua các năm. Năm 2009 thì nguồn thu này chiếm 14,92%, năm 2010 là 20,34% và năm 2011 là 5,9%. Nếu gộp chung lại từ nguồn thu hoạt động tín dụng và nguồn thu này thì tỷ trọng luôn chiếm ở mức cao là từ 98% trở lên qua các năm. Năm 2009 là 98,18%, năm 2010 là 98,02% và năm 2011 là 98,08%.

Thực tế này cho thấy, hoạt động tín dụng vẫn nắm vai trò chủ yếu và quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới trong thời gian qua.

Còn lại các nguồn thu từ dịch vụ ngoài tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ và luôn ở mức dưới 2% trên tổng thu nhập. Năm 2009 nguồn thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng là 1,82%, năm 2010 là 1,98% và năm 2011 là 1,92% trên tổng thu nhập.

Trong khi đó chi phí tính riêng cho hoạt động tín dụng năm 2009 chiếm tỷ trọng là 71,8%, năm 2010 là 74,58% và năm 2011 là 81,72% trên tổng chi phí với giá trị tăng tuyệt đối lần lượt là 20.418 triệu đồng năm 2009, năm 2010 là 23.731 triệu đồng và năm 2011 là 36.068 triệu đồng. Chi phí tính riêng cho hoạt động dịch vụ phi tín dụng chiếm tỷ trọng qua các năm lần lượt là năm 2009 chiếm tỷ trọng 0,68%, năm 2010 là 0,84% và năm 2011 lên đến 1,72%.

Qua nguồn thu và chi phí trên, ta thấy, tỷ suất lợi nhuận giữa thu nhập và chi phí tính riêng cho hoạt động dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng qua các năm theo bảng 2.2 như sau:

Tuy nhiên với kết quả hoạt động qua các năm từ năm 2009 cho đến nay, ta thấy sự sụt giảm rõ rệt về tỷ lệ tăng trưởng của chi nhánh. Tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận 86% của năm 2010 so với năm 2009 đã giảm xuống còn 13% của năm 2011 so với năm 2010. Việc giảm sút này là do tỷ lệ tăng trưởng của chi phí đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng trưởng là 12% của năm 2010 so với năm 2009 lên đến tỷ lệ tăng trưởng 39% của năm 2011 so với năm 2010, trong khi mức tăng tương tự của tỷ lệ tăng trưởng về thu nhập tương ứng là từ 21% lên đến 34%.

Năm 2011 nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng chịu tác động rất lớn bởi hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới từ năm 2008, thêm vào đó các chính sách điều tiết nền kinh tế của Chính phủ không hiệu quả, việc ứng biến với khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam của Chính phủ qua các năm từ năm 2009 cho đến nay thì đa số được áp dụng bằng các biện pháp hành chính. Hệ lụy đó hiện còn kéo dài và chưa có câu trả lời chính xác. Cho đến nay, dù đã qua 6 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế tại Việt Nam vẫn còn trạng thái suy thoái, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, người lao động thất nghiệp tăng cao, thị trường trong nước bị thao túng bởi các doanh nghiệp từ nước ngoài, thêm vào đó việc thanh tra Nhà nước đưa ra các công bố về thua lỗ của các tập đoàn tổng công ty và doanh nghiệp của Nhà nước đã làm niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về tương lai phát triển kinh tế trong nước thêm sụt giảm.

Nếu xét về nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng và suy thoái về tài chính kinh tế Việt Nam hiện nay phải đi ngược lại thời gian từ năm 2006, chính xác là ngày 7.11.2006, khi Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Lúc đó, với niềm hân hoan của kết quả đạt được qua 11 năm theo đuổi, Việt Nam đã nhận định bằng ý thức chủ quan của mình về một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế trong nước sau hơn 15 năm đổi mới, kể từ năm 1990, và những thành tựu đã đạt được. Theo đó, các nhà đầu tư trong nước đã ào ạt đầu tư vào tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại với các mục tiêu to lớn và dài hơi, trong khi đó năng lực về vốn, về con người cho đến máy móc thiết bị công nghệ trong nước có thể nói không là gì so với thế giới. Vì vậy, tất cả tư liệu sản xuất đều nhanh chóng tăng giá ào ạt với một giá trị “ảo” để đáp ứng cho tất cả nhu cầu trong cùng một lúc, từ

đó làm cho giá cả leo thang, lạm phát tăng nhanh trong khi giá trị sản xuất mang lại không nhiều như mong đợi. Và cái gì đến sẽ đến, đầu tiên là thị trường bất động sản, đến thị trường chứng khoán và rồi đến thị trường tài chính đều phải trở về giá trị thật của nó, lúc này việc đáp ứng các nhu cầu như dự tính ban đầu để sản xuất kinh doanh của thị trường tài chính trong nước là không thể, chính vì vậy nền kinh tế trong nước gần như phụ thuộc vào thị trường tài chính của thế giới. Việc phụ thuộc quá nhiều này sẽ không là vấn đề nghiêm trọng nếu nền kinh tế thế giới ổn định, tuy nhiên, cũng từ cuối năm 2007, thị trường tài chính thế giới đi vào khủng hoảng bắt đầu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là nền kinh tế Mỹ, cuộc khủng hoảng lây lan rất nhanh qua các nền kinh tế khác và kéo dài cho đến hiện nay. Vì vậy, việc hồi phục nền kinh tế

trong nước còn phụ thuộc đến sự phát triển trở lại của nền kinh tế thế giới.

