Một số dự báo thay đổi môi trường kinh doanh dịch vụ tín dụng chovay dự

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 107)

Hiện sau giai đoạn suy thoái và gặp khó khăn, năm 2015, tình hình kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế vĩ mô và lạm phát được duy trì ổn định. Trong 06 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đã ghi nhận sự gia tốc, đạt 6,28% cao nhất trong 05 năm trở lại đây. Tăng trưởng của khu vực Công nghiệp và Xây dựng, yếu tố phản ánh sát sự hồi phục của nền kinh tế, ghi nhận sự bứt phá với mức tăng 9,09%, cao hơn đáng kể so với con số chỉ 5,33% của cùng kỳ 2014 và đóng góp gần một nửa cho mức tăng chung của toàn nền kinh tế với con số 2,98 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng như tài chính ngân hàng, BĐS, dệt may, điện, vật liệu xây dựng... cũng đạt được sự tăng trưởng khả quan trong 06 tháng đầu năm và được dự báo sẽ tiếp tục đạt đà hồi phục trở lại.

Cùng với đó, nhu cầu đầu tư mở rộng SXKD nội địa đã có xu hướng gia tăng trở lại, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức và cơ hội phát triển khi một số hiệp định thương mại tự do song phương/đa phương mà Việt Nam tham gia có thể được triển khai trong thời gian tới, đòi hỏi sự đầu tư về năng lực sản xuất, quy mô hoạt động để nâng cao sức cạnh tranh. Đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn, lựa chọn được các DAĐT có

hiệu quả và khả thi để giải ngân ra nền kinh tế, rủi ro về kinh tế vĩ mô và rủi ro ngành sẽ đuợc giảm thiểu hơn.

Tuy nhiên, lãi suất huy động hiện đã có dấu hiệu tạo đáy và chịu áp lực tăng trong thời gian tới do tăng truởng tín dụng đang đuợc đẩy mạnh và nhanh hơn tăng truởng huy động; trong khi rủi ro tỷ giá ở mức đáng kể kéo theo sự thay đổi về độ hấp dẫn tuơng quan giữa đồng VND và USD; và CPI mặc dù đuợc dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp nhung đuợc kỳ vọng sẽ tăng dần trở lại. Duới áp lực tăng trở lại của lãi suất huy động, lãi suất cho vay sẽ rất khó giảm thêm và mục tiêu giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 1%-1,5%/năm nhiều khả năng sẽ không thể hoàn thành. Vì vậy, áp lực về trả nợ lãi vay trung dài hạn tuy đã giảm nhung khả năng giảm sâu là thấp.

3.1.2. Một số dự báo xu thế các rủi ro cho vay dự án đầu tư hiện tại và đang nổi lên trên thị trường Thành phố Hà Nội

Hiện mặc dù nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế đã có sự phục hồi và sôi động trở lại, nhất là các ngành BĐS, xây dựng, vật liệu xây dựng nhung nếu nhu không có sự đánh giá, phân tích và dự báo cẩn trọng về khả năng phát triển, phục hồi về dài hạn của các ngành nghề, lĩnh vực này; các ngân hàng có thể gặp nhiều rủi ro khi đầu tu tràn lan và xác định cơ cấu định huớng tín dụng chua phù hợp.

Nền kinh tế trong nửa cuối năm 2014 và sang năm 2015 đã chứng kiến sự tăng truởng về giao dịch đáng kể trên thị truờng BĐS so với cùng kỳ năm truớc, nhiều DAĐT BĐS, cơ sở hạ tầng, chung cu, văn phòng... đã đuợc tái khởi động; kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ bản và vật liệu xây dựng đi kèm. Tuy nhiên, các dấu hiệu phục hồi mới đang đuợc đánh giá trong ngắn hạn, chua thể dự báo hết các rủi ro về bong bóng BĐS có khả năng quay trở lại, nhất là khi nhu cầu về nhà để ở thực tế vẫn đang thiếu hụt trong khi cung BĐS cao cấp và đẩy giá BĐS lại đang có dấu hiệu quay trở lại mạnh mẽ. Vì vậy, các ngân hàng cần xem xét, đánh giá cẩn trọng các lợi thế cạnh tranh của dự án, cung cầu thị truờng và khả năng tiêu thụ của dự án để hạn chế các rủi ro thị truờng phát sinh.

