Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu 0137 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 107)

To chức những khoá đào tạo bài bản về kinh doanh ngoại tệ

Trong những năm vừa qua, trong hệ thống Ngân hàng công thương, nhất là từ khi trung tâm đào tạo ra đời thì đã có rất nhiều các khoá đào tạo nghiệp vụ cho các chi nhánh. Tuy nhiên, về chuyên đề kinh doanh ngoại tệ thì vẫn chưa nhiều và chưa thực sự tạo nên nền tảng cơ bản sâu sắc cho học viên. Do vậy, để nói các chi nhánh có những nhân viên chắc chắn về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thì thực sự là chưa nhiều. Gần đây, việc tập huấn nghiệp vụ đã có sự thay đổi nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian bằng phương pháp tập huấn trực tuyến nhưng dường như hiệu quả không cao như mong muốn vì đường truyền thường lỗi và quá ngắn nên chỉ phù hợp với việc tập huấn giới thiệu về những sản phẩm mới để hỗ trợ các chi nhánh bên cạnh con đường công văn, giải đáp những thắc mắc cho tiến trình ra đời một sản phẩm trở nên khả thi hơn. Việc đào tạo để có những chuyên gia về kinh doanh ngoại tệ không thể làm theo cách ấy được mà phải có những lớp học thực sự, cung cấp kiến thức cho học viên một cách nền tảng và sâu sắc với những giờ thực tế tại Sở giao dịch III. Bên cạnh đó trung tâm đào tạo của hệ thống Công thương cũng nên sưu tập và cho ra đời cẩm nang kinh doanh ngoại tệ với những bài học kinh nghiệm mang tính điển hình tại các chi nhánh cho lưu hành nội bộ.

Hỗ trợ về mặt công nghệ để đẩy nhanh quá trình thao tác

Hiện nay, hội sở quản lý tập trung hầu hết trên mọi mặt: vốn, tín dụng và ngoại tệ. Như vậy, khi chi nhánh cần nguồn thì sẽ lại phải mua từ hội sở vì không thể để lại qua ngày như trước kia. Ví dụ ngày hôm nay có thể chi nhánh mua vào được từ khách hàng 300,000 USD nhưng hợp đồng bán ngoại tệ trả nợ hoặc thanh toán L/C lại là ngày mai, thì cuối ngày hệ thống tự động quét toàn bộ số lượng ngoại tệ của chi nhánh về hội sở, ngày mai chi nhánh lại mua lại của trung ương. Quá trình mua bán fax đi fax lại nhiều lần gây mất thời gian để có một giao dịch mua bán ngoại tệ. Ngân hàng Công thương nên đầu tư thêm về mặt công nghệ cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để có thể tiến hành các giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, công việc đánh giá lại ngoại tệ vào thời điểm cuối tháng hiện nay các chi nhánh vẫn phải tính và hạch toán thủ công. Tuy nhiên, việc hạch toán thủ công có thể sai lệch do việc công bố tỷ giá có thể nhiều lần trong một ngày mà hiện tại chưa quy định giờ cuối cùng là mấy giờ. Do vậy để đảm bảo lấy được tỷ giá cuối cùng trong ngày cuối tháng, chi nhánh thường phải đợi đến khoảng 5h chiều để lấy tỷ giá. Ngân hàng Công thương nên xem xét và đặt hàng với Trung tâm công nghệ thông tin để có thể chiết xuất ra các báo cáo chạy đánh giá lại và hạch toán tự động để tính chính xác được tăng lên và công việc cuối tháng của chi nhánh được giảm đi.

Bên cạnh đó, hội sở Ngân hàng Công thương nên đẩy các file báo cáo về kiều hối của chi nhánh nào về chi nhánh đó thay vì việc mỗi đầu tháng lại phải xin file từ hội sở để chi nhánh làm các báo cáo. Như vậy rất thiếu tính chủ động vì phải phụ thuộc vào hội sở ngay cả trong việc lấy số liệu để làm báo cáo.

