Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc

Một phần của tài liệu 0140 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 107)

Trong thực tế, còn rất nhiều doanh nghiệp ho ặc là chưa biết đến phương thức tín dụng chứng từ ho ặc còn thiếu hiểu biết về phương thức này khiến việc mở rộng của ngân hàng còn bị hạn chế. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn khách hàng, có thể tư vấn b ằng văn bản nhằm đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng, tăng cường độ tin cậy của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tư vấn.

- Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu:

Nhà nhập khẩu thường gây ra rủi ro khi họ mất khả năng thanh toán, ho ặc cố tình vi phạm cam kết của mình. Để có thể đem lại lợi ích chính đáng cho nhà xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, các cán bộ cần tư vấn cho khách hàng nh ng vấn đề sau:

+ Tư vấn về hợp đồng, dự án phức tạp nhằm giảm thiểu các tranh chấp. + Tư vấn về loại L/C phù hợp.

+ Tư vấn cho đơn vị trong việc đưa các điều khoản vào L/C, không nên đưa quá nhiều điều khoản vào vì dễ dẫn đến sai sót. Trong việc chấp nhận các yêu cầu của bên bán khi mở L/C, khi sửa đổi L/C sao cho không làm tổn hại đến lợi ích của mình.

- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu:

Các đơn vị xuất khẩu hay gây rủi ro cho ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu và chính khách hàng khi họ lập bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ

chối thanh toán. Để tránh rủi ro đó, ngân hàng có thể tư vấn những vấn đề sau: + Tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu người mua mở cho mình một L/C đảm bảo nhất, tư vấn về những điều khoản bất lợi trên L/C nh m đảm bảo an toàn trong thanh toán và tiết kiệm chi phí.

+ Tư vấn cho đơn vị trong việc chọn ngân hàng mở L/C và ngân hàng thanh toán. Những ngân hàng càng lớn, càng uy tín, quan hệ tốt và thường xuyên thanh toán sòng phẳng thì việc thanh toán s ẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

+ Tư vấn trong việc đòi tiền, giải quyết tranh chấp thương mại nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

+ Tư vấn lập chứng từ, sửa đổi bổ sung chứng từ cho phù hợp với các quy định của L/C cũng như giải quyết tranh chấp thương mại nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán.

+ Tư vấn việc lập và thay thế chứng từ đối với sản phẩm chuyển nhượng L/C

3.2.7. Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Rủi ro là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Chính vì vậy, việc quản lý và kiểm soát rủi ro phải được đ c biệt quan tâm. Nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, hoạt động TTQT ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, rủi ro ngày càng nhiều hơn và các hành vi lừa đảo càng tinh vì hơn đòi hỏ i công tác quản trị rủi ro phải được thực hiện tốt. Kinh nghiệm của các ngân hàng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ thì các ngân hàng phải hệ thống hóa các rủi ro thành cẩm nang để tiện cho việc quản lý và kiểm soát, đúc kết các kinh nghiệm xử lý tổn thất xảy ra, phân loại thị trường rủi ro. Trên thực tế, NHCT Việt Nam đã có những bộ phận làm công tác trên như Sở giao dịch, phòng Pháp chế và định chế tài chính, . . . Cán bộ chi nhánh cần thường xuyên cập nhập các thông tin này trên trang cẩm nang nội bộ nh m am hiểu nội dung và biết cách vận dụng các luật lệ, tập quán quốc tế, phân loại khách hàng và thị trường để quyết định hạn mức mở L/C, ho c có thể liên hệ trực tiếp với các cán bộ phòng ban trên để tham khảo, được tư vấn cụ thể trong từng trường hợp nh m hạn chế các rủi ro và hành vi lừa đảo.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng

Nhà nước đóng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, các chính sách kinh tế của Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Hầu như tất cả các NHTM trong nước đều áp dụng UCP 600 vào giao dịch TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nhằm hòa nhập vào mạng lưới TTQT., tuy nhiên việc áp dụng hay không lại không mang tính bắt buộc. Thực trạng pháp luật của nước ta điều chỉnh hoạt động thanh toán b ằng thư tín dụng còn tồn tại rất nhiều bất cập, mang tính chất chung chung, nằm ở nhiều văn bản khác nhau với giá trị hiệu lực khác nhau và không phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Không có văn bản pháp luật riêng điều chỉnh vấn đề này, những văn bản có quy định về thư tín dụng c ng chỉ dừng lại ở ch đưa ra định nghĩa về thư tín dụng, nhiều vấn đề chưa được quy định rõ ràng. Thiếu hành lang pháp lý làm cơ sở cho hoạt động thanh toán b ằng thư tín dụng đã khiến cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, gây trở ngại cho các bên trong giao dịch. Nhiều nh ng tranh chấp trong hoạt động thanh toán b ng thư tín dụng đòi h i pháp luật phải có nh ng điều chỉnh thích hợp và kịp thời. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần sớm ban hành văn bản riêng điều chỉnh về hoạt động thanh toán b ng thư tín dụng, xác nhận và giải thích rõ UCP, URC làm cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp phát sinh khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho các ngân hàng khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và tìm hiểu, vận dụng loại hình dịch vụ thanh toán b ằng thư tín dụng vốn đã rất phức tạp.

3.3.1.2. Hoàn thiện cơ ch ế quản lý xuất nhập khẩu

Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh

tranh quốc tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển hoạt động TTQT nói chung và TTQT theo phuơng thức tín dụng chứng từ nói riêng, Nhà nuớc cần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo huớng:

- Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nuớc đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo huớng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm quản lý tốt và khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cuờng hơn nữa công tác chống buôn lậu và quản lý thị truờng nội địa nhằm tăng thu ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nuớc tăng cuờng thanh toán ngoại tệ qua ngân hàng.

- Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động tích cực trong định huớng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhâp khẩu. Thuờng xuyên tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp giữa Chính phủ, các Bộ và các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vuớng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nuớc cần thông tin kịp thời, chính xác tới các doanh nghiệp về thị truờng thế giới để giúp các doanh nghiệp dự đoán chính xác xu huớng thị truờng, có phuơng án kinh doanh hiệu quả.

- Điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc áp dụng đa dạng các công cụ và biện pháp trong ngoại thuơng theo huớng nới l ỏng, mềm dẻo nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Bộ thuơng mại cần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thuơng mại phát triển theo huớng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện cán cân TTQT. Song hành với việc đa dạng hóa thị truờng, sản phẩm và đối tác, cần phải đa dạng hóa các công cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng phải đuợc coi trọng nhu: trợ

cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu vào, giá cả dịch vụ công cộng, cuớc phí vận tải, bảo hiểm, giá xăng dầu, điện nuớc . . .

- Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tập trung phát triển mạnh nhữmg hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thì truờng quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa cao trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm luợng trí tuệ cao, công nghệ cao.

3.3.1.3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại

Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo huớng đa phuơng hóa, đa dạng hóa, duy trì mở rộng thị phần trên các thị truờng quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển và xâm nhập các thị truờng có tiềm năng nhu Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, ... Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nuớc ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phuơng và đa phuơng nhu APEC, WTO. Đẩy mạnh xúc tiến thuơng mại, thông tin thị truờng b ằng nhiều phuơng tiện và tổ chức thích hợp kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nuớc ngoài.

3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về TTQT theo phương th ức tín dụng chứng từ

Ngân hàng nhà nuớc với chức năng quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng thuơng mại, là ngân hàng của các ngân hàng và đóng vai trò định huớng trong các hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện phát triển hoạt đồng TTQT, đòi hỏ i NHNN phải hoàn thiện hệ thống văn bản duới luật phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội, với tiêu chuẩn và hoạt động quốc tế. Rà soát lại các văn bản liên quan đến hoạt động TTQT theo phuơng thức

tín dụng chứng từ để hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định đối với hoạt động TTQT của NHTM.

3.3.2.2. Nâng cao vai trò của NHNN trong việc đều chỉnh chính sách tiền tệ

NHNN cần nghiên cứu hoàn thiện các thị truờng tài chính liên quan đến các chính sách tiền tệ quốc gia, đặc biệt là thị truờng tiền tệ. Vai trò điều hành vĩ mô của NHNN cần đuợc nâng cao, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Điều chỉnh linh hoạt biên độ dao đông để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh

tế, cùng với cơ chế tỷ giá thả nối có sự quản lí của Nhà nuớc bằng việc sử dụng

công cụ lãi suất điều tiết thị tmờng ngoại tệ thúc đẩy hoạt động NXK của quốc gia.

