Việc đánh giá và đo luờng rủi ro tổng thể của chủ đầu tu và dự án đầu tu đuợc Chi nhánh tiến hành thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung của NHCTVN. Chi nhánh đã tuân thủ nghiêm túc việc chấm điểm tín dụng đối với khách hàng vay vốn và dự án theo quy định của NHCTVN nhằm mục đích đánh giá mức độ rủi ro làm căn cứ quan trọng để cấp tín dụng. Trong đó, Chi nhánh tiến hành đánh giá toàn diện tình hình SXKD, năng lực tài chính, uy tín của chủ đầu tu; thị truờng đầu vào, đầu ra của DAĐT, lợi thế cạnh tranh của dự án, đánh giá tác động của các biến động yếu tố đầu vào đến dự án.. .dựa trên các bộ tiêu chí chấm điểm đuợc NHCTVN xây dựng phù hợp với từng loại ngành nghề và loại hình doanh nghiệp khác nhau. Việc chấm điểm tín dụng đuợc Chi nhánh thực hiện định kỳ 06 tháng/lần. Đối với các doanh nghiệp đã có hoạt động SXKD bình thuờng triển khai đầu tu dự án hoặc các doanh nghiệp triển khai DAĐT đã có doanh thu phát sinh trên 12 tháng, Chi nhánh chấm điểm theo hệ thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính; đối
với doanh nghiệp mớiđược thành lập để đầu tư dự án hoặc doanh nghiệp đã triển khai DAĐT nhưng chưa có doanh thu phát sinh trên 12 tháng sẽ được chấm điểm theo bộ chỉ tiêu phi tài chính. Chi tiết hệ thống chỉ tiêu chấm điểm tài chính và phi tài chính được trình bày tại Phụ lục 01.
Trên cơ sở các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, hệ thống sẽ tính toán và xếp hạng doanh nghiệp và DAĐT theo các hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C tương ứng với các cấp độ rủi ro khác nhau xét theo khả năng trả nợ của khách hàng.
Thông qua công tác đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng, kết quả đạt được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, việc thực hiện đánh giá đã góp phần đánh giá rủi ro ở các khâu: đánh giá phân tích khách hàng và dự án vay vốn; phê duyệt cho các dự án vay vốn, quản lý và giám sát các dự án sau khi cho vay. Thứ hai, việc đánh giá rủi ro là cơ sở để đánh giá các DAĐT ban đầu và rà soát các dự án một cách liên tục, cảnh báo được các dự án có dấu hiệu rủi ro hoặc không thực hiện đúng quy chế, chính sách của NHNN và NHCTVN. Thứ ba, giúp quản lý các dự án có vấn đề, định giá được lãi suất cho vay dựa vào mức độ rủi ro, giúp đưa ra được định hướng tiếp tục cung cấp hoặc hạn chế vốn cho vay, và cung cấp cơ sở quan trọng để trích dự phòng rủi ro.
Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện đánh giá rủi ro DAĐT trên cơ sở tính toán độ nhạy của dự án dựa trên các dự báo biến động về các nhân tố đầu vào, đầu ra có ảnh hưởng quan trọng đến dòng tiền của dự án. Từ đó, CBTĐ có thể đánh giá rủi ro này có nằm trong mức có thể chấp nhận được của Chi nhánh hay không; đồng thời xác định thời hạn cho vay phù hợp với biến động trong phạm vi dự báo của dòng tiền.
2.2.3. Công tác ứng phó, phòng ngừa hạn chế rủi ro và dự báo rủi ro về công tác ứng phó, phòng ngừa hạn chế rủi ro
Sau khi đánh giá, đo lường mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đã nhận diện; CBTĐ tập trung phân tích đánh giá và đưa ra hệ thống các biện pháp nhằm hạn chế đối với từng loại rủi ro, để đảm bảo khả năng an toàn vốn ngân hàng, bao gồm :
+ Các biện pháp do chủ đầu tư phải thực hiện (những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh và trách nhiệm của chủ đầu tư về hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trách nhiệm đóng góp tài chính và thực hiện đầu tư, vận hành dự án theo kế hoạch).