Tích cực tìm kiếm đối tác để tăng trưởng kiều hối

Hiện nay, với sự thành lập Công ty chuyển tiền toàn cầu, các chi nhánh có thể nghĩ đến một tương lai tốt hơn cho dịch vụ kiều hối. Có thể nói những gì Phòng kiều hối của hệ thống Ngân hàng Công thương đã làm được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận, việc ký kết được các hợp đồng với các ngân hàng đối tác tại các thị trường trọng điểm của xuất khẩu lao động đã khiến cho số lượng khách hàng mở tài khoản

chuyển về tăng lên rất đáng kể do tiền chuyển về nhanh hơn, phí rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên nếu Hội sở tiếp tục mở rộng được mạng lưới các ngân hàng đại lý thì sẽ tốt hơn rất nhiều bởi vì vào thời điểm hiện tại những ưu thế đó đã bị bão hoà do ngân hàng nào cũng sẽ tìm kiếm đối tác tại các thị trường trọng điểm đó. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương phải làm tốt được công tác tuyên truyền giới thiệu cho những kiều bào của Việt Nam ở các nước đó, khiến họ nắm được con đường chuyển tiền về cho người thân nhanh nhất và rẻ nhất là qua ngân hàng nào bên ấy là đại lý của Vietinbank, khiến cho họ tin tưởng vào dịch vụ của chúng ta.

Tóm tắt chương 3

Xuất phát từ thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHCT Thanh Hoá, chương 3 của luận văn đã đề ra những giải pháp cơ bản mang tính đồng bộ về mặt nghiệp vụ gồm có: chuyên môn hoá bộ phận kinh doanh ngoại tệ, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phát triển các sản phẩm liên quan, hoàn thiện cách đánh giá hiệu quả các công cụ phái sinh cũng như những giải pháp bổ trợ kèm theo gồm có: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện về mặt công nghệ để hỗ trợ nghiệp vụ, thực hiện chính sách khách hàng hiẹu quả để có thể nâng cao và mở rộng hoạt động ngoại hối của mình nhằm tăng tính cạnh tranh và theo kịp với xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại

KẾT LUẬN

Trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà đã được mở rộng đến tất cả các nước trên thế giới, không chỉ liên quan đến một đồng tiền thanh toán mà có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia trong quá trình thanh toán. Chính sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy kinh ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài chính giữa các nước.Cũng chính vì vậy nó làm cho thị trường ngoại hối phát triển mạnh, hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tế lớn. Thị trường ngoại hối trở nên vô cùng quan trọng.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Hoá với những bước tiến chắc chắn trên con đường phát triển của mình đã được chứng tỏ trong 25 năm vừa qua cũng phải thay đổi để không bị lỡ nhịp phát triển trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Trên một con phố dài không đến 1 km, có đến gần 10 trụ sở, phòng giao dịch của các ngân hàng khác nhau, Ngân hàng Công thương Thanh Hoá làm thế nào để có thể hoàn thành nhiệm vụ Hội sở đã giao cho, giữ vững những thành quả đã đạt được, tiếp tục mở rộng thị phần, tăng trưởng tỷ trọng dịch vụ trong tổng lợi nhuận của mình để trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại bậc nhất tỉnh thì những sự thay đổi như trên là rất cần thiết cho một sự phát triển bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Xuân Quế(2002), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Thống kê 2. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Tiến (2006), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê Hà nội

4. TS.Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược- NHNN Việt Nam

5. Nguyễn Văn Tiến (2010), Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, NXB Thống kê, Hà nội

6. Các văn bản pháp quy của NHNN về quản lý ngoại hối 7. Tạp chí ngân hàng tháng 6, 9/2012

8. Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Hoá: Báo cáo tổng kết và cân đối các năm 2009,2010, 2011

Một phần của tài liệu 0137 giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP công thương chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w