> Nguyên nhân khách quan
- Thị trường ngoại hối tại Việt nam chưa thực sự phát triển:
Hiện tại chỉ có Sở giao dịch NHNN đảm nhận việc khớp lệnh giữa cung cầu ngoại tệ trên thị trường làm cơ sở cho việc xác định tỷ giá. Tuy nhiên cũng vì thế mà một trong những chủ thể rất quan trọng trên thị trường ngoại hối là các nhà môi giới chuyên nghiệp không có cơ hội phát triển. Do vậy, có thể nói thị trường ngoại hối tại Việt nam chưa tạo nên một bệ phóng vững chắc cho các hoạt động ngoại hối của các NHTM phát triển vì thiếu một sân chơi, thiếu những giá trị tham chiếu.
- Các chủ thể trên sân chơi là thị trường ngoại hối còn nhiều hạn chế trong nhận thức về kinh doanh ngoại tệ.
Do hạn chế về nhận thức của các tầng lớp dân cư cũng như của chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh chưa có cơ hội phát triển và mở rộng. Cũng chính vì vậy mà có một lượng lớn ngoại tệ đang tồn tại và giao dịch trên thị trường đen khiến tỷ giá được tạo ra chủ yếu thông qua giao dịch giữa các ngân hàng với nhau như vậy đã không hoàn toàn thể hiện chính xác được quan hệ cung cầu thực tế.
- Quy định của NHNN trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ tuy đã đựoc nới lỏng hơn so với trước đây nhưng dường như vẫn còn quá chặt chẽ khiến cho mọi hoạt động về nhu cầu mua bán ngoại tệ khó có thể tập trung tại các ngân hàng cũng như khó có thể triệt tiêu hoàn toàn thị trường đen một khi nhu cầu vẫn có mà các ngân hàng vì ràng buộc với các quy định của NHNN đã không thể đáp ứng được. Việc mua ngoại tệ từ kênh chính thức dường như trở thành thách thức đối với các cá nhân có
nhu cầu vì yêu cầu các chứng từ chứng minh mục đích mua. Ví dụ, một cá nhân muốn chuyển tiền cho thân nhân lao động ở nước ngoài do không có việc làm đang cần gia đình gửi tiền mới có thể mua được vé máy bay về nước, thế thì làm thế nào để chứng minh được mục đích ấy? Hoặc mức bán ngoại tệ chưa có quy định rõ ràng do vậy mà các NHTM áp dụng không đồng bộ, bán theo yêu cầu của khách hàng thì sợ quá nhiều mà áp theo mức Bộ tài chính quy định lại quá thấp?...
> Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân nói trên, khi muốn mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh còn gặp phải những trở ngại từ bản thân như :
- Chất lượng cán bộ hiểu biết về các giao dịch ngoại tệ tại chi nhánh chưa nhiều. Năng lực và trình độ của nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế như thiếu kiến thức thực tế, khả năng ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng thực hành chưa cao... Có nhiều nhân viên mới được đào tạo từ những trường lớp chính quy nhưng vì hoạt động kinh doanh ngoại tệ vốn bản thân nó đã là một nghiệp vụ phức tạp không thể nắm bắt ngay được trong ngày một ngày hai do vậy để có thể mở rộng và phát triển các loại hình nghiệp vụ về ngoại tệ thì cần phải đào tạo bàn bản hướng tới những cán bộ chuyên sâu hơn nữa.
- Công tác hậu kiểm, phòng ngừa rủi ro chưa phát huy đầy đủ vai trò
Ngân hàng thực hiện các giao dịch phái sinh nhằm hạn chế rủi ro trung hạn nhưng trên thực tế, các giao dịch này vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình. Giao dịch kỳ hạn thường chỉ có một chiều (mua hoặc bán) không đồng thời nên không thể sử dụng như các công cụ phòng ngừa rủi ro về tỉ giá, chịu ảnh hưởng nặng nề khi tỷ giá thay đổi. Giao dịch quyền chọn đối với khách hàng là công cụ quản trị rủi ro về mức tỉ giá, giá cả, lãi suất; đối với ngân hàng là công cụ bảo hiểm hiệu quả đối với rủi ro về tỉ giá, công cụ đầu cơ sử dụng cho trong việc kinh doanh chênh lệch giá. Tuy nhiên, giao dịch quyền chọn lại chưa được chú trọng phát triển để đóng vai trò hạn chế rủi ro về tỉ giá.
Việc theo dõi và chấm các báo cáo và tài khoản liên quan chưa được chú trọng một cách hợp lý. Sai sót liên quan đến các nghiệp vụ ngoại tệ không thường xuyên xảy ra nhưng các hoạt động thanh toán bằng nội tệ nhưng đã xảy ra lại rất phức tạp và số tiền lại lớn nếu nhầm loại ngoại tệ. Do vậy, việc hậu kiểm của bộ phận back office trên các nghiệp vụ này cần chuyên nghiệp và sâu sắc hơn nữa.
- Phòng kinh doanh ngoại tệ chưa phải là một bộ phận chuyên sâu do vậy khó trở thành một mũi lao tiến lên để phát triển các hoạt động này. Hiện nay, nghiệp vụ tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ chỉ là các nhiệm vụ kiêm nhiệm của các cán bộ tín dụng do vậy chất lượng cũng khó có thể chuyên nghiệp thật sự cũng như là khó có sự nhiệt tình để phát triển một nghiệp vụ, mới chỉ là kiêm nhiệm bên cạnh nhiệm vụ chính là cán bộ tín dụng.
Tóm tắt chương 2
Các giao dịch ngoại hối phái sinh có mặt trên thị trường trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định đối với việc nhìn nhận ra khả năng gia tăng lợi nhuận của phía ngân hàng cũng như thay đổi cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Xét riêng từng loại hình giao dịch thì đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tại NHCT Thanh Hoá, doanh số các giao dịch ngoại hối phái sinh chỉ mới chiếm một phần quá nhỏ, chưa xuất hiện với đúng ý nghĩa và vai trò phòng ngừa rủi ro của các công cụ phái sinh đó. Các giao dịch giao ngay vẫn chiếm ưu thế mặc dù nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch ngoại hối phái sinh là rất lớn. Việc khách hàng chưa sử dụng nhiều các giao dịch phái sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nếu có những giải pháp tốt, khả thi sẽ giúp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà đặc biệt là tạo được chỗ đứng các giao dịch ngoại hối phái sinh trong thời gian tới. Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHCT Thanh Hoá đồng thời chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại chưa được khắc phục ấy. Từ đó, tác giá đưa ra các giải pháp, kiến nghị với hi vọng có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHCT Thanh Hóa trong thời gian tới
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI NHCT THANH HOÁ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THANH
3.1.1 Các mục tiêu nhiệm vụ cần đạt được:
Căn cứ vào nhiệm vụ kinh doanh và tình hình thực tế, nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch dành cho chi nhánh Thanh Hoá như sau:
- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 : 3,740 tỷ đồng
- Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 : 4,400 tỷ đồng
- Thu dịch vụ ngân hàng : 29,200 triệu đồng
- Lợi nhuận từ hoàn nhập DPRR cụ thể: 3,998 triệu đồng
- Lợi nhuận năm 2013 : 129,802 triệu đồng
Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là : 122,930 triệu đồng
3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Thanh Hoá
Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động truyền thống và là một bộ phận không thể tách rời hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng cho dù tại thời điểm này, mảng nghiệp vụ này chưa phát huy hết sức mạnh của nó. Do vậy, mục tiêu phát triển của nó cũng gắn liền với định hướng chung, hướng tới 2 mục đích chính:
- Nâng cao tỷ trọng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh
- Đảm bảo giải quyết được các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng nhằm nâng cao vị thể và mở rộng thị phần
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THANH HÓA
3.2.1. Giải pháp vê mặt nghiệp vụ
Do kinh doanh ngoại tệ là hoạt động nghiệp vụ mang tính đặc thù, tương đói phức tạp hơn các nghiệp vu khác nên trước khi thực hiện mở rộng hoạt động này phải đảm bảo về mặt chất lượng ở mức tốt nhất, duy trì sự bền vững về mặt chất lượng thì mới có thể mở rộng một cách an toàn.
Hiện tại, ở chi nhánh Thanh Hoá, bộ phận chuyên trách về kinh doanh ngoại tệ đã có nhưng mới chỉ dừng lại ở các cán bộ tín dụng kiêm nhiệm thêm do vậy mức độ chuyên nghiệp hoá chưa cao. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ hiện nay trực thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp, bao gồm 1 phó phòng chuyên trách, các cán bộ tín dụng có một người kiêm thêm việc xây dựng tỷ giá hàng ngày và phụ trách thanh toán L/C, nhờ thu còn lại đơn vị cán bộ nào phụ trách phát sinh mua bán thanh toán trả nợ, chuyển tiền TTR thì cán bộ ấy làm luôn. Như vậy tính chuyên môn hoá chưa cao vì trình độ và hiểu biết về các nghiệp vụ ngoại tệ ở các cán bộ là không đồng đều, hơn nữa vì tín dụng mới là nghiệp vụ chính và ngoại tệ chỉ là kiêm nhiệm nên khó có thể am hiểu sâu sắc để có thể mang lại những dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Có thể nói, cán bộ tín dụng là bộ phận tiên phong trong việc có khả năng tiếp cận khách hàng mới, khai thác và bán chéo sản phẩm tốt nhất. Do vậy, việc mọi cán bộ tín dụng đều phải phải được đào tạo một cách bài bản để có những hiểu biết cơ bản về các sản phẩm liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống, người bán hàng phải biết trong túi mình có gì, phù hợp với đối tượng nào thì mới có thể bán được nhiều hàng được. Tuy nhiên, theo tôi việc cán bộ tín dụng chỉ nên dừng ở khâu tiếp cận đưa các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đến khách hàng, còn việc cung cấp dịch vụ đó phải là một bộ phận mang tính chuyên nghiệp mới khiến khách hàng hài lòng được. Bởi vì, các nghiệp vụ về ngoại tệ phần lớn đều phức tạp hơn các nghiệp vụ thông thường khác, nên người thực hiện phải là người có khả năng làm trôi chảy và thông suốt dịch vụ đó qua việc tư vấn cho khách hàng sản phẩm tối ưu, hướng dẫn khách hàng cung cấp chứng từ hồ sơ liên quan, cần tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh nào là có lợi nhất cho khách hàng tại thời điểm khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, ngân
