• Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích lu ỹ...
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... • Cho vay, đầu tư
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
• Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
______ 83.80
• Thanh toán và Tài trợ thương mại
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
• Chuyển tiền trong nước và quốc tế Chuyển tiền nhanh Western Union
Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM Chi trả Kiều hối...
• Ngân quỹ
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap.)
Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu.)
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
• Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD.)
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
• Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ Tư vấn đầu tư và tài chính
Môi giới, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KDNT CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THANH HOÁ
2.2.1. Ảnh hưởng từ bối cảnh nền kinh tế chung tới hoạt động kinh doanhngoại tệ của NHTMCP CT chi nhánh Thanh Hoá ngoại tệ của NHTMCP CT chi nhánh Thanh Hoá
- Chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành một cách chặt chẽ, linh hoạt, kết hợp hài hoà với chính sách tài khoá, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. - Tình hình xuất nhập khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 148 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: xuất khẩu đạt 74,09 tỷ USD, tăng 19% và nhập khẩu là 73,96 tỷ USD, tăng 7,5%. Kết quả này đã đưa cán cân thương mại của Việt Nam trong 8 tháng năm 2012 thặng dư 34 triệu USD.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2012 đạt 157,14 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 78,55 tỷ USD, tăng 19,4% và nhập khẩu là 78,59 tỷ USD, tăng 7,1%.tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 9 tháng đầu năm bằng 0,04% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng trong khi nhập khẩu giảm mạnh và có xuất siêu 9 tháng đầu năm.
Biểu đồ 2.1: Tình hình xuất nhập khấu 9 tháng đầu năm 2012 Nguồn: Tổng cục hải quan
Stt Tên hàng Kim ngạch từ 01/1- 15/9/2012 So với cùng kỳ năm 2011 Kim ngạch tăng Tốc độtăng Tông kim ngạch 78.553 12.753 19, 4
Trong đó: Doanh nghiệp FDI 43.122 12.217 39, 5
1 Hàng dệt, may 10.459 770" 84
Điện thoại các loại và linh kiện 7.97 7 4.39 9 123,0 ~7 Γ Dầu thô 5.94 7 74 Ĩ34 4
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện 5.03 7 7 2.27 5 82, Giày dép các loại 4.97 2 574 Ĩ34 ~6 ~ Hàng thủy sản 4.18 6 139" 3,4" TỳLISD ,____, . . ,...i_____________ , . I----1 Xuát ktau I---1 Nhập ktau * Căn cân Hirffpg mại
Như vậy, kể từ năm 2008 đến nay, cán cân thương mại trong 9 tháng đầu năm 2012 đã được cải thiện rõ nét
Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường giảm. Việc giảm mạnh tốc độ tăng nhập khẩu và có xuất siêu cũng góp phần cân đối ngoại tệ, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.
- Danh mục các nhóm hàng xuất và nhập nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2012
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khấu 10 nhóm hàng lớn nhất từ ngày 01/01/2012-15/9/2012 và so với cùng kỳ năm 2011
1 8 ~9 ~ Gỗ và sản phẩm gỗ 3.18 4 533^ 20, 1 Cà phê 2.76 2 594^ 4 27,
Stt
ngạch tăng
tăng
Tông kim ngạch 78.585 5.221 7,T
Trong đó: Doanh nghiệp FDI 41.050 8.288 25, 3 1 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 11.375 684 6, 4 2
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện 8.68
2 3.968 2 84,
~3 ~
Xăng dầu các loại: 6.66
2 -501 - 7,0" ~7 ~ Vải các loại 4.78 4 40 0,8 ~5 ~ Hàng hóa khác 4.51 7 -338 - 7,0" ~6 ~ Sắt thép các loại: 4.28 0 -178 - 4,0"
Chất dẻo nguyên liệu 3.30
5
ĨT 0,3
-8- Điện thoại các loại và linh kiện 3.21 7
1.676 108,7
~9 ~
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 2.15 2 63 3, 0 Hóa chất 1.97 4 103 5,8
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khấu 10 nhóm hàng lớn nhất từ ngày 01/01/2012-15/9/2012 và so với cùng kỳ năm 2011
. Danh mục trên có thể giúp chúng ta đưa ra dự đoán về tình hình ngoại tệ tại chi
nhánh Thanh Hoá nơi mà trên địa bàn, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là thuộc về ngành hàng may mặc, đá, nông lâm thuỷ hải sản còn nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng máy móc thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh.
- Diễn biến giá trị đồng đô la Mỹ và tỷ giá USD/VND
Trong nửa đầu năm 2012, giá trị đồng đô la Mỹ trên thị trường ngoại tệ thế giới đã phần nào được cải thiện và tỷ giá USD/VND tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) duy trì ổn định ở mức 20.828 VND.. USD.
Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, cùng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 - 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND trong 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định:
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ giá đồng USD- Nguồn Ngân hàng nhà nước
+ Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/ 1USD;
+ Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM) sau một thời gian được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20.860 (mua vào) - 20.920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng 6/2012;
+ Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM).
Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong những tháng cuối năm, dựa vào các cơ sở sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu dự báo sẽ vẫn ở mức ổn định, vừa phải do nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn ở mức thấp. Những khó khăn về kinh tế vĩ mô vẫn còn đó, khiến thu nhập của đại bộ phận người dân ở mức khiêm tốn và chi tiêu hộ gia đình sẽ chỉ tập trung vào các nhu cầu thiết yếu về lương thực - thực phẩm, hàng gia dụng, học hành, y tế hơn là các nhu cầu hàng hóa chưa thật cấp thiết như nội thất, điện máy, mỹ phẩm, hàng thời trang nhập khẩu, xe máy, xe ôtô... Các nhu cầu nhập khẩu vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị từ các công ty cũng chưa thể tăng cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chú trọng phát triển các thị trường xuất khẩu mà hàng hóa tập trung vào các mặt hàng dầu thô, nông lâm thủy hải sản, gia công chế biến sản phẩm may mặc, giày dép, lắp ráp điện tử. vốn là các nhu cầu thiết yếu ở các nước khác. Do vậy, mức nhập siêu trong 4 tháng cuối năm được dự đoán vào khoảng 500 - 700 triệu USD, nhập siêu cả năm ở mức tối đa là 3 tỷ USD.
Thứ hai, những hoạt động dễ gây biến động mạnh trên thị trường ngoại tệ trong những năm vừa qua (như đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán và trái phiếu của các NĐT nước ngoài, hoạt động đầu cơ vàng trong bộ phận dân cư, hoạt động đầu cơ ngoại tệ trên thị trường không chính thức) đã giảm mạnh trong thời gian qua. Thậm chí, một số hoạt động đã chấm dứt nhờ vào các quy định, chính sách kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Thứ ba, các nguồn vốn giải ngân FDI, FII, M&A và kiều hối được cho là vẫn là nguồn bổ sung nguồn cung ngoại tệ đáng kể, giúp bù đắp phần nhập siêu.
Thứ tư, chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa USD và VND vẫn rất đáng kể và NHNN và các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục duy trì các chính sách liên quan để người dân và DN an tâm nắm giữ tiền đồng, giảm thiểu tối đa tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Thứ năm, NHNN đang có trong tay quỹ dự trữ ngoại tệ lớn hơn nhiều so với những năm trước, giúp NHNN có thể can thiệp khi thị trường có biến động mạnh. NHNN đã có riêng một bộ phận luôn cập nhật tình hình biến động từng phút trên thị trường ngoại tệ trong nước, từ đó có những chính sách can thiệp mạnh mẽ, kịp thời.
Dựa vào những cơ sở như trên, theo một số dự báo, tỷ giá USD/VND sẽ chỉ có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng lên để phục vụ những ngày nghỉ lễ lớn của đất nước. Mức tỷ giá USD/VND dự báo cho 3 tháng cuối năm là khoảng 21.100 - 21.300.
- Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã tiếp tục triển khai tích cực và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Riêng về lao động, việc làm, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước tạo việc làm cho khoảng 1.130 nghìn lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60 nghìn người, đạt 66,7% kế hoạch năm. Như vậy dự báo nguồn ngoại tệ do kiều hối mang lại sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới
Ket luận: Tình hình chung của nền kinh tế trong thời gian qua có thể có những ảnh hưởng sau đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Thanh Hoá:
- Thặng dư cán cân thanh toán có thể tạo nên sự ổn định trong nguồn cung ngoại tệ và tạo nên sự bình ổn về tỷ giá. Và nếu tỷ giá bình ổn thì tạm thời các hoạt động kinh doanh ngoại tệ là khó phát triển do không phát sinh nhu cầu. Tuy nhiên đây lại là cơ hội để chi nhánh thực hiện các hoạt động tuyên truyền tăng sự hiểu biết của cán bộ cũng như của khách hàng về các công cụ tài chính phái sinh mà chi nhánh có thể cung cấp cũng như củng cố lại hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh để khi tình hình cho phép có thể bứt phá và thực hiện được ngay một cách mạnh mẽ và chuyên nghiệp để chiếm lĩnh thị trường.
