Những căn cứ chủ yếu của công tác hạn chế rủi rocho vaydự ánđầu tư tạ

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 37)

tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Quy định của Ngân hàng nhà nước về quản trị rủi ro tín dụng

NHNN trực tiếp điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng, đảm bảo ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro trong quản trị ngân hàng, trong đó có rủi ro tín dụng. Các NHTM sẽ xây dựng chính sách, quy định hạn chế rủi ro tín dụng nói chung cũng như rủi ro cho vay DAĐT nói riêng trên cơ sở chấp hành, tuân thủ các quy định của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo mục tiêu an toàn vốn, an toàn hệ thống mà NHNN hướng đến. Vì vậy, công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT của Chi nhánh NHTM sẽ không thể tách rời khỏi các quy định chung của NHNN, của Chính phủ về hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng.

1.2.2.2. Quy định của Trụ sở chính ngân hàng thương mại về quản trị rủi ro tín dụng

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng thuộc Trụ sở chính của mỗi NHTM là bộ phận chuyên trách xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng trên phạm vi bao quát toàn hệ thống và phạm vi tại các đơn vị kinh doanh, đảm bảo phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống. Các Chi nhánh cập nhật thường xuyên các quy định, quy trình và chính sách cấp tín dụng, kiểm soát và xử lý rủi ro do Trụ sở chính ban hành, hướng dẫn để có cơ sở thực hiện. Đây là khung xương sống của công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói chung, và công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT nói riêng mà các Chi nhánh buộc phải tuân thủ và thực hiện đúng, nếu không sẽ coi là vi phạm các quy định cho vay và quản trị rủi ro của ngân hàng.

1.2.2.3. Các yếu tố của Chi nhánh

Bên cạnh các cơ sở khung về chính sách quản trị rủi ro do NHNN và trụ sở chính ban hành, các Chi nhánh sẽ căn cứ trên các yếu tố nội tại của Chi nhánh mình

như đặc điểm khách hàng, cơ cấu cho vay DAĐT, định hướng cấp tín dụng của ban lãnh đạo Chi nhánh, kết quả hoạt động kinh doanh... để triển khai linh hoạt thêm các biện pháp khác nhằm đảm bảo gia tăng an toàn vốn, tăng trưởng đi kèm với hạn chế rủi ro. Đối với một cơ cấu cho vay tập trung tại nhiều lĩnh vực rủi ro cao, Chi nhánh sẽ có sự cẩn trọng hơn trong việc kiểm soát rủi ro và có các biện pháp hạn chế rủi ro quyết liệt hơn. Còn đối với một Chi nhánh đang cần chú trọng tăng trưởng dư nợ, Chi nhánh có thể nới lỏng các biện pháp kiểm soát rủi ro hơn, chỉ đảm bảo các khung quy định quản trị rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w