+ Các biện pháp do Chi nhánh phối hợp hoặc yêu cầu chủ đầu tư thực hiện (những vấn đề Chi nhánh có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp đối với quá trình triển khai đầu tư của chủ đầu tư nhằm đạt được mục tiêu hạn chế rủi ro).
về công tác dự báo rủi ro
Công tác dự báo rủi ro được các CBTĐ tiến hành trong quá trình thẩm định dự án đầu tư và cả trong quá trình kiểm soát, phòng ngừa rủi ro khi đã cho vay DAĐT. CBTĐ đã đánh giá và dự báo rủi ro của DAĐT do ảnh hưởng bởi các biến động của các yếu tố thị trường, yếu tố kinh tế vĩ mô, yếu tố chính sách... thông qua một số biện pháp đã được triển khai sau:
- Cập nhật báo cáo đánh giá, phân tích, dự báo thay đổi về thị trường đầu ra, báo cáo ngành, lĩnh vực hoạt động của DAĐT; cũng như báo cáo đánh giá, dự báo về nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của DAĐT của Phòng QLRRTD (Trụ sở chính), của các chuyên gia phân tích, đánh giá trên thị trường từ các nguồn thông tin của các cơ quan chức năng, mạng internet.; từ đó có những dự báo về các rủi ro liên quan tới thị trường đầu vào, đầu ra.
- Cập nhật các thay đổi hoặc dự thảo thay đổi về các chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đầu tư, ngành nghề, lĩnh vực của dự án; hoặc các chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới các yếu tố kinh tế vĩ mô là các thông số đầu vào của dự án. Dự báo các ảnh hưởng của những thay đổi này tới hiệu quả của DAĐT và các rủi ro có thể phát sinh.
- Cập nhật những thay đổi về các chính sách của NHNN về cho vay DAĐT, các thông tư về trích lập dự phòng, cơ cấu nợ để đánh giá trước được mức độ thiệt hại cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ hoặc cơ cấu nợ và các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro hiện được NHNN hỗ trợ.
Các biện pháp này đã được triển khai tại Chi nhánh và đã phát huy hiệu quả nhờ tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin khá chất lượng, đa dạng. Tuy nhiên, thực tế các biện pháp dự báo rủi ro này mới chỉ được triển khai nhỏ lẻ, tại một số CBTĐ có nhiều kinh nghiệm, mà chưa được quan tâm đúng mức về tầm quan trọng, tính bắt buộc và sự cần thiết phải phổ biến rộng rãi trong bộ phận cán bộ tín dụng tại Chi nhánh. Đặc biệt đối với công tác dự báo biến động của thị trường để dự báo các rủi ro đối với thị trường đầu vào, đầu ra cũng như những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô; CBTĐ chưa chú trọng tiến hành thường xuyên và kỹ lưỡng dẫn đến việc đánh giá và đo lường rủi ro chưa đạt hiệu quả cao. Những biến động thực tế xảy ra đối với dự án đã vượt những ước tính ban đầu, dẫn đến chưa đánh giá được đúng mức khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như xác định thời gian cho vay chưa phù hợp. Hoặc có trường hợp khi dự án đi vào vận hành, thị trường có biến động ảnh hưởng tới dòng tiền và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng CBTĐ không theo dõi, cập nhật những thay đổi này kịp thời nên không kịp phối hợp với khách hàng đưa ra những biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, khiến Chi nhánh hoàn toàn bị động trước việc khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn.
2.2.4. Công tác kiểm soát, xử lý hạn chế thiệt hại rủi ro phát sinh
• Thường xuyên kiểm tra, giám sát DAĐT vay vốn.
CBTĐ thường xuyên kiểm tra, giám sát DAĐT trên cơ sở bám sát tiến độ thực hiện của dự án để có những đánh giá và ứng xử tín dụng kịp thời đối với khách hàng và DAĐT; từ đó kiểm soát hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh đối với dự án. Công tác kiểm tra, giám sát DAĐT cụ thể được triển khai tại Chi nhánh như sau:
- Trước và trong thời gian giải ngân để đầu tư dự án
Chi nhánh đã thực hiện khá nghiêm túc việc hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân cho khách hàng như hoàn thiện về các hồ sơ pháp lý còn thiếu, yêu cầu khách hàng có những cam kết về tiến độ góp vốn, thực hiện đầy đủ các thủ tục thế chấp tài sản, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm dự án theo quy định...
Định kỳ hàng tháng/quý, CBTĐ và CBQHKH đã trực tiếp kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện/thi công dự án. Đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tiến độ thực hiện dự án, báo cáo các nguồn vốn tham gia vào dự án, trong đó kiểm soát tỷ trọng tham gia của vốn vay ngân hàng và vốn tự có của chủ đầu tu, đảm bảo vốn tự có đuợc tham gia song song cùng vốn vay ngân hàng trong quá trình đầu tu. Điều này đã đuợc các CBTĐ thực hiện truớc khi tiến hành giải ngân cho khách hàng và lập thành báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay hàng tháng. Tuy nhiên, việc kiểm soát tham gia vốn tự có của khách hàng vào DAĐT mới chỉ hoàn toàn dựa trên các báo cáo của khách hàng mà chua có cơ sở chứng từ chứng minh đuợc thu thập dẫn đến việc kiểm soát cơ cấu vốn chua thực sự chặt chẽ, số tiền giải ngân của ngân hàng có thể vuợt quá tỷ lệ cho vay và chua phù hợp với tổng mức đầu tu thực tế của dự án.
Trong quá trình đầu tu, Chi nhánh đã đề nghị khách hàng cung cấp các hợp đồng đã ký đối với các gói thầu thi công, xây lắp, cung cấp thiết bị, tu vấn thiết kế... và các hồ sơ nghiệm thu, quyết toán hàng kỳ. Đồng thời dựa trên báo cáo đầu tu dự án và phát sinh giải ngân, đánh giá các chi phí phát sinh so với dự toán tổng mức đầu tu ban đầu, đề nghị Công ty thu xếp kịp thời nguồn vốn bù đắp trong truờng hợp chi phí thực tế phát sinh vuợt dự toán.
Đối với các dự án có quy mô lớn và mức độ phức tạp cao, Chi nhánh đã tuơng đối chủ động phối hợp với chủ đầu tu trong quá trình triển khai, thực hiện dự án để kịp thời tháo gỡ các vuớng mắc, khó khăn trong quá trình giải ngân cũng nhu đua ra các biện pháp kiểm soát để hạn chế rủi ro nhu: tích cực tham gia làm việc với nhiều bên liên quan để nắm bắt đuợc thông tin, tình hình về dự án và đua ra các ý kiến tu vấn, hỗ trợ cùng giải quyết các vấn đề của dự án; yêu cầu chủ đầu tu ký thỏa thuận quản lý tài khoản ba bên giữa ngân hàng, chủ đầu tu và nhà thầu để kiểm soát dòng tiền thanh toán, tạm ứng; yêu cầu chủ đầu tu có những điều khoản kiểm soát đối với nhà thầu trong hợp đồng, giám sát các khoản thu khác phát sinh từ dự án.
CBTĐ và CBQHKH đã định kỳ đề nghị khách hàng cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để kịp thời đánh giá khả năng vận hành, quản lý dự án của chủ đầu tu; hiệu quả triển khai dự án; đồng thời chấm điểm tín dụng theo định kỳ để đánh giá hạng rủi ro của khách hàng.
Đồng thời theo dõi, kiếm soát dòng tiền từ nguồn thu của DAĐT, để đảm bảo khả năng trả nợ của dự án.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những biện pháp kiểm tra, kiểm soát rủi ro đuợc triển khai sau giai đoạn dự án hoàn thành đầu tu, hiệu quả của công tác này chua cao do thiếu đi sự triển khai chặt chẽ, đồng bộ và thuờng xuyên các biện pháp kiểm tra, giám sát cần thiết nhu giai đoạn giải ngân đầu tu dự án. Cụ thể:
- Sau khi dự án đã hoàn thành, CBTĐ chua quan tâm tới việc thu thập đầy đủ các chứng từ thanh toán bằng vốn tự có và các hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án, hồ sơ hoàn công của dự án; để đánh giá lại tổng thể chi phí đầu tu thực tế so với tổng mức đầu tu theo kết quả thẩm định; cơ cấu nguồn vốn thực tế so với cơ cấu nguồn vốn ban đầu; hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở thực tế để xem xét khả năng trả nợ.