- Tình hình các nguồn ngoại tệ nhất là kiều hối vẫn gia tăng cho phép chi nhánh tập trung thu hút nguồn vốn ngoại tệ nhằm có được nguồn cho vay dồi dào thu hút các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay bằng ngoại tệ được hưởng lãi suất thấp hơn so với VND ra trong năm kế tiếp là năm 2013 được dự báo vẫn là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp và các ngân hàng.
2.2.2 Nhu cầu và điều kiện thực hiện mở rộng kinh doanh ngoại tệ tai NHCT Thanh Hoá
> Sự cần thiết triển khai hoạt động KDNT tại NHCT Thanh Hoá:
- Theo Báo cáo Đánh giá tình hình kinh tế xã hội năm 2012, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 của Tỉnh Thanh Hoá ngày 14.09.2012:
“Dự ước, 6 tháng tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu đạt 304,1 triệu USD, đạt 53,8% so với kế hoạch, tăng 40,1% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch 233,3 triệu USD, tăng 65,8% với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu chính ngạch tăng khá so với cùng kỳ có: Chả cá Surimi gấp 2,2 lần; thuốc lá bao, tăng 96,7%; bóng đá, tăng 59,4%; hàng may mặc, tăng 30,9%; giầy thể thao các loại,tăng 68,4%; xi măng, tăng 82,5%...
Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu 6 tháng, ước đạt 124,9 triệu USD, tăng 21,0% so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu có: Nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược 3,9 triệu USD; vải may mặc 43,6 triệu USD; phụ liệu hàng may mặc 8,8 triệu USD; phụ liệu giầy 50,7 triệu USD; máy móc thiết bị và phương tiện khác 14,8 triệu USD...” Như vậy tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh vẫn trên đà tăng trưởng, cho dù kinh tế suy thoái nhưng những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của tỉnh vẫn giữ được thị trường và không bị giảm mạnh là một tín hiệu rất tốt để NHCT Thanh Hoá triển khai các hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì cung và cầu ngoại tệ trên địa bàn tỉnh vẫn sẽ tăng lên.
- Theo báo cáo kinh doanh ngoại tệ của NHCT Thanh Hoá, tổng doanh số xuất nhập khẩu qua chi nhánh như sau:
tăng lợi nhuận trên các hoạt động phi truyền thống nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế.
- Trong tình hình hiện nay và có thể là xu hướng chung trong sự phát triển và thay đổi cơ cấu dịch vụ trong tỷ trọng lợi nhuận của ngân hàng cho thấy: Trong năm 2012, khi lãi suất huy động giảm dần từ 12 % xuống còn 9% và 8% và lãi suất cho vay ra chịu sức ép giảm mạnh 14%, 13% xuống còn 10%, 9% và thậm chí là 8,5% cho thấy chênh lệch lãi suất giữa cho vay ra và huy động - nguồn thu nhập chính của các ngân hàng truyền thống đang nhỏ dần lại. Như vậy nếu chi nhánh không tích cực phát triển các dịch vụ mới đề thu phí dịch vụ và các chênh lệch hoa hồng đề bù đắp vào đó thì lợi nhuận sẽ giảm ngay. Trong khi đó tại chi nhánh Thanh Hoá, nguồn ngoại tệ có thể nói là khá tốt thì phát triển các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ là một lợi thế.
> Căn cứ pháp lý cho hoạt động KDNT tại NHCT Thanh Hoá
Ngoài những căn cứ pháp lý chung được nêu ra tại mục 1 phần 3 chương 1 (1.3.1), NHCT Thanh Hoá là một chi nhánh của NHCT Việt nam tuân thủ theo những quy định và văn bản riêng của NHCT Việt Nam.
- Quyết định 1585/NHCT 21 ngày 17.04.2006 quy định về việc bán chuyển và mang ngoại tệ ra nước ngoài cho công dân Việt Nam kèm Công văn 4529 ngày 28.08.2008 sửa đổi 1585
- Quyết định 2647/NHCT 21 ngày 15.06.2006 quy định về giao dịch mua bán