Để kết thúc nguyên nhân này, xin được trích dẫn một đoạn trong tài liệu tham khảo như sau: “Góc nhìn của thành viên và của giới quản lý thị trường không

bao giờ đạt tới trạng thái cân bằng mà lý thuyết kinh tế học đề ra. Có một mối liên hệ hai chiều mang tính phản hồi giữa nhận thức và thực tế, mối quan hệ ấy có thể khởi phát những quá trình ban đầu là tự thổi bùng lên còn về sau thì lại tự phá tán xuống của chu trình bùng-vỡ, còn được gọi là các ‘bong bóng ’” [3, tr 13].

Qua bảng 2.1 về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta nhận thấy rằng nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh là từ hoạt động tín dụng và đều tăng qua các năm. Thu nhập từ các dịch vụ khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, do đó có thể nói hoạt động của chi nhánh đã quá tập trung vào các dịch vụ truyền thống, chưa có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài, đặc biệt là việc mở rộng các dịch vụ ngoài tín dụng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

2.2 Thực trạng các dịch vụ ngân hàng tại CN NHNo&PTNT Chợ Mới

Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mới đã thực hiện được 8 nhóm dịch vụ với hơn 30 dịch vụ. Nếu chúng ta phân chia từng nhóm dịch vụ theo các tiêu thức phù hợp, có thể kể tên một số nhóm dịch vụ hoạt động chủ yếu như sau: * Nhóm sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng được phân chia theo tiêu thức mục

đích cho vay gồm có các loại hình như: cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ bao thanh toán, chiết khấu, tái chiết khấu.

* Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước bao gồm các loại hình dịch vụ như: cung cấp thông tin tài khoản, gửi tiền nhiều nơi và rút tiền nhiều nơi, chuyển tiền, Séc, dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán cho các công ty, thanh toán hóa đơn.

* Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế gồm: dịch vụ chuyển tiền quốc tế, thanh toán nhờ thu, kinh doanh tiền tệ.

* Nhóm sản phẩm Treasury gồm có: ngân hàng đại lý, kinh doanh vốn nội tệ trên thị trường liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ với định chế tài chính.

* Nhóm sản phẩm thẻ bao gồm: thẻ ghi nợ/ATM, thẻ tín dụng. * Nhóm sản phẩm E-Banking như Mobile Banking.

* Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ.

* Nhóm sản phẩm dịch vụ khác như liên kết ngân hàng - bảo hiểm.

Ngoài ra, để đánh giá được hoạt động kinh doanh các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp của chi nhánh Chợ Mới, cần phải xem xét thực trạng của từng dịch vụ ra sao qua sự phân tích dưới đây:

2.2.1 Dịch vụ nhận tiền gửi

Với phương châm "tự chủ về nguồn vốn", việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, chủ động nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát động các phong trào thi đua, chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mới đã thu hút được nguồn tiền gửi của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội. Điều đó được thể hiện ở sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm như sau:

Qua bảng số liệu 2.3 trên ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm: năm 2010 tăng 5%, năm 2011 tăng 13%. Đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đạt 185.387 triệu đồng, trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng đến 94%. Việc nguồn tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, với tỷ lệ tăng năm 2010 là 18% và năm 2011 tăng 20%, đây là một điều tốt đối với một ngân hàng thương mại, vì nguồn này

thường ổn định, từ đó chi nhánh có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Loại tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 6%, đây là loại nguồn vốn gây ra sự bấp bênh, không ổn định của nguồn vốn tại chi nhánh, nó thể hiện ở sự sụt giảm về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 26,74% năm 2009 xuống còn 13,04% năm 2010 và đến năm 2011 chỉ còn là 6%.

Ngoài ra, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2009 nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng là 12,42%, năm 2010 là 13,72% và đến cuối năm 2011 là 14,53%. Gần như 100% nguồn vốn huy động từ ngoại tệ là tiền gửi dân cư, vì vậy đây cũng là một nguồn vốn ổn định và tăng đều qua các năm.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào nguồn vốn huy động được phân theo thời gian thì ta thấy rằng việc ổn định nguồn vốn đối với chi nhánh còn nhiều vấn đề để giải quyết vì đối với nguồn vốn huy động trung dài hạn từ trên 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn này chỉ có tỷ trọng là 0,36% trên tổng nguồn vốn huy động. Đây cũng không phải là vấn đề riêng của chi nhánh Chợ Mới mà còn là của tất cả các chi nhánh khác.

Các hình thức huy động vốn áp dụng mà chi nhánh áp dụng gồm: Huy động tiết kiệm với các kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng và trên 24 tháng. Huy động tiết kiệm bậc thang với các kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng rất tích cực thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm của công chúng bằng cách mở rộng thời gian giao dịch với khách hàng gửi tiền, tăng cường đề cao mối quan hệ của mỗi cán bộ công nhân viên tại chi nhánh, phục vụ khách hàng tận nơi ...

Trong thời gian qua, do việc các ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh ngày càng cao nên một số ngân hàng phải dùng chiến lược nâng lãi suất tiền gửi để huy động vốn cho hoạt động tín dụng. Cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra liên tục đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của các ngân hàng, đẩy các ngân hàng vào nguy cơ rủi ro cao. Trong trung và dài hạn, cạnh tranh về lãi suất có thể tổn hại đối với hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Điều này đã được chứng minh thực tế qua việc sát nhập, sắp xếp lại các ngân hàng trong thời gian qua.

Như vậy, có thể kết luận là cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh vẫn còn vấn đề cần giải quyết như tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn là quá nhỏ và điều này sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, hạn chế khả năng cho vay đầu tư vào các dự án trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu 0134 giải pháp mở rộng dịch vụ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w