Dịch vụ cho vay

Một phần của tài liệu 0134 giải pháp mở rộng dịch vụ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 57)

Phân tích tình hình cho vay sẽ đem lại một cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, biết được ngân hàng đang ở trong tình thế nào và thực sự nguồn vốn huy động đã được ngân hàng sắp xếp cho vay như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không? cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế có hợp lý không? Có đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và cho vay hay không?

Qua bảng 2.4 về cơ cấu cho vay, chúng ta nhận thấy việc tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh chủ yếu từ việc tăng dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2010, trong khi tổng dư nợ tại chi nhánh tăng 7% thì dư nợ cho thành phần kinh tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng là 9% và tỷ lệ này trong năm 2011 lần lượt là 8% và 14%. Ngược lại dư nợ đối với thành phần kinh tế là cá nhân và hộ sản xuất giảm trong năm 2010 là (- 3%) và năm 2011 là

(-40%). Điều này đã chứng tỏ chi nhánh đã không quan tâm đúng mức đến thành phần kinh tế này. Cũng như đối với thành phần kinh tế là cá nhân và hộ sản xuất, dư nợ trung và dài hạn cũng giảm mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng không nhiều so với tổng dư nợ, đến cuối năm 2011, dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh là 7.914 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 2,88% trên tổng dư nợ và tỷ lệ tăng trưởng giảm đến (-55%) so với năm 2010.

Trong khi đó, doanh số cho vay năm 2010 và năm 2011 đều giảm. Đặc biệt, là một chi nhánh cấp 3 trực thuộc của CN NHNo & PTNT TP Đà Nằng, chi nhánh Chợ Mới còn phụ thuộc vào kế hoạch thực hiện do ngân hàng cấp trên giao cho hàng năm vì vậy việc tiếp cận các dự án khả thi đôi khi cũng bị hạn chế nếu mức dư nợ đã đạt kế hoạch giao cho chi nhánh.

Riêng đối với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại chi nhánh cũng cho thấy việc quan tâm không đúng mức đối với thành phần kinh tế là cá nhân hộ sản xuất cũng như đối với nợ vay trung dài hạn. Với nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ của thành phần kinh tế là cá nhân hộ sản xuất cũng như nợ vay trung dài hạn lần lượt qua các năm là 0,30% và 0,81% trong năm 2009, năm 2010 là 0,16% và 0,10% , và đến cuối năm 2011 đều là 0,11% đối với thành phần kinh tế là cá nhân hộ sản xuất và nợ vay trung dài hạn đã cho thấy việc kiểm soát nợ xấu ở các lĩnh vực này là dễ dàng và ảnh hưởng không nhiều đến tình hình tài chính của chi nhánh.

Ngược lại, đối với nợ vay có thành phần kinh tế là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nợ vay ngắn hạn thể hiện việc không ổn định và khó kiểm soát, từ đó dễ làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị do phải trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cao. Trong năm 2010, nợ xấu trong thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng là 0,02% trên tổng dư nợ và đối

năm 2009 năm 2010 2010 /2009 2011 2011 /2010

với nợ vay ngắn hạn có tỷ trọng là 0,05%, tuy nhiên đến cuối năm 2011 thì tỷ trọng của cả hai lĩnh vực này đều ở mức là 3,32% trên tổng dư nợ trong khi nợ xấu của toàn chi nhánh cũng chỉ chiếm tỷ trọng là 3,43% trên tổng dư nợ.

Với số liệu qua phân tích hoạt động cho vay của chi nhánh Chợ Mới ta thấy được sự phản ánh tương đối phù hợp với nền kinh tế chung tại Việt Nam trong thời gian qua. Điều này cũng nói lên rằng, tuy chi nhánh đã có nhiều cố gắng để tăng trưởng an toàn với mức tăng trưởng là 7% trong năm 2010 và 8% trong năm 2011 nhưng vẫn còn chưa có cho riêng mình một lượng khách hàng truyền thống và ổn định.

Kết hợp bảng 2.2 và 2.3, ta nhận thấy nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn mà ngân hàng huy động được qua các năm từ 2009 đến 2011 tương ứng 155.635 triệu VND, 164.153 triệu VND và 185.387 triệu VND thể hiện việc thiếu vốn nghiêm trọng đối với chi nhánh, số vốn mà chi nhánh còn thiếu qua các năm như sau: năm 2009 thiếu 82.195 triệu đồng, năm 2010 thiếu 91.296 triệu đồng và năm 2011 thiếu 89.862 triệu đồng.

Có thể nói thời gian qua Chi nhánh NHNo và PTNT Chợ Mới đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Chủ động tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, tăng cường tiếp thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó chi nhánh cần nghiên cứu về chính sách cho vay đối với thành phần kinh tế là cá nhân hộ sản xuất, để từ đó có thể mở rộng cho vay đối với thành phần này hơn nữa và quan trọng hơn là các nguồn thu dịch vụ ngân hàng kèm theo mà thành phần kinh tế này mang lại.

Một phần của tài liệu 0134 giải pháp mở rộng dịch vụ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới thành phố đà nẵng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w