hàng cần giúp khách hàng tìm hiểu những ưu nhược điểm của từng loại giao dịch và những yêu cầu khi sử dụng loại giao dịch đó để khách hàng có cơ sở lựa chọn, tính toán để chỉ cho khách hàng thấy việc sử dụng một sản phẩm nào đó thực sự mang lại những lợi ích thấy rõ cho họ để khách hàng tin tưởng chọn ngân hàng đó làm bạn đồng hành trong việc kinh doanh của mình. Phần lớn các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ vẫn còn là mới mẻ và có phần xa lạ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại tỉnh do vậy chỉ những nhà cung cấp thực sự chuyên nghiệp mới mang lại cho họ cảm giác tin tưởng đặt nền móng quan hệ lâu dài. Trình độ chuyên môn và sự am hiểu các giao dịch hối đoái là yêu cầu hàng đầu đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, họ phải là những người nhạy bén thông tin và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh, có vậy mới phát triển được thị trường các giao dịch phái sinh. Vì lý do như vậy, việc chuyên môn hoá bộ phận kinh doanh ngoại tệ là cần thiết.
> Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hiện tại, các giao dịch kinh doanh ngoại tệ phát sinh chủ yếu tại chi nhánh chủ yếu là các giao dịch giao ngay đơn giản ( chiếm đến hơn 90 %), khách hàng dường như chưa biết đến các công cụ tài chính phái sinh để bảo vệ bản thân trước sự biến đổi liên tục của tỷ giá và các cán bộ ngân hàng cũng chưa có hành động nào để phát triển các loại hình nghiệp vụ này vì am hiểu về các công cụ phái sinh còn chưa thực sự sâu sắc để có thể áp dụng một cách linh hoạt và thành thạo.
Do vậy, vấn đề nguồn nhân lực chính là nhân tố hàng đầu giúp nâng cao hiệu quả việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của thị trường các giao dịch phái sinh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên thực sự am hiểu thấu đáo bản chất của các giao dịch hối đoái phái sinh tại chi nhánh là chưa có, cũng chưa được tham gia một lớp đào tạo nào chuyên về kinh doanh ngoại tệ nên việc triển khai các nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn... cũng gần như không có. Khâu phân tích tỷ giá mà đặc biệt là phân tích kỹ thuật còn rất yếu, và gần như biện pháp phân tích kỹ thuật chưa được sử dụng để phân tích xu hướng biến động của tỷ giá. Chính vì khâu phân tích yếu nên việc dự đoán diễn biến của tỷ
giá còn rất hạn chế. Trong khi đó, phân tích và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá là một khâu không thể thiếu khi thực hiện các giao dịch phái sinh. Thực tế thì việc phân tích tốt sự biến động của tỷ giá cũng như dự báo được xu hướng tăng giảm của tỷ giá sẽ giúp ngân hàng quản lý được rủi ro tỷ giá và đưa ra được các chiến lược phù hợp trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì khi thực hiện một giao dịch phái sinh với khách hàng có nghĩa là ngân hàng đã “gánh” rủi ro tỷ giá thay cho khách hàng, nên một điều tối quan trọng là ngân hàng phải có khả năng dự báo và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả. Do đó, để các giao dịch phái sinh mang lại hiệu quả ngày càng cao, trong thời gian tới ngân hàng cần thực hiện việc tuyển dụng kết hợp với đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ của nhân viên, hình thành cho mình một đội ngũ nhân viên thực sự am hiểu về các giao dịch phái sinh, về kỹ thuật phân tích tỷ giá, dự đoán sự biến động tỷ giá... đặc biệt là phải sử dụng thành thạo các chiến lược quyền chọn để hiệu quả kinh doanh mang lại là cao nhất.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng là vấn đề không thể thiếu đối với Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Thanh Hoá, đặc biệt việc kinh doanh ngoại tệ thông qua các công cụ hối đoái phái sinh cũng còn mới mẻ nhất là nghiệp vụ quyền chọn, thì xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng là vô cùng quan trọng. Chiến lược kinh doanh giúp định hướng cho các hoạt động của ngân hàng thông qua các mục tiêu được đặt ra cho từng thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn đầu đưa vào vận hành các giao dịch phái sinh, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà phải làm cho khách hàng hiểu và thấy được lợi ích của các giao dịch này đối với doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, để từ dó doanh nghiệp làm quen và sử dụng thường xuyên trong quá trình kinh doanh của mình. về chiến lược khách hàng, ngân hàng cần phân loại khách