XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢIPHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ NGƯỜI CHIL

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi.. (Trang 62)

XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ NGƯỜI CHIL 4.1. Những yếu tố tác đ ng đến sự biến đổi sinh kế của người Chil

Hoạt động sinh kế của người Chil, đến nay vẫn lấy nơng nghiệp làm chính. Sinh kế của các dân tộc di cư đến khu vực này, chia sẻ địa bàn cư trú với người Chil sau năm 1975 cũng vậy. Những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Lang Biang trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới thì sinh kế của người Chil có nhiều biến đổi, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sự biến đổi này không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng dân tộc Chil cũng như cộng đồng dân tộc khác cư trú trong cùng khu vực, nó cịn có tác động nhất định đến mục tiêu phát triển bền vững của Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.

4.1.1. Chính sách đất đai

Trong hàng ngàn năm, đất đai thuộc quyền sở hữu cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng được quyền chiếm hữu, canh tác, khai thác luân phiên trên các vùng đệm, vùng rừng chồi và một phần rừng l i. Ranh giới chiếm hữu có tính chất quy ước, khơng mang tính chất khế ước, khơng có tính định lượng. Tuy khơng có quy định sở hữu, nhưng quyền chiếm hữu, khai thác của từng hộ gia đình đối với khu vực đất rừng và các tài nguyên tự nhiên trên đất là tương đối bền vững, có tính cộng sinh cao.

Sau giải phóng 1975, luật đất đai sửa đổi qua từng giai đoạn, kể cả gần nhất là luật đất đai 2013 đ khơng tính đến, khơng thỏa m n hình thái chiếm hữu đặc thù đ tồn tại này. Đất đai được Nhà nước quy định là sở hữu tồn dân. Diện tích chiếm hữu trong hình thức quy ước bị b i bỏ, người Chil cũng như các dân tộc khác trong khu vực và cả nước chỉ được quyền chiếm hữu trong một diện tích rất nhỏ, theo khung định lượng. Ba khu vực đất đai sinh sống, sản xuất canh tác và thực hành tín ngưỡng bị tách rời nhau. Luật đất đai chỉ thừa nhận quyền chiếm hữu trên diện tích đất ở (thổ cư), thu hẹp dần và cố định hóa quyền chiếm hữu đất khai thác, sản xuất. Phần rừng l i, rừng già, rừng thiêng truyền thống g n với quan niệm và thực hành

tín ngưỡng hồn tồn thuộc về “quy hoạch”, người dân địa phương bị mất quyền chiếm hữu truyền thống. Lối sống du canh du cư không thể tiếp tục. Tập quán hưu canh, bỏ hoang cho đất nghỉ và tự hồi sinh rừng tự nhiên khơng thể thực hiện vì quỹ đất sản xuất khơng cịn đủ bảo đảm nhu cầu trồng trọt, canh tác để cung cấp đủ lương thực. Việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng không thuộc khu vực đất sản xuất bị cấm hồn tồn. K o theo đó, hệ tín ngưỡng vật linh, đa thần của người Chil cũng dần phai mờ và biến mất, vì khơng có hệ sinh thái văn hóa – tín ngưỡng để duy trì.

Thực trạng phá vỡ cấu trúc đất đai và phương thức sản xuất nông nghiệp trên đất này càng trở nên gay g t hơn khi nhà nước quốc hữu hóa đất đai triệt để, giao các khu vực rừng cho các lâm trường, nông trường quản lý, đặc biệt là sau khi khu vực Lang Biang được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mục đích giữ rừng, duy trì mật độ che phủ, bảo tồn hệ động thực vật vườn quốc gia, bảo tồn nguồn gen tự nhiên địa phương là tích cực, cần thiết cho quá trình phát triển chung theo hướng bền vững, nhưng nó lại xung đột sâu s c với quyền lợi, tập quán canh tác, phương thức tự cung tự cấp của cộng đồng người Chil nói riêng, các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên nói chung. Gián tiếp, nó tác động sâu s c và làm thay đổi căn bản các đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào.