- Việc kiểm tra thực tế quá trình vận hành dự án đã có sự xao nhãng, không đuợc tiến hành thuờng xuyên, định kỳ nhu giai đoạn đầu cấp tín dụng.
- Một số biện pháp hữu ích để hạn chế rủi ro hoạt động của dự án nhu mua bảo hiểm dự án, bảo hiểm tài sản; rà soát thuờng xuyên các biện pháp bảo đảm chua đuợc thực hiện định kỳ đúng quy định. Đặc biệt các tài sản bảo đảm đối với các DAĐT thuờng là các tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản hình thành trong tuơng lai; giá trị định giá ban đầu và giá trị thực tế khi hình thành có thể có sự chênh lệch; nhung Chi nhánh chua rà soát, chú trọng đôn đốc khách hàng hàng tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đã hình thành để hoàn thiện tính pháp lý của tài sản hình thành từ dự án, từ đó hoàn thiện các thủ tục thế chấp và định giá tài sản khi tài sản đã hình thành.
- Một số phuơng diện quan trọng của DAĐT nhu tình hình pháp lý, thị truờng đầu ra mặc dù đuợc đã đuợc chú trọng khi tiến hành thẩm định dự án ban
đầu nhưng lại chưa có sự kiểm tra, rà soát cẩn trọng trong quá trình triển khai đầu tư. Những điều chỉnh, thay đổi tính pháp lý của dự án hay năng lực pháp lý của chủ đầu tư, các thành viên tham gia liên danh đầu tư lại chưa được Chi nhánh cập nhật kịp thời, dẫn đến việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý của dự án sau này là vô cùng khó khăn, chậm trễ; ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xử lý các rủi ro phát sinh của dự án. Bên cạnh đó, công tác cập nhật, theo dõi biến động của ngành, lĩnh vực, thị trường đầu ra của dự án và tình hình các doanh nghiệp dự án cùng ngành chưa được Chi nhánh chú trọng thực hiện; dẫn đến cơ sở cho công tác kiểm soát khả năng trả nợ của dự án và công tác dự báo rủi ro còn yếu.
- Việc kiểm tra, giám sát dòng tiền của dự án đã được thực hiện nhưng chưa được chặt chẽ, và cũng còn gặp nhiều hạn chế do Chi nhánh chưa quản lý, kiểm soát được hết các phương tiện thanh toán của khách hàng, mà điều này đòi hỏi phải có sự kiểm tra, so sánh giữa thực tế dòng tiền và sổ sách kế toán của khách hàng. Thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp các nguồn thu của dự án chưa được hoàn toàn chuyển về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh dẫn đến Chi nhánh khó khăn trong việc đánh giá năng lực hoạt động thực sự của khách hàng, kiểm soát khả năng trả nợ và dòng tiền phù hợp với lịch trả nợ dự kiến. Dòng tiền được chuyển về tài khoản tại Chi nhánh nhưng CBTĐ theo dõi chưa sát sao để quản lý nguồn thu và thu nợ kịp thời, khiến dòng tiền lại được sử dụng vào mục đích khác, khách hàng không thu xếp được nguồn tiền để trả nợ khi đến hạn.
• Xử lý rủi ro phát sinh
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh, là một hiện tượng bất khả kháng. Vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân và thực trạng của từng dự án, từng khách hàng vay vốn mà Chi nhánh sẽ phối hợp với khách hàng để tìm ra biện pháp xử lý kịp thời, đưa ra hướng giải quyết một cách phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên. Quá trình cụ thể mà Chi nhánh thường tiến hành để xử lý các rủi ro phát sinh như sau:
- Rà soát lại tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng và DAĐT: Đề nghị khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính, báo cáo DAĐT mới
nhất, rà soát lại toàn bộ tình hình kinh doanh của khách hàng, hiệu quả tài chính của