Ngoài ra, một lĩnh vực khác trong thời gian qua đã thu hút luợng lớn tín dụng ngân hàng là đầu tu vào các công trình giao thông theo hình thức BOT. Trong bối cảnh Chính phủ chủ truơng kêu gọi các nguồn vốn tu nhân tham gia đầu tu cơ sở hạ tầng giao thông để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các DAĐT, nhiều doanh nghiệp tu nhân đã liên kết tham gia và tìm đến nguồn vốn vay ngân hàng nhu là nguồn vốn đầu tu chính vào dự án. Truớc tình hình đó, NHNN gần đây đã có công văn cảnh báo các NHTM về các rủi ro cấp tín dụng đối với các DAĐT BOT và đề nghị các NHTM rà soát, kiểm tra lại hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực này. Thực tế, rất nhiều các DAĐT BOT trong lĩnh vực giao thông hiện đang huy động vốn tu nhân, tuy nhiên, vốn tự có của chủ đầu tu tham gia rất thấp, chủ yếu là huy động vốn vay ngân hàng. Các thành viên chủ đầu tu lại đồng thời cũng là nhà thầu thi công đã nhận lại khoản tạm ứng tuơng ứng với phần vốn góp của mình, làm giảm trách nhiệm và chất luợng thi công. Bên cạnh đó, những DAĐT này thuờng có thời gian thu hồi vốn kéo dài, quy mô du nợ rất lớn, áp lực trả nợ gốc và lãi cao, rủi ro về tiến độ và rủi ro đầu ra là tuơng đối cao. Vì vậy, chất luợng tín dụng của các ngân hàng sẽ bị ảnh huởng nghiêm trọng nếu du nợ ngân hàng tập trung vào lĩnh vực này quá cao và các ngân hàng không có các biện pháp kiểm tra, phòng ngừa rủi ro chặt chẽ.

Ngoài các cảnh báo rủi ro cấp tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực; những thay đổi về chính sách trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ của NHNN cũng là những điểm cần chú ý đối với chính sách quản trị rủi ro của các NHTM trong thời gian gần đây. Cụ thể, Thông tu 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, cho phép các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đã chính thức hết hiệu lực từ ngày 01/04/2015. Nhu vậy, kể từ sau ngày 01/04/2015, các NHTM sẽ không còn các giải pháp hỗ trợ từ NHNN để tránh nợ xấu. Các khoản nợ chậm hoặc mất khả năng trả nợ sau khi cơ cấu nợ sẽ vẫn phải chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng theo quy định. Vì vậy, các NHTM sẽ phải có sự rà soát và chuẩn bị các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro từ truớc đối với các khoản tín dụng

hiện tại, đặc biệt là các khoản cho vay DAĐT để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu không gia tăng.

3.1.3. Định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ tín dụng cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình nói riêng

NHCT - Chi nhánh Ba Đình đã thực hiện xây dựng định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ tín dụng cho vay DAĐT trên cơ sở thống nhất với định hướng chỉ đạo cấp tín dụng năm 2015 của NHCTVN đã được xác định dựa trên các nghiên cứu, đánh giá về ngành, lĩnh vực, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của NHCTVN trong từng thời kỳ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn vốn vay trong hệ thống.

Theo đó, định hướng phát triển chung đối với hoạt động cho vay DAĐT của NHCTVN được quy định cụ thể như sau:

- Kiểm soát tỷ lệ cấp tín dụng trung dài hạn và kiểm soát cơ cấu cấp tín dụng trên cơ sở các ngành, lĩnh vực đã được NHCTVN xác định khuyến khích và hạn chế/không cấp tín dụng.

- Mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, phát triển tín dụng theo tư duy ngân hàng cùng đồng hành với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất, áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của ngân hàng.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu NHCT giai đoạn 2013-2015, phấn đấu về cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án.

- Thận trọng khi cấp tín dụng với các phương án, dự án gây tác động lớn đến môi trường, xã hội, và phải bảo đảm khách hàng có các biện pháp giảm thiểu tác động của phương án, dự án đến môi trường, xã hôi.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng theo hướng giữ vững và tiếp tục tăng trưởng, mở rộng thị phần đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn.

- Tập trung phát triển tín dụng khu vực có tiềm năng kinh tế, xã hội nhưng thị phần NHCT còn hạn chế như: khu vực TP HCM, Đông Nam Bộ, TP Hà Nội, đồng bằng sông I lồng...

- Triệt để nhận TSBĐ để tăng tỷ lệ cho vay có TSBĐ, trong đó ưu tiên nhận TSBĐ của khách hàng vay trước khi nhận TSBĐ của bên thứ ba, ưu tiên nhận TSBĐ có tính thanh khoản và tỷ lệ khấu trừ TSBĐ cao, dễ định giá, có khả năng quản lý, giám sát trước khi nhận TSBĐ có tính thanh khoản thấp (như máy móc thiết bị, kho hàng, quyền tài sản.) nhằm 2 mục tiêu: (i) giảm tối đa chi phí trích lập dự phòng cụ thể, (ii) giảm hệ số tài sản có rủi ro, tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cho NHCT.

- Ưu tiên cấp tín dụng đối với các dự án có thời hạn dưới 7 năm, DAĐT chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất/năng lực thiết bị, mở rộng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp đã có hoạt động kinh doanh ổn định, đang quan hệ tín dụng tốt với NHCT, không có nhóm nợ cao hơn tại các TCTD khác.

- Ưu tiên mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp, nhu cầu vốn trong những ngành, lĩnh vực ưu tiên sau:

+ Ngành điện (bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối điện, trừ thủy điện ở bậc thang dưới có công suất phát điện nhỏ và siêu nhỏ dưới 30 MW); Dầu khí (Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên và các dịch vụ đi kèm); Gas, Viễn Thông, Điện tử, Vận tải đường sắt.

+ Ngành xuất khẩu thế mạnh: Dệt may (Hàng may mặc, sản xuất sợi); Giầy, dép, khai thác và chế biến thủy sản (tôm)

+ Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón (trừ phân ure), kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải.

- Hạn chế cấp tín dụng/không c ấp tín dụng đối với những ngành, lĩnh vực sau:

+ Đầu tu dự án BOT, BT, BTO công trình giao thông

+ Đầu tu dự án BĐS mới với mục đích kinh doanh (trừ truờng hợp khách hàng thuộc phân khúc KHDN FDI và các dự án tại các quận nội thành Hà Nội và TP HCM).

+ Đầu tu sản xuất xi măng

+ Đầu tu mới nhà máy, dây chuyền sản xuất giấy, bột giấy

+ Đầu tu dự án mới xây dựng bệnh viện, truờng học

+ Đầu tu dự án mới cảng biển

+ Đầu tu dự án khai thác quặng và sản phẩm kim loại khác.

+ Đầu tu sản xuất phân Ure

+ Đầu tu dự án mới nhà máy, máy móc dệt, nhuộm

+ Đầu tu mở rộng và đầu tu mới cơ sở sản xuất gạch ốp lát.

+ Đầu tu dự án đóng mới/mua tàu vận tải hàng hóa đuờng biển đối với khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

Định huớng phát triển hoạt động cho vay DAĐT của Chi nhánh cơ bản thống nhất với các định huớng cấp tín dụng của NHCTVN, cụ thể:

- Cẩn trọng mở rộng tăng truởng tín dụng trung dài hạn, đảm bảo tăng truởng đi liền với chất luợng tín dụng.