Để tiếp tục duy trì cuộc sống, người Chil buộc phải thay đổi nhiều trong cả truyền thống sản xuất lẫn phương thức canh tác. Sự phát triển của các loại hình trồng trọt định canh định cư, các hoạt động canh tác nương rẫy du canh du cư trong truyền thống của người Chil ngày càng thu hẹp và đến nay đ hồn tồn biến mất. Thay vào đó, họ phải canh tác cố định. Các loại cây trồng phục vụ đời sống tự cung tự cấp như lúa, b p, đậu… được giảm dần, thay vào đó là các loại cây cơng nghiệp, trồng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa như cà phê, chè, các loại rau củ chuyên canh, hoa…v.v. Sự thay đổi này đ diễn ra đồng loạt, diễn ra trong quy mơ đến từng hộ gia đình. Thay đổi tập quán canh tác đ giúp cộng đồng người Chil thích nghi dân với hướng sản xuất hàng hóa trong nền

kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những tác động làm thay đổi nhiều “ký ức văn hóa”, phần nào làmnhạt dần một số “cảm xúc dân tộc” của người Chil đối với một số loại cây trồng (và cả vật nuôi) truyền thống.

Để tăng lợi nhuận từ sản xuất, việc xen canh, thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đ trở thành yêu cầu b t buộc, thông qua sự hướng dẫn của các cơ quan, tổ chức khuyến nông. Mặt khác, việc sản xuất trồng trọt cũng khơng thể tiến hành theo hình thức tự phát, dựa hồn tồn vào kinh nghiệm mà buộc phải theo quy trình tổ chức, mùa vụ... r ràng mới có thể đạt hiệu quả. Thay cho kinh nghiệm, người Chil đ tiếp nhận nhiều kiến thức, phương pháp canh tác mới, hiện đại từ sự hướng dẫn của các cơ quan khuyến nông, sự chuyển giao kỹ thuật, yêu cầu của các tổ chức, cá nhân đặt hàng hàng hóa và từ sự học hỏi, được đào tạo đến từng cá nhân người lao động. Một số tri thực địa phương, kinh nghiệm truyền thống và cả tập tục đời sống đ được chấp nhận l ng quên và thay thế.

Để tăng năng suất cây trồng người Chil thường sử dụng phân bón, các loại thuốc trừ sâu… Ứng dụng khoa học, kỹ thuật thời đại trong lý thuyết sinh thái học văn hóa, người Chil đ b t nhịp và thực hành khá tốt. Tuy nhiên, bản thân cộng đồng vì thế cũng đ vấp phải những thách thức thời hiện đại như các dân tộc khác, r nhất là đ góp phần làm ảnh hưởng đến môi trường, biến đổi hệ sinh thái nhanh hơn...

4.1.2. Thực trạng di dân

Đây có thể xem là một trong những tác động quan trọng làm thay đổi hệ sinh thái đời sống – văn hóa của người Chil và nhiều dân tộc khác. Cùng với chính sách định canh định cư, chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm, đẩy mạnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm chuyển biến các hoạt động sinh kế của người Chil tại Khu vực Lang Biang. Xây dựng vùng kinh tế mới là chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tổ chức phân bố lại lao động và dân cư trong cả nước, chuyển một lượng lớn dân cư từ các vùng đồng bằng, thành phố tới các vùng miền núi, trung du, biên giới, hải đảo…. Nhà nước khuyến khích người dân cùng gia quyến chuyển đến làm ăn tại các vùng kinh tế mới. Đối tượng là lao động những vùng nơng thơn có mức bình qnruộng đất thấp và khơng có điều kiện phát triển ngành nghề, lao động ở thành thị thiếu việc làm hoặc khơng có điều kiện để được sử dụng hợp lý,... Lực lượng dân di cư đến Tây Nguyên nói chung, Lâm Đồng nói riêng tương đối phong phú, đa dạng và từ nhiều địa phương khác nhau. Khi đến nơi mới, những người di cư mang theo kinh nghiệm, phương thức sản xuất của địa phương nơi họ sinh sống, làm cho các hoạt động sinh kế ở nơi đây có những biến đổi sâu s c.

Từ khi có chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, bên cạnh những cuộc di dân do Đảng và Nhà nước tổ chức cịn có rất nhiều các cuộc di dân tự do đi tìm vùng đất mới. Đối với tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 1976 – 1986 cũng là giai đoạn có biến động lớn về thành phần dân tộc, kinh tế và dân số. Ngoài những dân tộc địa phương thì các dân tộc khác như Hoa, Tày, Nùng, Thái, Dao, Kinh,… từ phía B c cũng di cư với số lượng lớn đến cư trú ở Lâm Đồng. Chỉ tính riêng trong vịng 10 năm 1976 – 1986, dân số Tây Nguyên tăng 64%, trong đó chủ yếu là tăng cơ học.[42]

Các cuộc di cư đi kinh tế mới đ làm cho số lượng tộc người ở Lâm Đồng tăng lên đáng kể. Trước năm 1976, ở Lâm Đồng có khoảng 15 dân tộc sinh sống thì đến năm 2012 có khoảng 43 dân tộc. Đặc biệt, từ sau 1990 các dân tộc mới di cư đến đ lập thành các làng, các thôn sống gần kề hoặc xem kẽ với dân tộc địa phương. Giai đoạn 1991 – 1995, số người di cư tự do đến Lâm Đồng là 31.544 hộ với 144.442 nhân khẩu; Giai đoạn 1996 – 2000 là 18.604 hộ với 80.302 nhân khẩu;

giai đoạn 2001 – 2012 là 8.001 hộ với 46.996 nhân khẩu.[42]

So với các huyện khác trong tỉnh Lâm Đồng, Khu vực Lang Biang là một trong những vùng đất rộng, cư dân cịn thưa thớt. Đây là vùng đất có nhiều lợi thế và tiềm năng nhưng chưa được chú trọng khai thác. Do đó, trong những năm gần đây dịng người di cư ngày càng đông làm cho dân số Lạc Dương không ngừng gia tăng đ ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất.

Bảng 4.1: Dân số Lạc Dương qua các thời kỳ

Người 21.624 25.693 16.914 20.235 21.402 28.008 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2005, 2010, 2015, 2019

So với những cuộc di dân do Nhà nước tổ chức thì những cuộc di dân tự do đến Lâm Đồng do chưa được trang bị những kiến thức cơ bản nên khi đến vùng đất mới đ tự ý khai phá và canh tác trên những mảnh đất đang hưu canh của các dân tộc tại chỗ. Chính sự thiếu hiểu biết về phương cách sử dụng và chiếm hữu đất đai của dân sở tại là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc tranh chấp đất đai giữa người dân tộc tại chỗ và những người dân di cư tự do.

Như vậy sự xáo trộn cơ cấu dân cư, dân tộc là một trong những nguyên nhân tạo ra những thay đổi nhất định trong đời sống các dân tộc tại chỗ, đặc biệt đối với cộng đồng người Chil.

Nếu như tình trạng, chỉ số đánh giá nhân m n ở đơ thị được đo bằng diện tích đất ở, ở khu vực nơng thơn là đất ở và đất sản xuất thì với đồng bào các dân tộc thiểu số, nó phải được mở rộng bằng thêm hệ số đất đai hình thành nên hệ sinh thái. Sự di dân ồ ạt, cả di dân có tổ chức lẫn di dân tự phát trong 40 năm qua đ khiến tốc độ tăng dân số cơ học ở khu vực Tây Nguyên nói chung, khu vực cư trú của người Chil nói riêng bùng nổ. Nó phá vỡ hồn tồn cấu trúc hệ sinh thái mơi trường, mơi sinh, tạo nên sự khủng hoảng nhân m n nghiêm trọng trong khu vực và trên diện rộng.

Mặt khác, trong khi người Chil thu hẹp quyền hạn, quyền chiếm hữu, khai thác ở các vùng rừng l i, rừng già - nơi từng được g n với truyền thống tín ngưỡng thì các đồn di dân lại có xu hướng ngày càng lấn sâu, chiếm hữu các khu vực này để cư trú và sản xuất. Một mặt, các hoạt động thực hành tín ngưỡng của người Chil bị tách ra khỏi đời sống, mặt khác để thích nghi, họ cũng tự xem phần đất đai được chiếm hữu như một loại hàng hóa có thể đem ra trao đổi, mua bán – điều hồn tồn khơng có trong truyền thống. Lâu dần, khi tư liệu sản xuất là đất đai đ cạn kiệt, những xung đột x hội sẽ có khả năng bùng phát, nhất là khi có sự kích động về tơngiáo, s c tộc. Mâu thuẫn, xung đột này đ tồn tại trong thực tế. Tuy các chính sách, biện pháp của nhà nước vẫn đang phát huy tác dụng, chưa để xảy ra bùng phát xung đột, song nguy cơ này là thực tế tiềm ẩn, có thể xảy ra nếu nó thành bản chất trên diện rộng.

Dân số tiếp tục tăng ngay từ quy mơ gia đình, trong khi đ canh tác cố định hóa với diện tích đất chiếm hữu khơng đổi, nên kinh tế hộ gia đình của người Chil sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi quy luật “năng suất biên tế giảm dần” (số lượng lao động tăng, diện tích đất sản xuất giữ ngun), gây khó khăn cho đời sống. Các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất có thể giúp tăng năng suất trên cùng một diện tích canh tác, nhưng lại giảm nếu tính theo năng suất lao động đầu người. Tình trạng này đang diễn ra ngày càng gay g t, tiềm ẩn những xung đột về mặt x hội.

Để cân bằng các tác động tiêu cực, người Chil đang tự thích nghi dần với thực tế chia sẻ khơng gian cộng sinh. Một bộ phận lao động người Chil, nhất là lao động trẻ đ được đào tạo để hướng đến tham gia các ngành nghề lao động phi truyền thống khác, ở cả trong và ngoài địa bàn cư trú. Sự thay đổi tích cực này đang diễn ra nhanh, mạnh, vừa giúp cộng đồng người Chil thích nghi hơn với sự thay đổi của hệ sinh thái văn hóa, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự phát triển và hội nhập bền vững.

4.1.3. Kinh tế hàng hóa và q trình hội nhập

Từ sau năm 1986, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với mục tiêu là phát triển sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo. Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, Nhà nước đ có những chính sách hỗ trợ cho người dân như trợ giá hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cây giống vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật,….

Năm 1989, Nhà nước cho ph p và tạo điều kiện cho lưu thơng, bn bán đường dài liên tỉnh. Do đó đ có nhiều người ở miền xi lên giao lưu bn bán ở các vùng xa xôi hẻo lánh là nơi sinh sống của các dân tộc tại chỗ ở Lâm Đồng. Họđưa lên bán những mặt hàng mà người dân tại chỗ cần và thu mua tất cả những mặt hàng nông sản của đồng bào. Thương mại đối lưu đ tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận, được cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống và sản xuất nơng nghiệp. Thay vì tự cung tự cấp thì nay người đồng bào đ dần tiếp cận nền kinh tế hàng hóa theo quy luật thị trường.

Như vậy, kinh tế thị trường và q trình hội nhập đ có ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc tại chỗ ở Lâm Đồng, đặc biệt là người Chil. Và sự biến đổi đó được thể hiện r trong hoạt động sinh kế của người Chil cũng là một tất yếu khách quan. Một bộ phận các hộ gia đình trẻ thiếu đất khơng có lựa chọn khác sẽ tham gia vào quy trình nhận bảo vệ và chăm sóc rừng, thành cơng nhân nông nghiệp trong một số lâm trường, trang trại nông nghiệp tại địa phương. Đây là thay đổi quan trọng, là sự thích nghi sinh kế trước tình trạng đất sản xuất nơng nghiệp truyền thống tính trên đầu người ngày càng bị thu hẹp. Đánh giá trên cơ sở lý thuyết sinh thái học văn hóa, sự thay đổi này đang diễn ra khá nhanh, rộng và đều kh p trong cộng đồng người Chil, có tác dụng tăng khả năng hội nhập và cùng các cộng đồng dân tộc khác trên cùng địa bàn phát triển khá tốt.

Trước đây, khai thác tự nhiên chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống cho gia đình. Do được tự do khai thác, người Chil xem việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên là cho chính mình nên họ tn thủ chặt chẽ các quy ước cộng đồng như không săn thú vào mùa sinh nở, không “ăn ong” trong mùa chia đàn, không chặt cây để hái quả,... Nay, việc khai thác tự nhiên gần như bị cấm, nhưng nó đem lại nguồn thu đáng kể cho thu nhập, lại bị cạnh tranh bởi các nhóm, dân tộc khác nên một bộ phận người Chil đ phá bỏ các luật lệ truyền thống. Việc khai thác theo xu hướng

Một phần của tài liệu Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi.. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w