Những hạn chế của công tác hạn chế rủi rocho vaydự ánđầu tư tại Ngân

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 75)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

2.3.2.1. Hạn chế

- Quá trình thẩm định DAĐT còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về mặt thời gian, phương tiện thẩm định và nguồn thông tin thẩm định. Chất lượng thẩm định chưa cao, đặc biệt khi đánh giá một số phương diện quan trọng của dự án như thị trường đầu vào, đầu ra; pháp lý dự án, và đối với các lĩnh vực, ngành nghề đặc thù, phức tạp; dẫn đến chưa đánh giá được hết những tiềm ẩn rủi ro của dự án.

- Công tác dự báo rủi ro chưa được quan tâm đúng mức, chưa được triển khai thường xuyên, có hiệu quả nhất là đối với công tác dự báo biến động của thị trường để dự báo các rủi ro đối với thị trường đầu vào, đầu ra cũng như những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô; dẫn đến việc đánh giá rủi ro của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.

- Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro chưa được thực hiện hiệu quả và định kỳ xuyên suốt quá trình đầu tư và vận hành dự án, mà mới chỉ được chú trọng tại giai đoạn đầu cấp tín dụng, khiến Chi nhánh còn tương đối bị động trong quá trình kiểm soát và nhận diện rủi ro.

- Công tác nhận diện rủi ro phát sinh sau khi đã cấp tín dụng chưa đạt hiệu quả cao do việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro khi dự án đã hoàn thành còn khá lỏng lẻo.

- Công tác xử lý rủi ro phát sinh đôi khi còn chậm trễ, thiếu hiệu quả, còn kéo dài.

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại

- Việc xác định định hướng cấp tín dụng để điều chỉnh cơ cấu cấp tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cấp tín dụng theo ngành, lĩnh vực chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Công tác xây dựng danh mục tín dụng chưa được triển khai đồng bộ với các công tác hỗ trợ như phân tích ngành, phân tích thị trường; dự báo rủi ro và cập nhật thông tin; khiến Ban lãnh đạo Chi nhánh chưa có sự nhìn nhận tổng quan và đánh giá chính xác về mức độ rủi ro của cơ cấu cho vay.

- Hệ thống thông tin phục vụ quá trình thẩm định DAĐT tại các bộ phận thẩm định mặc dù đa dạng nhưng chưa được tổng hợp, cập nhật, các thông tin này mới chỉ được tiếp cận, khai thác mang yếu tố cá nhân, chưa có sự chia sẻ, tổng hợp, lưu trữ thông tin dẫn đến sự lãng phí và kém hiệu quả về mặt khai thác thông tin. Việc tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác tín dụng nói chung và phục vụ công tác hạn chế rủi ro đối với các DAĐT nói riêng thực hiện còn mang tính chắp vá, không thường xuyên.

- Quá trình phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong Chi nhánh (bộ phận pháp chế, xử lý nợ) và với Trụ sở chính (như phòng QLRR tín dụng, phòng KHDN, phòng Phê duyệt tín dụng...) để nâng cao hiệu quả công tác nhận diện, đánh giá và xử lý rủi ro còn hạn chế, chưa được triển khai kịp thời, tích cực, đồng bộ đã làm giảm tính hiệu quả của các công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

- Việc chia sẻ kinh nghiệm thẩm định, quản lý, kiểm tra giám sát dự án đầu tư giữa các CBTĐ cũng như giữa lãnh đạo kiểm soát tín dụng và cán bộ chưa được thực hiện tích cực, hiệu quả. Điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cán bộ, nhất là đối với cán bộ mới, khi chưa có một hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các quy định, biện pháp cần thiết để hạn chế các rủi ro trong cho vay DAĐT.

- Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được triển khai thường xuyên và có hiệu quả trong quá trình kiểm soát rủi ro. Công tác rà soát hồ sơ, kiểm tra chéo trong nội bộ bộ phận thẩm định để kịp thời phát hiện các lỗi thẩm định, tác nghiệp rất ít khi được thực hiện.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã nêu khái quát lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động kinh doanh nói chung, cũng như tình hình hoạt động tín dụng cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn từ năm 2011-2014. Đặc biệt Chương 2 đi sâu vào nghiên cứu, nêu bật nội dung công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT thực tế đã được triển khai tại Chi nhánh, hiệu quả của công tác này được thể hiện qua các chỉ tiêu dư nợ xấu, nợ quá hạn và kết quả hoạt động kinh doanh hoạt động cho vay DAĐT của Chi nhánh từ năm 2011-2014. Từ đó, đề tài chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT tại Chi nhánh; và nguyên nhân của những hạn chế này. Thực trạng công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT là cơ sở thực tiễn để đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro cho vay DAĐT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

3.1. MỘT SỐ Dự BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNHHƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY Dự ÁN

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w