7. Kết cấu của luậnán
4.3. Giảipháp phát triển sinh kế bền vững cho ngườiChil ở Khu dự trữ sinh
Qua điền dã thực địa, chúng tôi nhận thấy rằng sự biến đổi về mọi mặt kinh tế - xã hội - văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong cộng đồng người Chil, cũng như mọi dân tộc khác. Vấn đề này đặt ra những thách thức rất lớn cho việc phát triển bền vững của người Chil ở Khu vực Lang Biang. Đó là những thách thức trong việc giải quyết hài hòa những mâu thuẫn, xung đột giữa hai mặt phát triển kinh tế và duy trì, bảo tồn tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.
Cốt lõi, tiền đề của vấn đề nằm ở giải pháp sinh kế. Khi đời sống kinh tế kém hoặc chậm phát triển, cơ sở cho việc bảo tồn, phát huy, phát triển các mặt khác sẽ bị phá vỡ, khó tạo ra được động lực để phát triển bền vững. Ngược lại, những thay đổi tích cực trong các hoạt động sinh kế giúp cộng đồng dân tộc phát triển về kinh tế sẽ là những nhân tố tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Tuy có nhiều khó khăn, song vấn đề cải thiện sinh kế của người Chil trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang cũng đ có những tiền đề tích cực, nhiều hướng giải quyết khả thi. Nếu có được chính sách đúng đ n, lựa chọn giải pháp xã hội phù hợp, tranh thủ được sự đồng thuận của cộng đồng dân tộc, việc ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào người Chil ở KDTSQ Lang Biang sẽ đi vào chiều sâu, hiệu quả với yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực này. Ở chiều ngược lại, bảo vệ được rừng cũng là bảo vệ được hệ sinh thái văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc có tập quán sinh sống dựa vào rừng, ở khu vực rừng. Như vậy, cốt lõi của vấn đề là cần có những chiến lược, chính sách phát triển sinh kế dân tộc một cách bền vững g n chặt với công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên khu vực Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang.