Các yếu tố thể chế, chính sách quản trị rủi ro của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

NHNN là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hoạt động chung của hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn và minh bạch hệ thống. NHNN trực tiếp đưa ra các chính sách, biện pháp điều hành, mang tính định hướng, dẫn dắt hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đưa ra các quy định, giới hạn về các tỷ lệ bảo đảm, hệ số an toàn đối với hoạt động tín dung của các NHTM, cũng như quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm định hướng hoạt động quản trị ngân hàng của các NHTM, giảm thiểu rủi ro quản trị ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cũng thường xuyên theo dõi các biến động của nền kinh tế vĩ mô, của các thành phần trong nền kinh tế; để đưa ra những chính sách linh hoạt nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM như: cho phép các NHTM thực hiện cơ cấu nợ cho doanh nghiệp mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ, thành lập công ty VAMC để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu, chính sách hỗ trợ lãi suất của các lĩnh vực khó khăn hoặc cần thúc đẩy phát triển... Có thể thấy các chính sách quản trị rủi ro của NHNN có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp không nhỏ tới rủi ro tín dụng của các NHTM.

1.3.3. Các yếu tố tổ chức và quản trị rủi ro của Hội sở chính với Chi nhánh

Mô hình quản trị rủi ro tại các NHTM hiện thường xây dựng theo ba vòng kiểm soát bao gồm: Bộ phận khách hàng tại Chi nhánh (đơn vị trực tiếp tiếp xúc khách hàng), bộ phận quản trị rủi ro tại Hội sở chính (đơn vị giám sát rủi ro) và bộ phận Kiểm toán nội bộ. Bộ phận có chức năng chuyên trách quản trị rủi ro tín dụng sẽ được tập trung tại Hội sở chính, trong khi bộ phận trực tiếp làm việc với ngân hàng và có vai trò lớn trong việc hạn chế rủi ro tín dụng là bộ phận khách hàng tại Chi nhánh. Vì vậy, việc gắn kết chặt chẽ trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng giữa Trụ sở chính và Chi nhánh là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bộ phận quản trị rủi ro tại Trụ sở chính là đầu mối xây dựng các chính sách, biện pháp quản trị rủi ro áp dụng trong toàn hệ thống; đồng thời đề xuất các định hướng cấp tín dụng, định hướng quản trị rủi ro của ngân hàng.Việc có sự liên hệ công tác, trao đổi kinh

nghiệm, thông tin một cách chặt chẽ, linh hoạt giữa trụ sở chính và Chi nhánh sẽ giúp các chính sách quản trị rủi ro được phổ biến tốt hơn, cũng như có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với thực tiễn hoạt động tại Chi nhánh; đồng thời Chi nhánh sẽ được Trụ sở chính hỗ trợ, tư vấn các thông tin về khách hàng, DAĐT để giúp Chi nhánh xây dựng được các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả nhất.

1.3.4. Các yếu tố nội tại của Chi nhánh

- Quy mô và chất lượng nhân lực: Bộ phận phòng khách hàng ở Chi nhánh là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, đồng thời trực tiếp quản lý khoản cho vay DAĐT; vì vậy, công tác hạn chế rủi ro tín dụng chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi bộ phận cán bộ tín dụng tại Chi nhánh được bố trí đủ nguồn lực và có chuyên môn, năng lực quản lý khách hàng, năng lực thẩm định cao; được đào tạo và nâng cao trình độ thường xuyên để đảm bảo được yêu cầu của công việc.

- Hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu: Quá trình thẩm định rủi ro DAĐT đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập từ nhiều nguồn thông tin, dữ liệu khác nhau. Vì vậy, Chi nhánh cần trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, cập nhật để phục vụ quá trình tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu, thông tin của cán bộ tín dụng được thuận lợi, dễ dàng hơn.

- Năng lực của ban lãnh đạo: Ban Giám đốc Chi nhánh, bộ phận lãnh đạo các phòng ban là bộ phận trực tiếp quản lý và kiểm soát tình hình rủi ro tín dụng của

toàn Chi nhánh. Ban lãnh đạo có chuyên môn, có khả năng đánh giá, nhận định, đề ra các định hướng cấp tín dụng, cũng như định hướng và biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, đúng đắn sẽ là kim chỉ nam cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh, giúp ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro phát sinh. Ngược lại, những phán quyết cấp tín dụng sai lầm, chưa phù hợp; hoặc lơ là trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ dẫn đến những hậu quả lớn đối với chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của hoạt động cho vay DAĐT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề cơ bản của tín dụng và rủi ro tín dụng nói chung, và tín dụng cho vay DAĐT và rủi ro cho vay DAĐT trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ngoài ra, Chương 1 cũng đã đi sâu vào nghiên cứu nội dung công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT, tiếp cận các bước theo các giai đoạn cấp tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời, Chương 1 đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác hạn chế rủi ro cho vay DAĐT và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả này. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình là thành viên trực thuộc hệ thống ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, và là chi nhánh hạch toán độc lập. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Ba Đình (NHCT Ba Đình) chính thức ra đời tháng 7 năm 1988, tiền thân là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình (ra đời năm 1959). Do hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT TP.Hà Nội cùng những khó khăn chung của nền kinh tế, trong khoảng thời gian này NHCT Ba Đình hoạt động kém hiệu quả. Trước những khó khăn từ mô hình quản lý, ngày 01/04/1993, theo quyết định số 93/NHCT - TCCB của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, NHCT Việt Nam đã thực hiện mô hình tổ chức 2 cấp (Trung Ương - Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT TP.Hà Nội. Ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, nhanh chóng tiếp cận và tích cực cạnh tranh trên thị trường, liên tục phát triển trong nhiều năm về cả dư nợ và nguồn vốn. Với đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết đã trực tiếp đi tới các khu vực trong thành phố để tiếp cận doanh nghiệp, cá nhân tới quan hệ vay vốn và tiền gửi tại Chi nhánh; Chi nhánh Ba Đình đã ngày càng mở rộng về quy mô khách hàng, dư nợ, tiền gửi và quy mô hoạt động, cũng như nâng cao uy tín đối với dân cư tại khu vực Ba Đình nói riêng và khu vực Hà Nội nói chung.

Trong gần 27 năm qua, Chi nhánh Ba Đình không ngừng khẳng định là một trong những chi nhánh lớn mạnh và hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống Ngân

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình liên tục được Ngân hàng Công thương Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam: năm 1998 được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; năm 1999 được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; liên tục trong các năm 2000 - 2004 được nhiều cấp khen thưởng: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen, thống đốc Ngân hàng nhà nước tặng bằng khen, được HĐQT - KT Ngành ngân hàng đề nghị thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; năm 2007 được đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhì của Chủ tịch nước.

2.1.2. Tổ chức bộ máy và mạng lưới hiện tại của Chi nhánh

Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCT - Chi nhánh Ba Đình hiện tại gồm có 01 Giám đốc, 06 Phó giám đốc, 06 phòng ban và 12 phòng giao dịch (gồm 04 phòng giao dịch loại 1 và 08 phòng giao dịch loại 2). Các phòng, tổ cụ thể như biểu đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của NHCT — Chi nhánh Ba Đình

(Nguồn: Cơ cấu tổ chức hành chính NHCT - Chi nhánh Ba Đình)

2.1.3. Hoạt động tín dụng và kết quả kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh

Hiện nay, NHCT - Chi nhánh Ba Đình đang triển khai tương đối đa dạng các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, bao gồm các hoạt động huy động vốn từ dân cư và doanh nghiệp, hoạt động tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, hoạt động tài

Chỉ tiêu 2011 201 2 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Theo thời hạn 5.29 8 5.95 7 6.34 7 6.71 9 39 0" 6,5% 37 2" 5,9% - Ngắn hạn 3.29 5 64.08 1 3.78 0 3.54 -305 -8% -241 -6,4% - Trung và dài hạn 2.00 3 1.87 1 2.56 6 3.17 9 69 5 37% 61 3 23,9%

Theo loại tiền 5.29

8 5.95 7 6.34 7 6.71 9 39 0" 6,5% 37 2" 5,9 % - VNĐ 4.38 1 84.99 4 5.56 3 5.87 6^ 56 11% 9^ 30 5,6% - Ngoại tệ 91 7 9 95 3 78 846 -176 -18% 63 8%

Cho vay không

TSBĐ

46,1

% %47,6 %40,3 41,7% -7,3% -15% 1,4% 3,5%

trợ thương mại, hoạt động dịch vụ điện tử, phát hành thẻ... Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung trình bày hoạt động tín dụng cho vay của NHCT - Chi nhánh Ba Đình.

2.1.3.1. Hoạt động tín dụng

về quy mô dư nợ

Được thành lập từ khá sớm, trải qua nhiều năm hoạt động, Chi nhánh đã xây dựng được hệ thống các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân truyền thống tương đối lớn tiếp tục duy trì và gia tăng hạn mức vay vốn tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tích cực tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới có tình hình SXKD, tài chính tốt, lành mạnh, các DAĐT có hiệu quả để thu hút về quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Do đó, quy mô dư nợ của Chi nhánh từ năm 2011 đến nay đều có sự tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6%/năm. Đến 31/12/2014, dư nợ của Chi nhánh đạt 6.719 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2013.

▼ Dư nợ

Biểu đồ 2.1: Quy mô dư nợ của NHCT — Chi nhánh Ba Đình (năm 2011-2014)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT - Chi nhánh Ba Đình 2011-2014)

về cơ cấu dư nợ

về cơ cấu dư nợ theo thời hạn, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn

(khoảng trên 50%), tuy nhiên, lại có xu hướng giảm nhẹ về quy mô dư nợ và tỷ trọng trong khoảng từ năm 2012-2014; dư nợ trung dài hạn có xu hướng gia tăng dần qua các năm (năm 2012: 31,4%; năm 2013: 40,4% và năm 2014: 47,3%). về cơ

cấu dư nợ theo loại tiền, cho vay VNĐ vẫn giữ ưu thế lớn (chiếm tỷ lệ 87%) nhờ lợi thế cạnh tranh về lãi suất, hoạt động cho vay ngoại tệ còn hạn chế do hạn chế về mặt sản phẩm và lãi suất cho vay.

về biện pháp bảo đảm, dư nợ cho vay không bảo đảm chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh (40-41%), tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp lớn, TCT, tập đoàn nhà nước lớn, rủi ro tín dụng thấp và có uy tín.

Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ của NHCT — Chi nhánh Ba Đình (năm 2011-2014)

8

Nợ nhóm II 0

" 0 53" 0"

Nợ xấu (Nhóm III, IV, V) 177, 4

125^ 952 64,4

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 3,34

% 2,21% 1,5% 0,96%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT - Chi nhánh Ba Đình 2011-2014)

về chất lượng tín dụng

Chi nhánh Ba Đình luôn đặt chất lượng dư nợ lên mục tiêu đầu tiên. Chi nhánh thường xuyên bám sát định hướng của NHNN, NHCT VN trong từng thời kỳ, đồng thời tăng cường chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, chủ động đàm phán với Khách hàng để bổ sung TSBĐ, ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng tốt, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, có phương án/dự án khả thi, đủ nguồn trả nợ khi đến hạn; Giảm dần dư nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính không ổn định, yếu kém, hoạt động SXKD kém hiệu quả. Do

khó khăn chung của nền kinh tế, một số khách hàng của chi nhánh cũng gặp phải những rủi ro nhất định, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh, song tỷ lệ này ở mức tương đối thấp so với hệ thống NHCT nói riêng và hệ thống NHTM nói chung. Công tác thu hồi nợ xấu đạt kết quả tốt, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ 3,34% năm 2011 xuống còn 0,96% năm 2014.

Bảng 2.2: Tình hình về chất lượng tín dụng của NHCT — Chi nhánh Ba Đình (2011-2014)

0 3 6 4 Thu từ lãi cho vay + Bán vốn TSC 2.23

4 2.069 1.718 0 1.56

Thu dịch vụ 50 44 41 40

Thu xử lý rủi ro 12 25 80 O Lợi nhuận đã trích lập DPRR 298 335 244 248

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT - Chi nhánh Ba Đình 2011-2014)

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn từ năm 2011-2014 là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt lãi suất huy động và lãi suất cho vay biến động mạnh, đồng thời cạnh tranh giữa các ngân hàng để duy trì quan hệ tín dụng và tiền gửi với các khách hàng tốt rất gay gắt đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua, thể hiện qua sự sụt giảm về thu nhập và lợi nhuận tại bảng số liệu dưới đây. Năm 2014, tổng thu nhập là 1.734 tỷ đồng, lợi nhuận sau trích lập dự phòng rủi ro là 248 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động cho vay và bán vốn cho trụ sở chính vẫn là các hoạt động cơ bản, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Chi nhánh (chiếm hơn 90%), hoạt động thu phí dịch vụ chỉ chiếm tỷ trong nhỏ trong cơ cấu thu nhập (khoảng 2%).

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT — Chi nhánh Ba Đình (2011-2014)

2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động cho vay dự án đầu tư

Giai đoạn từ năm 2011-2014, là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều biến động, các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất.. .đều không ổn định và đã có thời điểm vượt mức kiểm soát của NHNN, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiệu quả của nhiều DAĐT có thời gian triển khai và vận hành dài, đã chịu rủi ro lớn bởi biến động mạnh của các yếu tố đầu vào và tình hình khó khăn của thị trường đầu ra nằm trong ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu giải ngân ra nền kinh tế để phục vụ đầu tư phát triển hạ tầng xã hội và mở rộng SXKD vẫn luôn phát sinh, là hoạt động kinh doanh thiết yếu để đảm bảo cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sự tăng trưởng dư nợ cũng như lợi nhuận của Chi nhánh. Điều này đòi hỏi NHCT - Chi nhánh Ba Đình phải xây dựng chính sách tín dụng, định hướng lĩnh vực đầu tư phù hợp; đồng thời triển khai tốt công tác quản trị rủi ro đối với cho vay DAĐT, đảm bảo sàng lọc được các DAĐT khả thi, hiệu quả. Tình hình hoạt động cho vay DAĐT của NHCT - Chi nhánh Ba Đình được khái quát qua một số nội dung trình bày dưới đây.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay DAĐT 2.00 3 100 % 1.87 1 100% 2.566 100

Một phần của tài liệu 0062 giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w