Ngoài các điều kiện về pháp lý và điều kiện kinh tế xã hội, để thực hiện và phát triển tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn yêu cầu cả về những yếu tố thuộc bản thân các NHTM, đó là cơ sở vật chất, chính sách và quy trình từng nghiệp vụ tại
mỗi NHTM. Có thể kể đến định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ; trình độ dự báo tỉ giá và quản trị rủi ro tỉ giá, nguồn nhân lực và điều kiện máy móc, thiết bị của từng NHTM còn quy trình nghiệp vụ sẽ đi chi tiết tại Chương II.
Định hướng phát triển đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đây là nhân tố cực kì quan trọng. Việc đề ra định hướng phát triển là hết sức cần thiết bởi vì mỗi ngân hàng chỉ có thể chuyên môn hóa trong một số lĩnh vực nhất định. Các ngân hàng cần xây dựng định hướng phù hợp với thế mạnh của mình, bao gồm hệ thống mục tiêu, chiến lược, chính sách hoạt động trong từng thời kì. Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do đó, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường trong nước và nước ngoài. Sự biến động của tỉ giá thường không theo một chu ki nào nhất định đôi khi doa động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có lúc lại theo chu kỳ phát triển của nền kinh tế khu vực, các giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kì vọng... Chính vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. tùy theo thời điểm có thể thay đổi sao cho phù hợp.
Tuy cùng có nguồn thông tin như nhau, nhưng lợi nhuận do mỗi ngân hàng tạo ra lại phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả sử dụng công nghệ và xử lý thông tin như thế nào. Việc này còn tùy thuộc vào kế hoạch, chiến lược, phương thức tiếp cận và mục tiêu kinh doanh riêng của từng ngân hàng như thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phong cách và mức độ chấp nhận rủi ro.
Trinh độ dự báo tỉ giá và quản trị rủi ro tỉ giá
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có nhiều loại rủi ro, trong đó rủi ro tỉ giá là một vấn đề thường trực mà các NHTM phải đối mặt. Trình độ dự báo tỉ giá liên quan tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có ảnh hưởng tới khả năng phòng ngừa rủi ro tỉ giá. Tỉ giá là một vấn đề nhạy cảm chịu sự tác động của nhiều yếu tố: (i) trạng thái Cán cân thanh toán quốc tế, (ii) sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở mỗi nước, (iii) mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, (iv) một số nhân tố về chính trị -
xã hội. Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng phải thường xuyên dự báo các yếu tố trên, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ giá như: cung cầu về ngoại tệ, điều chỉnh tỉ giá của NHTW, quỹ dự trữ ngoại tệ, tăng giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, luồng ngoại tệ đầu tư vào hay rút ra khỏi thị trường thông qua các kênh thị trường chứng khoán, bất động sản,... Việc dự báo tỉ giá ảnh hưởng tới quyết định mua bán ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ và quản trị rủi ro tỉ giá của mỗi NHTM. Nếu việc dự báo tỉ giá tốt sẽ giúp ngân hàng đưa ra giải pháp quản trị rủi ro tỉ giá hiệu quả và đạt được lợi nhuận cao. Còn nếu việc dự báo tỉ giá không tốt thì ngược lại.
Việc quản trị rủi ro tỉ giá liên quan trực tiếp tới lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mỗi NHTM. Lãi chỉ phát sinh khi ngân hàng tạo trạng thái ngoại tệ bằng việc mua bán một đồng tiền, chờ tỉ giá biến động, cân bằng trạng thái và thu lãi hoặc lỗ. Nếu không duy trì trạng thái ngoại tệ mở thì ngân hàng sẽ không chịu biến động tỉ giá hoặc duy trì trạng thái ngoại tệ mở nhưng tỉ giá không biến động thì rủi ro tỉ giá không phát sinh, đồng thời ngân hàng cũng không có lãi. Động cơ kiếm lãi chủ yếu thông qua việc tạo trạng thái ngoại tệ và sự thay đổi tỉ giá. Tỉ giá biến động càng mạnh, rủi ro càng cao thì cơ hội kiếm lãi càng lớn. Vì vậy, nếu một ngân hàng xây dựng được hệ thống kiểm soát rủi ro phù hợp thì sẽ vừa khuyến khích được hoạt động kinh doanh ngoại tệ vừa đảm bảo an toàn.