Có chính sách uu đãi lãi suất theo cơ chế tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

NHNN cần tính toán xây dựng một cơ cấu dự tr ngoại tệ hợp lý, có khả năng điều chỉnh thị truờng ngoại tệ vào ra c ng nhu hoạt động mua bán ngoại tệ tại thị truờng tự do nh m tránh hoạt động đầu cơ, găm gi ngoại tệ tạo cơn sốt ngoại tệ.

Bên cạnh đó NHNN nên đa dạng hóa các loại ngoại tệ, các công cụ tài chính của thị truờng phái sinh, đ c biệt là các công cụ, giao dịch hạn chế rủi ro tỷ giá nhu Swap, Forward, Future, Option.

3.3.2.3. NHNN cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng

Thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng là thị truờng nh m giải quyết các quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng thuơng mại và gi ữa các ngân hàng thuơng mại với nhau.Vì vậy, để các NHTM mở động quan hệ thanh toán quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng cần thiết. Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN và các tổ chức tài chính cần thực hiện theo hướng:

- Giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình bằng biệc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường.

- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ và các hình thức mua bán ngoại tệ khác như mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, . . .

3.3.3. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

3.3.3.1. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ:

Việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cần theo hướng làm sao cho quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh gọn và chính xác hơn và vẫn thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của các chi nhánh; đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ, giảm tốt đa các yêu cầu chứng từ đối với khách hàng, bởi càng nhiều giấy tờ thì càng sễ mắc sai sót, càng mất nhiều thời gian kiểm tra chứng từ. Đồng thời giảm được chi phí cho doanh nghiệp, đảm bảo cạnh tranh được với ngân hàng khác.

3.3.3.2. Mở rộng mạng lướ ngân h àng đại lý

Hoạt động TTQT liên quan trực tiếp tới mạng lưới đại lý của ngân hàng tại

nước ngoài. Hiện nay, NHCT Việt Nam đã có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng rãi tại nhiều quốc gia, tạo điều kiện phát triển tốt dịch vụ TTQT, khai thác tốt nguồn ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để phát huy tốt lợi thế này, trong thời gian tới, NH TMCP Công Thương Việt Nam nên tiếp tục củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý hiện có, tích cực chủ

động mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng đại lý sang thị trường mới mà các doanh nghiệp của Việt Nam có quan hệ làm ăn buôn bán nh m đáp ứng nhu cầu

thanh toán kịp thời của doanh nghiệp. Phòng định chế tài chính, đảm nhận nhiệm

vụ về ngân hàng đại lý phải thường xuyên cập nhập thông tin của các tổ chức tài

chính trên thế giới, căn cứ vào uy tín của họ để đánh giá và thiết lập hạn mức giao dịch để giới hạn các rủi ro có thể xảy ra, thường xuyên cập nhập các thông

tin này cho cán bộ tại các chi nhánh để có phương án thanh toán hợp lý.

3.3.3.3. Tạo nguồn ngoại tệ dồi dào để đáp ứng nhu cầ u hoạt độ ng TTQT th eo ph ương th ức tín dụng chứng từ thông qua một số kênh nh ư

+ Huy động nguồn ngoại tệ trong nước: NHCT Việt Nam nên phát triển các

bàn thu đổi ngoại tệ, có những biện pháp thu hút tiền gửi ngoại tệ từ khách hàng

như tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ hay đưa ra các chương trình khuyến mại. + Tăng cường tranh thủ các nguồn ngoại tệ nước ngoài: đẩy mạnh quan hệ hợp tác với ngân hàng nước ngoài, ký kết các hiệp định tín dụng khung để có được sự tài trợ cần thiết từ phía ngân hàng bạn.

+ Phát triển nghiêp vụ kinh doanh ngoại tệ: Ngoại tệ phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu còn có thể lấy từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động

này hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhạy bén của cán bộ ngân hàng nên giải pháp là

nâng cao nghiệp vụ và trình độ. Để tránh rủi ro từ những biến động của thị trường đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì cán bộ kinh doanh ngoại tệ tại Sở giao dịch NHCT nên tăng cường sử dụng nghiệp vụ, dự báo

Một phần của tài liệu 0140 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quảng ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 107)

w