Cải cách thị trường liên ngân hàng
Cải cách thị trường liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỷ giá Swap, Forward cần phải sát hơn với thị trường thực tế. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng có đủ nguồn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng khi nhu cầu nhập khẩu tăng quá cao.
Chính sách về rủi ro và kiểm soát
Tăng cường công tác quản lý các ngân hàng thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc, tăng cường thanh tra và hỗ trợ các ngân hàng nhận biết các rủi ro thông qua công tác thanh tra các ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ
Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ. NHNN đóng vai trò là người can thiệp thị trường cuối cùng khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ và có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thịt trường liên ngân hàng đóng băng,
ngoại tệ khan hiếm, NHNN sẽ dùng qu ỹ này để can thiệp. Khi thị trường ổn định, NHNN sẽ mua vào để tăng trạng thái ngoại tệ.
Thường xuyên tô chức các buôi hội thảo
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo qua về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, qui định, thông tư mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTM Việt Nam còn non kém về các nghiệp vụ trong KDNT. NHNN cũng có tổ chức các buổi hội thảo về các chính sách, thông tư để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách quản lý ngoại hối.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân NH sẽ được phòng ngừa qua các qui trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần có sự trợ giúp của Chính phủ và NHNN thông qua các thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro, giúp các NHTMCP Việt Nam ngày càng vững mạnh nhất là trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay
Thu hút kiều hối vào tay Nhà nước
Bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân đánh trên kiều hối; cho phép người nhận được nhận kiều hối bằng ngoại tệ là hai sự khai thông để kiều hối chảy về Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, việc cho phép chi trả kiều hối bằng ngoại tệ có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế như: làm tăng tình trạng đô la hóa; làm tăng tình trạng dùng USD làm phương tiện cất giữ trong dân; ngoại tệ mặt được rút ra từ ngân hàng đi vào thị trường tự do có thể được dùng cho những mục đích bất hợp pháp vv....
Vì vậy, về lâu dài phải thu hẹp và xóa bỏ việc nhận kiều hối bằng ngoại tệ. Song nếu Nhà nước chỉ cho phép nhận kiều hối bằng tiền đồng thì người nhận sẽ thiệt
thòi. Ngân hàng nhà nước không thể bắt người dân gánh chịu sự mất giá của VND. Do vậy, để người dân khi nhận kiều hối tự nguyện bán ngoại tệ cho ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng biện pháp linh hoạt về tỷ giá, chẳng hạn người nhận kiều hối nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng sẽ được áp dụng tỷ giá mua cao bằng tỷ giá mua của thị trường tự do. Điều này đã được thực tế chứng minh nhiều lần, gần nhất là ngay trong năm vừa qua 2012, vào những thời điểm giá mua ngoại tệ của ngân hàng ngang hoặc thấp hơn chút ít đi chăng nữa với giá của thị trường tự do, người dân đã chọn bán ngoại tệ cho ngân hàng chứ không bán cho các tiệm vàng.