- ưu tiên tiếp cận, xem xét các DAĐT thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích, uu tiên cấp tín dụng của NHCTVN, dự án có chủ đầu tu là các tập đoàn, TCT, doanh nghiệp lớn và các khách hàng khác đã có tình hình SXKD tăng truởng, ổn định, các khách hàng có uy tín đang quan hệ tín dụng với NHCT; các DAĐT có tính chất, quy mô trọng điểm quốc gia, phục vụ lợi ích xã hội.

- Hạn chế cấp tín dụng đối với các DAĐT thuộc các ngành nghề, lĩnh vực hạn chế cấp tín dụng của NHCTVN. Tuy nhiên, nếu xem xét DAĐT vẫn có khả thi, hiệu quả, đánh giá khách hàng vay vốn có năng lực SXKD, tài chính tốt; Chi nhánh

sẽ trình chủ trương NHCTVN trước khi trình hồ sơ thẩm định chính thức lên các bộ phận phê duyệt tín dụng của trụ sở chính.

3.1.4. Định hướng hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn tới

Mặc dù đứng trong bối cảnh áp lực tăng trưởng tín dụng cao và cạnh tranh giữa các TCTD còn gặp nhiều khó khăn, NHCT - Chi nhánh Ba Đình vẫn xác định vai trò của công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và với hoạt động cho vay DAĐT nói riêng là vô cùng quan trọng. Nhận thức được các hạn chế và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay DAĐT nội tại, Chi nhánh đã đề ra một số định hướng, giải pháp để ngày một hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT và nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể:

- Bám sát định hướng cấp tín dụng theo chỉ đạo của NHCTVN theo từng thời kỳ, định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với các diễn biến của nền kinh tế vĩ mô, biến động của thị trường; đánh giá kỹ lưỡng và lựa chọn các khách hàng có uy tín, có năng lực tài chính bền vững, các DAĐT có phương án khả thi, có hiệu quả.

- Chú trọng đầu tư và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định DAĐT, xác định đây là bước quan trọng để nhận diện, đánh giá rủi ro phát sinh trong cho vay DAĐT.

- Đầu tư đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định và hình thành các nhóm, tổ thẩm định, hội đồng thẩm định để gia tăng hiệu quả công tác phản biện, thẩm định rủi ro cũng như công tác đào tạo nhân lực.

- Tuân thủ các quy định cấp tín dụng, các quy định về kiểm tra kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của NHCTVN. Chú trọng công tác rà soát, kiểm tra nội bộ để tăng cường sự kiểm tra kiểm soát, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro do lỗi thẩm định, lỗi tác nghiệp.

- Chú trọng đầu tư công tác dự báo rủi ro, công tác khách hàng để bám sát các hoạt động, thông tin từ khách hàng, phục vụ tốt hơn cho hoạt động quản lý rủi ro.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU Tư TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và nâng cao chất lượng công tác hạn chế rủi ro cho vay dự án đầu tư

3.2.1.1. Tăng cường chất lượng thông tin và hệ thống hóa nguồn thông tin

Thông tin là yếu tố rất quan trọng đối với các công tác hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là đối với hoạt động cho vay DAĐT, với đặc điểm là thời gian cho vay dài, quy mô cho vay lớn, mức độ phức tạp tài sản đầu tu cao, đòi hỏi phải có sự tìm hiểu, xem xét kỹ luỡng nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm thông tin về chủ đầu tu (khách hàng) và thông tin về các yếu tố bên ngoài (thị truờng, chính sách...). Vì vậy, Chi nhánh cần phải trao đổi, huớng dẫn CBTĐ nâng cao, đa dạng hóa những nguồn thông tin có thể khai thác và xây dựng, tổng hợp hệ thống thông tin nội bộ đã đuợc tích lũy.

Thông tin về khách hàng và DAĐT có thể đuợc tìm kiếm qua nhiều kênh khác nhau: từ báo cáo tài chính của khách hàng, tiếp xúc phỏng vấn, thông tin trên

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w