Nguồn nhân lực
Đây là yếu tố quyết định tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ bởi vì nghiệp vụ này rất phức tạp, có nhiều yếu tố bất ngờ và xuất hiện rủi ro cao. Do đó, nó đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy, sức khỏe, tâm lý và sự tự tin,. Để ngân hàng ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh gay gắt của thị trường nội địa và quốc tế đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi, tuân thủ đúng quy định của ngân hàng và có đạo đức nghề nghiệp
Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn đòi hỏi được đổi mới thường xuyên để thu thập thông tin từ các thị trường trên toàn thế giới. Hệ thống thông tin phải bảo đảm nhanh nhạy, chính xác. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ luôn cần nắm bắt thông tin một cách kịp thời để xúc tiến hoạt động, thực hiện giao dịch trong nước và nước ngoài. Trên thực tê, những ngân hàng lớn thường chấp nhận chi phí cao để có được thiết bị và công nghệ hiện đại nhất, giúp cho việc truyền và xử lí số liệu được nhanh, hiệu quả, tăng khả năng phân tích, luu trữ số liệu đáng tin cậy và có hệ thống... Như vậy, tuy chi phí cho công nghệ có cao, nhưng bù lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn và hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố có mối quan hệ đan xen, tác động tổng thể nhiều chiều và có tính chi phối lẫn nhau tới cục diện kinh doanh ngoại tệ. các nhân tố này sẽ mang lại tác động tích cực nếu được các NHTM quan tâm đúng mức và ngược lại, nó sẽ mang lại rủi ro. Việc xem xét các nhân tố trên rất quan trọng đối với NHTM trong chiến lược phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chung và phục vụ phát triển kinh tế, hội nhập, phát triển kinh tế quốc tế nói riêng.
1.3.4 Các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro trong KDNT của NHTM
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy các biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro.
- Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt
Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động KDNT. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.
Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các ngân hàng. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử
lý rủi ro.
Về cơ cấu quản lý rủi ro, các NH thường không có phòng chuyên trách để quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các qui định kinh doanh của ngân hàng chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện nay các NH còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế các NH cần xây dựng bộ máy quản lý rủi ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, các NH cần phải xây dựng các qui trình, qui chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động nhất là trạng thái mở trong KDNT.
- Trích lập Quỹ rủi ro.
Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNT.
Thứ hai, rủi ro ngoại hối có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch phái sinh
Giao dịch kỳ hạn
Trong sự lựa chọn nào đó ngân hàng có thể chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối của mình bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm nghĩa là ngân hàng sẽ bán ngoại tệ để nhận lại nội tệ. Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời
điểm tín dụng đến hạn. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm, mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn 1 năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết để nhận nội tệ. Việc giao nhận giữa ngoại tệ và nội tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bàn kỳ hạn số ngoại tệ dự tính thu được với một tỷ giá đã được xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã tránh được rủi ro do tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó, đảm bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ. Nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch rất phổ biến trên thị trường giao dịch qua quầy OTC (over - the - counter), do đó thỏa mãn được hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, mà chủ yếu là các ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu.
Bảo hiểm rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng tương lai
Thay vì sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở có tổ chức. Cần phải xác định số lượng hợp đồng mà ngân hàng phải bán là số lượng mà sao cho lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai này để bù đắp mọi thua lỗ từ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ. Có hai trường hợp xem xét
- Mức thay đổi giá trị tương lai của nội tệ và ngoại tệ được dự tính đúng bằng mức thay đổi giá trị giao ngay của nội tệ và ngoại tệ sau thời gian 1 năm. Nghĩa là, sự thay đổi tỷ giá giao ngay và giao tương lai có mối tương quan hoàn hảo với nhau, tức là rủi ro cơ bản bằng 0.
