Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ( Forward)

Một phần của tài liệu 0137 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

> Khái niệm: Giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết

sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai.

> Đặc điểm : Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu

giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ

giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác.

Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được

xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Gọi: - F: là tỷ giá có kỳ hạn. - S: là tỷ giá giao ngay.

- rd: là lãi suất của đồng tiền định giá. - ry: là lãi suất của đồng tiền yết giá.

Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau: 1 + rd

F = S --- (1) 1 + ry

Công thức (1) trên đây dựa trên cở sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate parity) - IRP. Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi giữa hai quốc gia phải được bù đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch giá không thể sử dụng hợp đồng có kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất.

Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại thường áp dụng phổ biến công thức gần đúng của công thức (1) hơn. Ta có thể viết lại công thức (1) như sau:

1 + rd 1 + rd + Γy - Γy Γd - Γy

F = S--- = S---= S + S---

1 + Γy 1 + Γy 1 + Γy

Vì lãi suất ry thường nhỏ nên ta có thể xấp xỉ 1 + ry ≈ 1. Khi ấy, công thức này có thể viết lại thành F = S + S(rd - Γy). Ở đây lãi suất tính theo đơn vị phần trăm một năm. Nếu chuyển đổi lãi suất thành đơn vị phần trăm cho kỳ hạn n ngày và năm có 360 ngày thì ta sẽ có công thức:

S(rd - Γy)n F = S + ---

100x360

> Nhược điểm : Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thỏa mãn được nhu cầu mua

bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch hối đoái giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng, mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch mới đó là giao dịch hoán đổi.

Một phần của tài liệu 0137 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w