- Tỷ giá giao ngay và giao tương lai được dự tính là thay đổi cùng chiều (tăng cùng tăng và giảm cùng giảm), nhưng mức độ thay đổi khác nhau, tức là tồn tại rủi ro cơ bản.
Trong nhiều trường hợp, thị trường tuơng lai không cho phép ngân hàng áp dụng hợp đồng dài hạn 1 năm để bảo hiểm khoản tín dụng có kỳ hạn một năm. Vì vậy, ngân hàng phải áp dụng phương pháp giao dịch trên thị trường tương lai và tăng sự
không chắc chắn về giá trong các hợp đồng tiếp theo. Điều này đã khiến cho các nhà quản trị ngân hàng ưu tiên bảo hiểm rủi ro các tài sản có kỳ hạn dài trên thị trường kỳ hạn hoặc thị trường hoán đổi hơn là thị trường tương lai.
Giao dịch quyền chọn và bảo hiểm rủi ro ngoại hối
Giống như hoạt động của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, nhà đi vay và cho vay bằng ngoại tệ bảo hiểm rủi ro ngoại hối thông qua hợp đồng quyền chọn tiền tệ, một khả năng tương tự là việc các ngân hàng cũng có thể sử dụng được các hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tăng quyền lựa chọn hối đoái phù hợp cho các NHTMCP. Người mua có thể mua (quyền mua) hay bán (quyền bán) một khối lượng ngoại tệ nhất định tại một thời điểm theo giá đã ấn định. Mua quyền chọn sẽ tránh được rủi ro tỷ giá khi giá biến động theo hướng bất lợi, biết trước khoản lỗ tối đa (là phí mua quyền) và có thể duy trì được khả năng tạo ra lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo đúng hướng đã dự đoán.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ và bảo hiểm rủi ro ngoại hối
Hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps) được các ngân hàng sử dụng rất phổ biến để bảo hiểm rủi ro ngoại hối của mình. Nghiệp vụ bao gồm hai hoạt động giao ngay và kỳ hạn theo hướng ngược lại với giao ngay. Mua ngoại tệ theo giao ngay và bán ngoại tệ đó theo kỳ hạn hoặc ngược lại. Mục đích của nghiệp vụ này là cân đối trạng thái tại một thời điểm, tránh được sự mất cân đối ngoại tệ tại một thời điểm nhất định, đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu lợi nhuận. Swap không làm thay đổi trạng thái thực của một ngân hàng nhưng Swap có thể kéo dài vị thế của đồng tiền muốn đầu cơ. Tất nhiên sẽ tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu không đặt lệnh giới hạn lỗ. Thời hạn để Swap một giao dịch trong đầu cơ không nên quá 6 tháng.
1.4 KINH NGHIỆM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KDNT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.4.1 Kinh nghiệm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một số nước trên thế giới
Tại Mỹ, có 93 ngân hàng được xem là những nhà kinh doanh ngoại hối tích cực, trong đó có 82 là NHTM và 11 là ngân hàng đầu tư. Tất cả các ngân hàng đều là thành viên quan trọng hoạt động trên thị trường ngoại hối Mỹ. Các ngân hàng này luôn đi đầu trong việc sử dụng các công cụ tài chính hiện đại như: giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai, cũng như việc vận dụng linh hoạt các công cụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Việc này đem lại sự linh hoạt cho hoạt động của các NHTM và sự lựa chọn cho khách hàng. Nước Mỹ còn là một ví dụ về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ đã phát triển đầy đủ và đồng bộ. Điều này giúp cho các NHTM có thể ứng dụng thành tựu của công nghệ cao và triển khai công cụ mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bài học từ các quốc gia châu Á ít chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng tài chính châu Á năm 1997 như Trung Quốc, Ân Độ, Singapore hay Hồng Kông là vô cùng quý báu với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc và Ân Độ, cũng chính là những nước không tự do hóa thị trường vốn. Và trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn, cũng không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế